■  Công khai báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường Cơ sở "Siêu thị Co.opmart Foodcosa" tại số 304A Quang Trung, Phường 11, quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh của Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ Đồng Thịnh  (17/04)
■  Công khai báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường Cơ sở "Siêu thị Co.opmart Đỗ Văn Dậy" tại số 18 Đỗ Văn Dậy, ấp Tân Thới 1, xã Tân Hiệp, huyện Hóc Môn TP.HCM của Liên hiệp Hợp tác xã Thương mại Thành phố Hồ Chí Minh  (17/04)
■  Về cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đối với căn nhà đã xây dựng của Công ty Cổ phần ThuThiemGroup  (17/04)
■  Về cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đối với 15 nền đất đã đầu tư xây dựng của Công ty TNHH Một thành viên Xây dựng và Kinh doanh nhà Phú Nhuận  (17/04)
■  Về cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất tại Khu nhà ở Hai Thành, phường Bình Trị Đông B, quận Bình Tân của Công ty TNHH Sản xuất Kinh doanh Hai Thành  (17/04)
■  Thông báo kết quả kiểm tra hiện trạng sử dụng đất, nhà ở, công trình xây dựng và điều kiện chuyển nhượng quyền sử dụng đất, bán nhà ở của chủ đầu tư  (17/04)
■  Về cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đối với căn nhà đã xây dựng của Công ty Cổ phần ThuThiemGroup  (17/04)
■  Tổ chức các hoạt động hưởng ứng Tuần lễ Quốc gia Nước sạch và vệ sinh môi trường trên địa bàn TPHCM năm 2024  (17/04)
■  Tạo chuyển biến rõ nét về vệ sinh môi trường tại các khu dân cư, cơ quan, đơn vị  (17/04)
■  Nâng cao chất lượng triển khai công tác khảo sát và sự hài lòng của người dân, doanh nghiệp đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước  (17/04)
 
  • Sống thân thiện với môi trường
 

SỐ LƯỢT TRUY CẬP

4
9
6
2
3
1
2
8
Công tác quản lý môi trường 29 Tháng Mười 2021 11:10:00 SA

MỘT SỐ NỘI DUNG QUY ĐỊNH TẠI THÔNG TƯ 15/2021/TT-BTNMT NGÀY 31/8/2021 CỦA BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG QUY ĐỊNH GIÁM ĐỊNH TƯ PHÁP TRONG LĨNH VỰC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

 

Ngày 31 tháng 08 năm 2021, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ban hành Thông tư số 15/2021/TT-BTNMT quy định giám định tư pháp trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường (có hiệu lực kể từ ngày 15/10/2021) thay thế Thông tư số 44/2014/TT-BTNMT ngày 01 tháng 8 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về giám định tư pháp trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường và Thông tư số 45/2014/TT-BTNMT ngày 01 tháng 8 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về hồ sơ giám định tư pháp và mẫu giám định tư pháp trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường.

 

Thông tư số 15/2021/TT-BTNMT quy định về giám định tư pháp trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường, gồm: tiêu chuẩn, hồ sơ, thẩm quyền, trình tự, thủ tục bổ nhiệm, miễn nhiệm, cấp, thu hồi thẻ giám định viên tư pháp; tiêu chuẩn, điều kiện, công nhận, hủy bỏ, đăng tải danh sách người giám định tư pháp theo vụ việc, tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc và thực hiện giám định tư pháp trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường.

 

Sở Tài nguyên và Môi trường đã tóm tắt một số quy định cơ bản để hỗ trợ quý cơ quan trong việc nắm bắt các quy định của Thông tư để triển khai, áp dụng, cụ thể như sau:

 

I. LĨNH VỰC, QUY CHUẨN CHUYÊN MÔN GIÁM ĐỊNH TƯ PHÁP TRONG LĨNH VỰC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

1. Lĩnh vực bao gồm: đất đai; tài nguyên nước; tài nguyên khoáng sản, địa chất; môi trường; khí tượng thủy văn; biến đổi khí hậu; đo đạc và bản đồ; quản lý tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi trường biển và hải đảo; viễn thám.

