• Sống thân thiện với môi trường
 

SỐ LƯỢT TRUY CẬP

4
9
7
2
8
4
8
3
Tin tức sự kiện 08 Tháng Bảy 2014 2:55:00 CH

Thanh, kiểm tra trong lĩnh vực tài nguyên môi trường: Vi phạm đất đai, khoáng sản chiếm tỷ lệ cao

(TN&MT) - Xác định năm 2014 là năm tăng cường công tác thanh kiểm tra, Bộ TN&MT đã đẩy mạnh việc này và coi đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm. Qua thanh kiểm tra trên diện rộng với nhiều nội dung về quản lý Nhà nước trên lĩnh vực TN&MT cho thấy những vi phạm về quản lý và sử dụng đất đai vẫn chiếm tỷ lệ cao.

Sai phm nhiu

 
Theo ông Lê Quốc Trung, Chánh Thanh tra Bộ, 6 tháng đầu năm 2014, toàn ngành đã triển khai 1.187 cuộc thanh, kiểm tra đối với hơn 3.013 tổ chức, cá nhân (trong đó có 1 cuộc thanh tra chuyên đề diện rộng), đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện 473 kết luận thanh tra. Qua đó đã kiến nghị truy thu nộp ngân sách Nhà nước 1 tỷ 462 triệu đồng, kiến nghị thu hồi 850 ha đất, xử phạt vi phạm hành chính 841 tổ chức, cá nhân với số tiền 51 tỷ 113 triệu đồng.
 
Qua thanh, kiểm tra đã phát hiện nhiều sai phạm của các tổ chức, doanh nghiệp trong các lĩnh vực. Cụ thể như kết quả thanh kiểm tra về đất đai ngành đã tiến hành 212 cuộc với 662 tổ chức, cá nhân. Trong đó, Tổng cục Quản lý đất đai đang tiến hành 1 cuộc thanh tra về việc chấp hành pháp luật về đất đai của 3 tổ chức xử dụng đất đầu tư dự án Khu đô thị, khu nhà ở ở Nghệ An; Sở TN&MT các tỉnh đã tiến hành 211 cuộc kiểm tra với 659 tổ chức, cá nhân. Kết quả là đã phát hiện hơn 42% số tổ chức cá nhân vi phạm trong quản lý và sử dụng đất. Các hành vi vi phạm chủ yếu là sử dụng đất không đúng mục đích, không hoặc chậm đưa đất vào sử dụng... Còn trong lĩnh vực  khoáng sản, ngành đã tiến hành 155 cuộc thanh kiểm tra theo kế hoạch và đột xuất việc chấp hành pháp luật của 559 tổ chức, cá nhân và đã phát hiện hơn 54% vi phạm. Đáng lưu ý, số tổ chức, cá nhân khai thác không phép chiếm tỷ lệ rất cao với  hơn 67%.
 
Vi phạm đất đai chủ yếu là chậm đưa đất vào sử dụng. Ảnh: H. Minh
 
 
X lý hn chế
 
Theo ông Lê Văn Lịch, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý đất đai, các sai phạm chủ yếu trong lĩnh vực đất đai là ở đất của các tổ chức, với các hành vi vi phạm đất đai chủ yếu là chậm đưa đất vào sử dụng, sử dụng lãng phí, sử dụng không đúng mục đích.... Tuy nhiên, theo Luật Đất đai 2013 chế tài xử hành vi này đã có nhiều thay đổi so với Luật cũ nên việc xử lý vi phạm cũng còn nhiều hạn chế. Đơn cử như các dự án không triển khai quá thời hạn 12 tháng, hoặc triển khai chậm quá 24 tháng, theo quy định cũ là phải thu hồi nhưng theo quy định mới tại thì nếu chậm 24 tháng không đưa đất vào sử dụng hoặc tiến độ sử dụng đất chậm thì đối với dự án đầu tư không đưa đất vào sử dụng trong thời gian 12 tháng liên tục kể từ khi nhận bàn giao đất trên thực địa thì cho phép chủ đầu tư được gia hạn sử dụng 24 tháng tính từ tháng thứ 13 kể từ khi nhận bàn giao đất trên thực địa. Trường hợp dự án đầu tư chậm tiến độ sử dụng đất 24 tháng so với tiến độ ghi trong dự án đầu tư kể từ khi nhận bàn giao đất trên thực địa thì thời điểm để tính gia hạn sử dụng đất 24 tháng được tính từ tháng thứ 25 kể từ thời điểm kết thúc việc đầu tư xây dựng.
 
Trong khi đó, cũng theo ông Lịch, hiện nhiều quy định khác có liên quan tới chế tài xử lý hành vi vi phạm theo Luật đang phải chờ Chính phủ ban hành như Nghị định xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai, các Thông tư hướng dẫn…
 
Còn đại diện Cục Địa chất & Khoáng sản cho rằng, việc xử lý vi phạm cũng còn nhiều vấn đề chưa thể thực thi. Cụ thể như, trong việc triển khai Nghị định 203 quy định về phương pháp tính, mức thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản, nhiều địa phương phản ánh về tính phi thực tế trong khoản truy thu trong năm 2013 và 6 tháng đầu năm 2014, khoản thu tạm tính  để thu tiền so với trữ lượng trên thực tế có gây khó khăn cho doanh nghiệp… Vấn đề này Tổng cục Địa chất khoáng sản đang phối hợp với các Bộ ngành, địa phương rà soát, trình và xin ý kiến Chính phủ để thực hiện.
 
Để gỡ vướng về vấn đề trên, Thứ trưởng Bộ TN&MT Chu Phạm Ngọc Hiển cho rằng, các đơn vị trong thời gian tới cần tiếp tục hoàn thiện các chế tài để xử lý các hành vi vi phạm nâng cao hiệu quả, hiệu lực của quản lý Nhà nước của ngành, nhất là các lĩnh vực như đất đai, môi trường, khoáng sản.
 
Bên cạnh đó, lãnh đạo các đơn vị cần tập trung mọi nguồn lực để thức hiện các nhiệm vụ theo kế hoạch của Bộ. Đồng thời, các đơn vị và địa phương cần chủ động phối hợp với nhau để tháo gỡ các vướng mắc, tồn tại trong cơ chế, chính sách pháp luật về ngành cũng như tổ chức thực hiện kế hoạch thanh kiểm tra.
 
Cũng theo Thứ trưởng Hiển, các đơn vị cần sắp xếp và kiện toàn tổ chức thanh tra, đồng thời, rà soát đội ngũ này để có kế hoạch bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ
 
                                                                                                                                                            Trường Giang

Số lượt người xem: 3401    

TIN MỚI HƠN

TIN ĐÃ ĐƯA

Xem tiếp
Xem theo ngày Xem theo ngày
Tìm kiếm