■  Công khai báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường Cơ sở "Siêu thị Co.opmart Foodcosa" tại số 304A Quang Trung, Phường 11, quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh của Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ Đồng Thịnh  (17/04)
■  Công khai báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường Cơ sở "Siêu thị Co.opmart Đỗ Văn Dậy" tại số 18 Đỗ Văn Dậy, ấp Tân Thới 1, xã Tân Hiệp, huyện Hóc Môn TP.HCM của Liên hiệp Hợp tác xã Thương mại Thành phố Hồ Chí Minh  (17/04)
■  Về cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đối với căn nhà đã xây dựng của Công ty Cổ phần ThuThiemGroup  (17/04)
■  Về cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đối với 15 nền đất đã đầu tư xây dựng của Công ty TNHH Một thành viên Xây dựng và Kinh doanh nhà Phú Nhuận  (17/04)
■  Về cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất tại Khu nhà ở Hai Thành, phường Bình Trị Đông B, quận Bình Tân của Công ty TNHH Sản xuất Kinh doanh Hai Thành  (17/04)
■  Thông báo kết quả kiểm tra hiện trạng sử dụng đất, nhà ở, công trình xây dựng và điều kiện chuyển nhượng quyền sử dụng đất, bán nhà ở của chủ đầu tư  (17/04)
 
  • Sống thân thiện với môi trường
 

SỐ LƯỢT TRUY CẬP

4
9
6
4
0
8
3
6
Tin tức sự kiện 02 Tháng Bảy 2013 9:05:00 SA

Cộng đồng tham gia cải thiện môi trường

Hệ thống kênh rạch chằng chịt, xuyên suốt từ nội thành đến ngoại thành được đánh giá là ưu điểm nhưng cũng là nhược điểm của TPHCM. Ưu điểm là hệ thống kênh rạch này đã góp phần tạo nên cảnh quan tuyệt đẹp cho thành phố nhưng sự ô nhiễm hệ thống kênh rạch kéo dài nhiều năm qua đã biến ưu điểm trên thành nhược điểm. Làm thế nào để phát huy ưu điểm đồng thời hạn chế nhược điểm trên đang là bài toán hết sức nan giải của chính quyền thành phố.

Nhiều hội thảo lấy ý kiến các cơ quan chức năng, chuyên gia, cộng đồng đã được tổ chức với mong muốn tìm ra sáng kiến giải quyết thực trạng ô nhiễm kênh rạch. Và đa số đã đồng thuận với việc học tập kinh nghiệm từ Singapore. Chính các chuyên gia Singapore đã cho biết, trở lại thập niên 60, hệ thống kênh rạch và biển của Singapore cũng ở trong tình trạng ô nhiễm không khác gì hệ thống kênh rạch của thành phố hiện nay. Chính quyền địa phương đã tốn không ít kinh phí cải tạo nguồn nước kênh rạch. Song kết quả đạt được hết sức khiêm tốn. Nguyên nhân là do chính quyền chưa phát huy được vai trò của cộng đồng – những người sinh sống trực tiếp tại hệ thống kênh rạch đó. Chỉ trong một thời gian ngắn sau khi chính quyền đã cải thiện hệ thống kênh rạch, người dân và doanh nghiệp vẫn tiếp tục thải những chất thải gây ô nhiễm xuống kênh rạch. Và tình trạng ô nhiễm trở lại như cũ.

Thay đổi cách làm là cần thiết. Một sáng kiến đã được Chính phủ Singapore triển khai ngay, đó là chính quyền kết hợp với cộng đồng cùng thực hiện dự án cải thiện chất lượng môi trường. Trong đó, chính quyền đóng vai trò hướng dẫn, còn cộng đồng mới là người thực hiện chính. Cụ thể, trước khi cải tạo hệ thống kênh rạch của một khu dân cư nào đó, chính quyền địa phương sẽ phải làm việc với cộng đồng để hướng dẫn xây dựng đề án cải thiện hiện trạng môi trường bị ô nhiễm. Sau khi dự án cải thiện được xây dựng hoàn tất, chính quyền sẽ giao toàn bộ phần triển khai cho cộng đồng địa phương thực hiện. Điều này xuất phát từ nguyên tắc thực tế là không ai có thể hiểu tác nhân gây ô nhiễm cũng như giải pháp nào có thể ngăn chặn những tác nhân đó bằng chính cộng đồng địa phương. Và không ai có thể bảo vệ thành quả của dự án cải thiện chất lượng môi trường bằng chính những người thực hiện. Với cách làm trên, chỉ trong vòng chưa đầy 10 năm, một Singapore với một bộ mặt hoàn toàn khác đã được hình thành mà ở đó, mỗi công trình cải thiện chất lượng môi trường đạt được đều in dấu rất sâu đậm vai trò của cộng đồng.

Trở lại hiện trạng chất lượng kênh rạch của thành phố cho thấy, phần lớn hệ thống kênh rạch đều trong tình trạng ô nhiễm nghiêm trọng. Số ít đã được thành phố đầu tư cải thiện nhưng tính bền vững không cao. Nguyên nhân là thiếu sự tham gia bảo vệ từ phía cộng đồng, thậm chí chính cộng đồng địa phương lại là nhân tố gây nên tình trạng tái lập ô nhiễm. Thành phố không thể mãi đổ tiền tỷ từ ngân sách để duy trì hiệu quả cải thiện chất lượng kênh rạch mà cần thiết phải thay đổi cách làm. Theo đó, phải xây dựng những công trình cải thiện chất lượng môi trường có dấu ấn của cộng đồng địa phương. Có như vậy mới phát huy trách nhiệm của họ với những công trình do mình góp sức tạo nên. Và đó chính là bí quyết để duy trì chất lượng môi trường sống ngày càng xanh, sạch hơn.

PHÚC ANH


 


Số lượt người xem: 4134    

TIN MỚI HƠN

TIN ĐÃ ĐƯA

Xem tiếp
Xem theo ngày Xem theo ngày
Tìm kiếm