2. Việc giám định tư pháp trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường được thực hiện theo tiêu chuẩn, quy chuẩn, quy định kỹ thuật và các văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường.

II. TIÊU CHUẨN, HỒ SƠ, THẨM QUYỀN, TRÌNH TỰ, THỦ TỤC BỔ NHIỆM VÀ CẤP THẺ GIÁM ĐỊNH VIÊN TƯ PHÁP TRONG LĨNH VỰC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

Tiêu chuẩn, hồ sơ, thẩm quyền, trình tự, thủ tục bổ nhiệm giám định viên tư pháp trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường được thực hiện theo quy định tại Điều 7, Điều 8, Điều 9 Luật Giám định tư pháp; điểm a, điểm b khoản 4 và điểm a, điểm b khoản 5 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giám định tư pháp

Điều 7. Tiêu chuẩn bổ nhiệm giám định viên tư pháp

1. Công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam có đủ các tiêu chuẩn sau đây có thể được xem xét, bổ nhiệm giám định viên tư pháp:

a) Có sức khỏe, phẩm chất đạo đức tốt;

b) Có trình độ đại học trở lên và đã qua thực tế hoạt động chuyên môn ở lĩnh vực được đào tạo từ đủ 05 năm trở lên.

Trường hợp người được đề nghị bổ nhiệm giám định viên pháp y, pháp y tâm thần, kỹ thuật hình sự đã trực tiếp giúp việc trong hoạt động giám định ở tổ chức giám định pháp y, pháp y tâm thần, kỹ thuật hình sự thì thời gian hoạt động thực tế chuyên môn từ đủ 03 năm trở lên;

c) Đối với người được đề nghị bổ nhiệm giám định viên tư pháp trong lĩnh vực pháp y, pháp y tâm thần và kỹ thuật hình sự phải có chứng chỉ đã qua đào tạo hoặc bồi dưỡng nghiệp vụ giám định.

2. Người thuộc một trong các trường hợp sau đây không được bổ nhiệm giám định viên tư pháp:

a) Mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự;

b) Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; đã bị kết án mà chưa được xoá án tích về tội phạm do vô ý hoặc tội phạm ít nghiêm trọng do cố ý; đã bị kết án về tội phạm nghiêm trọng, tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do cố ý;

c) Đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã, phường, thị trấn, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc hoặc đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc.

3. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ quy định chi tiết khoản 1 Điều này đối với giám định viên tư pháp ở lĩnh vực thuộc thẩm quyền quản lý sau khi thống nhất ý kiến với Bộ trưởng Bộ Tư pháp.

Điều 8. Hồ sơ đề nghị bổ nhiệm giám định viên tư pháp

1. Văn bản đề nghị bổ nhiệm giám định viên tư pháp.

Khoản này được sửa đổi bởi Điểm a Khoản 4 Điều 1 Luật Giám định tư pháp sửa đổi 2020

Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giám định tư pháp

...

4. Sửa đổi, bổ sung một số khoản của Điều 8 như sau:

a) Sửa đổi, bổ sung khoản 1 như sau:

“1. Văn bản đề nghị bổ nhiệm giám định viên tư pháp của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền đề nghị quy định tại khoản 2 Điều 9 của Luật này hoặc đơn đề nghị bổ nhiệm giám định viên tư pháp của cá nhân đã là giám định viên tư pháp nhưng bị miễn nhiệm do nghỉ hưu hoặc thôi việc để thành lập Văn phòng giám định tư pháp.”;

2. Bản sao bằng tốt nghiệp đại học trở lên phù hợp với lĩnh vực chuyên môn được đề nghị bổ nhiệm.

3. Sơ yếu lý lịch và Phiếu lý lịch tư pháp.

Khoản này được sửa đổi bởi Điểm b Khoản 4 Điều 1 Luật Giám định tư pháp sửa đổi 2020

Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giám định tư phá

...

4. Sửa đổi, bổ sung một số khoản của Điều 8 như sau:

...

b) Sửa đổi, bổ sung khoản 3 như sau:

“3. Sơ yếu lý lịch và Phiếu lý lịch tư pháp. Trường hợp người được đề nghị bổ nhiệm giám định viên tư pháp đang là công chức, viên chức, sĩ quan quân đội, sĩ quan công an nhân dân, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng thì không cần có Phiếu lý lịch tư pháp.”.

4. Giấy xác nhận về thời gian thực tế hoạt động chuyên môn của cơ quan, tổ chức nơi người được đề nghị bổ nhiệm làm việc.

5. Chứng chỉ đào tạo hoặc bồi dưỡng nghiệp vụ giám định đối với người được đề nghị bổ nhiệm giám định viên tư pháp trong lĩnh vực pháp y, pháp y tâm thần và kỹ thuật hình sự.

6. Các giấy tờ khác chứng minh người được đề nghị bổ nhiệm đủ tiêu chuẩn theo quy định của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ có thẩm quyền quản lý lĩnh vực giám định.

Điều 9. Thẩm quyền, trình tự, thủ tục bổ nhiệm giám định viên tư pháp

Tên Điều này được sửa đổi bởi Điểm a Khoản 5 Điều 1 Luật Giám định tư pháp sửa đổi 2020

Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giám định tư pháp

...

5. Sửa đổi, bổ sung tên điều và một số khoản của Điều 9 như sau:

a) Sửa đổi, bổ sung tên điều như sau:

Điều 9. Thẩm quyền, trình tự, thủ tục bổ nhiệm giám định viên tư pháp và cấp thẻ giám định viên tư pháp”;

1. Bộ trưởng Bộ Y tế bổ nhiệm giám định viên pháp y, giám định viên pháp y tâm thần hoạt động tại các cơ quan ở trung ương.

Bộ trưởng Bộ Công an bổ nhiệm giám định viên kỹ thuật hình sự hoạt động tại các cơ quan ở trung ương.

Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ bổ nhiệm giám định viên tư pháp hoạt động trong các lĩnh vực khác tại các cơ quan ở trung ương thuộc phạm vi quản lý.

Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh) bổ nhiệm giám định viên tư pháp ở địa phương.

2. Bộ Quốc phòng, Bộ Công an có trách nhiệm lựa chọn người có đủ tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 Điều 7 của Luật này đề nghị Bộ trưởng Bộ Y tế bổ nhiệm giám định viên pháp y thuộc bộ mình.

Bộ Quốc phòng có trách nhiệm lựa chọn người có đủ tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 Điều 7 của Luật này, đề nghị Bộ trưởng Bộ Công an bổ nhiệm giám định viên kỹ thuật hình sự thuộc bộ mình.

Thủ trưởng đơn vị thuộc bộ, cơ quan ngang bộ được giao quản lý hoạt động giám định tư pháp có trách nhiệm lựa chọn người có đủ tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 Điều 7 của Luật này, đề nghị Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ bổ nhiệm giám định viên tư pháp ở lĩnh vực giám định thuộc thẩm quyền quản lý.

Người đứng đầu cơ quan chuyên môn của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý lĩnh vực giám định tư pháp chủ trì, phối hợp với Giám đốc Sở Tư pháp lựa chọn người có đủ tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 Điều 7 của Luật này, tiếp nhận hồ sơ của người đề nghị bổ nhiệm giám định viên tư pháp quy định tại Điều 8 của Luật này, đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh bổ nhiệm giám định viên tư pháp ở địa phương.

Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định bổ nhiệm giám định viên tư pháp. Trường hợp từ chối thì phải thông báo cho người đề nghị bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Khoản này được sửa đổi bởi Điểm b Khoản 5 Điều 1 Luật Giám định tư pháp sửa đổi 2020

Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giám định tư pháp

...
5. Sửa đổi, bổ sung tên điều và một số khoản của Điều 9 như sau:

...

b) Sửa đổi, bổ sung khoản 2 như sau:

“2. Bộ Quốc phòng, Bộ Công an có trách nhiệm lựa chọn người có đủ tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 Điều 7 của Luật này, đề nghị Bộ trưởng Bộ Y tế bổ nhiệm giám định viên pháp y thuộc bộ mình.

Bộ Quốc phòng, Viện kiểm sát nhân dân tối cao có trách nhiệm lựa chọn người có đủ tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 Điều 7 của Luật này, đề nghị Bộ trưởng Bộ Công an bổ nhiệm giám định viên kỹ thuật hình sự thuộc bộ, ngành mình.

Thủ trưởng đơn vị thuộc bộ, cơ quan ngang bộ được giao quản lý hoạt động giám định tư pháp có trách nhiệm lựa chọn người có đủ tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 Điều 7 của Luật này, đề nghị Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ bổ nhiệm giám định viên tư pháp ở lĩnh vực giám định thuộc thẩm quyền quản lý.

Người đứng đầu cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý lĩnh vực giám định tư pháp có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Giám đốc Sở Tư pháp lựa chọn người có đủ tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 Điều 7 của Luật này, tiếp nhận hồ sơ của người đề nghị bổ nhiệm giám định viên tư pháp quy định tại Điều 8 của Luật này, đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh bổ nhiệm giám định viên tư pháp ở địa phương.

Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định bổ nhiệm giám định viên tư pháp. Trường hợp từ chối thì phải thông báo cho người đề nghị bằng văn bản và nêu rõ lý do.”;

3. Bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm lập, đăng tải danh sách giám định viên tư pháp trên cổng thông tin điện tử của bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, đồng thời gửi Bộ Tư pháp để lập danh sách chung về giám định viên tư pháp.

Điều này được bổ sung bởi Điểm c Khoản 5 Điều 1 Luật Giám định tư pháp sửa đổi 2020

Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giám định tư pháp

...

5. Sửa đổi, bổ sung tên điều và một số khoản của Điều 9 như sau:

...

c) Bổ sung khoản 4 vào sau khoản 3 như sau:

“4. Người được bổ nhiệm giám định viên tư pháp được cấp thẻ giám định viên tư pháp.

Người có thẩm quyền bổ nhiệm giám định viên tư pháp quy định tại khoản 1 Điều này có thẩm quyền cấp mới, cấp lại thẻ giám định viên tư pháp.

Mẫu thẻ, trình tự, thủ tục cấp mới, cấp lại thẻ giám định viên tư pháp được thực hiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Tư pháp.”.

III. ĐIỀU KIỆN CỦA TỔ CHỨC GIÁM ĐỊNH TƯ PHÁP THEO VỤ VIỆC TRONG LĨNH VỰC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

Đủ điều kiện theo quy định tại Điều 19 của Luật Giám định tư pháp được Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh lựa chọn, công nhận tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường.

Điều 19. Tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc

1. Tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc phải có đủ điều kiện sau đây:

a) Có tư cách pháp nhân;

b) Có hoạt động chuyên môn phù hợp với nội dung được trưng cầu, yêu cầu giám định;

c) Có điều kiện về cán bộ chuyên môn, cơ sở vật chất bảo đảm cho việc thực hiện giám định tư pháp.

2. Tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc thực hiện giám định theo trưng cầu, yêu cầu giám định theo quy định của Luật này. Người đứng đầu tổ chức có trách nhiệm tiếp nhận và phân công người thực hiện giám định tư pháp.

3. Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan chuyên môn của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ thực hiện giám định tư pháp theo trưng cầu của người trưng cầu giám định.

IV. LỰA CHỌN, TIẾP NHẬN QUYẾT ĐỊNH TRƯNG CẦU TRỰC TIẾP CÁ NHÂN, TỔ CHỨC GIÁM ĐỊNH TƯ PHÁP TRONG LĨNH VỰC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

1. Người trưng cầu giám định quyết định lựa chọn giám định viên tư pháp, người giám định tư pháp theo vụ việc, tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc (gọi tắt là cá nhân, tổ chức giám định) trong danh sách đã được đăng tải theo quy định tại Thông tư này để thực hiện giám định; trường hợp không lựa chọn được, người trưng cầu giám định đề nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giới thiệu cá nhân, tổ chức ngoài danh sách đã được đăng tải để thực hiện giám định.

2. Quyết định trưng cầu giám định của người trưng cầu giám định trưng cầu trực tiếp cá nhân giám định phải được gửi cho đơn vị thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường, Sở Tài nguyên và Môi trường nơi có cá nhân giám định được trưng cầu trực tiếp; trường hợp trưng cầu trực tiếp tổ chức giám định thì quyết định trưng cầu giám định phải gửi đến Vụ Pháp chế hoặc Sở Tài nguyên và Môi trường.

3. Khi nhận được quyết định trưng cầu giám định, đơn vị thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường, Sở Tài nguyên và Môi trường có cá nhân, tổ chức giám định được trưng cầu trực tiếp có trách nhiệm:

a) Gửi quyết định trưng cầu giám định cho cá nhân, tổ chức giám định được trưng cầu trực tiếp;

b) Thông báo bằng văn bản cho Vụ Pháp chế, Sở Tài nguyên và Môi trường về quyết định trưng cầu giám định để tổng hợp, theo dõi; trừ trường hợp quyết định trưng cầu giám định do Vụ Pháp chế hoặc Sở Tài nguyên và Môi trường gửi đến;

c) Tạo điều kiện cho cá nhân, tổ chức được trưng cầu trực tiếp thực hiện giám định tư pháp theo yêu cầu của người trưng cầu giám định.

4. Việc thỏa thuận giám định tư pháp giữa người trưng cầu giám định và cá nhân, tổ chức giám định được thể hiện bằng hợp đồng hoặc bằng hình thức văn bản khác theo quy định của pháp luật.

5. Cá nhân, tổ chức giám định được trưng cầu trực tiếp có quyền từ chối giám định trong trường hợp nội dung giám định không thuộc lĩnh vực quy định tại Điều 3 Thông tư này hoặc thuộc các trường hợp quy định tại Điều 34 Luật Giám định tư phápkhoản 7, khoản 14 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giám định tư pháp.

V. TIẾP NHẬN TRƯNG CẦU GIÁM ĐỊNH TƯ PHÁP ĐỐI VỚI BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG, ỦY BAN NHÂN DÂN CẤP TỈNH

1. Vụ Pháp chế là đơn vị đầu mối tiếp nhận quyết định trưng cầu giám định của người trưng cầu giám định đối với Bộ Tài nguyên và Môi trường; tham mưu Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường thực hiện giám định tư pháp theo yêu cầu của người trưng cầu giám định.

2. Sở Tài nguyên và Môi trường là đơn vị đầu mối tiếp nhận trưng cầu giám định của người trưng cầu giám định đối với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; tham mưu Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện giám định tư pháp theo yêu cầu của người trưng cầu giám định.

3. Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được quyết định trưng cầu giám định, Vụ Pháp chế chủ trì, phối hợp với đơn vị có liên quan trực thuộc Bộ lựa chọn, trình Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quyết định cử cá nhân, tổ chức giám định đã được công nhận, đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Tài nguyên và Môi trường để thực hiện giám định.

4. Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được quyết định trưng cầu giám định, Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm lựa chọn, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định cử cá nhân, tổ chức giám định đã được công nhận, đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Sở Tài nguyên và Môi trường để thực hiện giám định.

5. Bộ Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh từ chối giám định trong trường hợp nội dung trưng cầu giám định không thuộc lĩnh vực giám định tư pháp quy định tại khoản 1 Điều 3 Thông tư này hoặc thuộc các trường hợp quy định tại Điều 34 Luật Giám định tư phápkhoản 7, khoản 14 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giám định tư pháp.

VI. BÀN GIAO KẾT LUẬN GIÁM ĐỊNH TƯ PHÁP TRONG LĨNH VỰC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

1. Cá nhân, tổ chức giám định có trách nhiệm bàn giao kết luận giám định cho người trưng cầu giám định. Biên bản bàn giao kết luận giám định tư pháp theo mẫu quy định tại Phụ lục VII ban hành kèm theo Thông tư này.

2. Cá nhân, tổ chức thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường, Sở Tài nguyên và Môi trường được cử thực hiện giám định có trách nhiệm gửi kết luận giám định cho người trưng cầu giám định; đồng thời gửi về Vụ Pháp chế, Sở Tài nguyên và Môi trường để theo dõi việc thực hiện giám định.

VII. THỜI HẠN THỰC HIỆN GIÁM ĐỊNH TRONG LĨNH VỰC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

1. Thời hạn giám định tư pháp trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường tối đa là 03 tháng; trừ trường hợp quy định tại khoản 16 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giám định tư pháp; trường hợp vụ việc có nội dung giám định liên quan đến hai lĩnh vực quy định tại Điều 3 Thông tư này trở lên hoặc vụ việc có tính chất phức tạp, liên quan đến nhiều cá nhân, tổ chức thì thời hạn giám định tối đa là 04 tháng.

2. Thời hạn giám định tư pháp trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường được tính từ ngày Bộ Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nhận được quyết định trưng cầu của người trưng cầu giám định kèm theo đầy đủ hồ sơ, đối tượng giám định, thông tin, tài liệu, đồ vật, mẫu vật cần thiết cho việc giám định hoặc từ ngày cá nhân, tổ chức được trưng cầu trực tiếp nhận được quyết định trưng cầu của người trưng cầu giám định kèm theo đầy đủ hồ sơ, đối tượng giám định, thông tin, tài liệu, đồ vật, mẫu vật cần thiết cho việc giám định.

Trong quá trình thực hiện giám định, trường hợp cần phải bổ sung thêm hồ sơ, tài liệu làm cơ sở cho việc giám định thì cá nhân, tổ chức được trưng cầu có văn bản đề nghị người đã trưng cầu giám định bổ sung hồ sơ, tài liệu. Thời gian từ khi cá nhân, tổ chức được trưng cầu giám định có văn bản đề nghị đến khi nhận được hồ sơ, tài liệu bổ sung không tính vào thời hạn giám định.

3. Trường hợp cần thiết, thời hạn giám định tư pháp có thể được gia hạn theo quyết định của người trưng cầu giám định nhưng không quá một phần hai thời hạn giám định tối đa quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.

4. Trường hợp có vấn đề phát sinh hoặc có cơ sở cho rằng vụ việc giám định không thể hoàn thành đúng thời hạn thì tổ chức, cá nhân giám định phải kịp thời thông báo bằng văn bản, nêu rõ lý do cho người trưng cầu giám định và thời gian dự kiến hoàn thành, ra kết luận giám định./.

Trong quá trình triển khai thực hiện, nếu phát sinh khó khăn, vướng mắc, đề nghị quý cơ quan thông tin cho Sở Tài nguyên và môi trường để tổng hợp, tham mưu Ủy ban nhân dân Thành phố kiến nghị các cơ quan ở Trungn ương hướng dẫn, giải quyết.

SỞ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG



 

 

 

 

 


Số lượt người xem: 2032    

TIN MỚI HƠN

TIN ĐÃ ĐƯA

Xem tiếp
Xem theo ngày Xem theo ngày
Tìm kiếm