■  Công khai báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường Cơ sở "Siêu thị Co.opmart Foodcosa" tại số 304A Quang Trung, Phường 11, quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh của Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ Đồng Thịnh  (17/04)
■  Công khai báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường Cơ sở "Siêu thị Co.opmart Đỗ Văn Dậy" tại số 18 Đỗ Văn Dậy, ấp Tân Thới 1, xã Tân Hiệp, huyện Hóc Môn TP.HCM của Liên hiệp Hợp tác xã Thương mại Thành phố Hồ Chí Minh  (17/04)
■  Về cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đối với căn nhà đã xây dựng của Công ty Cổ phần ThuThiemGroup  (17/04)
■  Về cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đối với 15 nền đất đã đầu tư xây dựng của Công ty TNHH Một thành viên Xây dựng và Kinh doanh nhà Phú Nhuận  (17/04)
■  Về cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất tại Khu nhà ở Hai Thành, phường Bình Trị Đông B, quận Bình Tân của Công ty TNHH Sản xuất Kinh doanh Hai Thành  (17/04)
■  Thông báo kết quả kiểm tra hiện trạng sử dụng đất, nhà ở, công trình xây dựng và điều kiện chuyển nhượng quyền sử dụng đất, bán nhà ở của chủ đầu tư  (17/04)
 
  • Sống thân thiện với môi trường
 

SỐ LƯỢT TRUY CẬP

4
9
6
4
7
8
8
1
Tin tức sự kiện 10 Tháng Bảy 2014 10:40:00 SA

Việt Nam đang thực hiện tốt tăng trưởng xanh

(TN&MT) - Tăng trưởng xanh là xu thế toàn cầu của các quốc gia trên thế giới hiện nay. Thúc đẩy tăng trưởng xanh tại lưu vực sông Mê Công đang là vấn đề mà các nước trong khu vực, lưu vực cũng như các nước trên thế giới đặc biệt quan tâm. Nhân dịp Viện Tăng trưởng xanh toàn cầu tổ chức cuộc họp các bên liên quan về vấn đề này tại Việt Nam, phóng viên Báo Tài nguyên & Môi trường đã phỏng vấn Tiến sỹ Imran Ahmad - Giám đốc khu vực Đông Á (Viện Tăng trưởng xanh toàn cầu).
PV: Thưa ông, lý do nào khiến ông và các chuyên gia của Viện quan tâm đến việc thúc đẩy tăng trưởng xanh tại các nước thuộc lưu vực sông Mê Công?
 
Tiến sỹ Imran Ahmad: Các nước lưu vực sông Mê Công hiện đang đối mặt với việc sử dụng quá mức nguồn tài nguyên cho tăng trưởng kinh tế, không những thế  còn chịu ảnh hưởng từ lũ lụt, mực nước biển dâng và xâm nhập mặn. Ảnh hưởng tiêu cực từ sự phát triển của con người cũng như những tác động của biến đổi khí hậu, đô thị hóa, tăng trưởng dân số gây ra áp lực đối với việc phát triển kinh tế cũng như quản lý tài nguyên thiên nhiên xuyên biên giới, đã đề ra yêu cầu cấp thiết về hợp tác quốc tế.
 
Tiến sỹ Imran Ahmad - Giám đốc khu vực Đông Á (Viện Tăng trưởng xanh toàn cầu). Ảnh: Thúy Hằng
 
Trong bối cảnh hiện nay ở lưu vực sông Mê Công, khái niệm tăng trưởng xanh sẽ thúc đẩy hợp tác xuyên biên giới từ đó củng cố việc quản lý hiệu quả tài nguyên nước trong khu vực lưu vực. Đó chính là lý do các nước thuộc lưu vực sông Mê Công cần thúc đẩy tăng trưởng xanh để phát triển bền vững.
 
PV: Trên thực tế, nhiều nước châu Á – Thái Bình Dương đang áp dụng mô hình tăng trưởng xanh vào thực tiễn. Ông nghĩ sao về vấn đề này?
 
Tiến sỹ Imran Ahmad: Nhiều nước đang phát triển ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương đang trải qua giai đoạn tăng trưởng kinh tế nhanh và đạt được những thành tựu kinh tế đáng nể. Tuy nhiên, sự phát triển đó chỉ có thể bền vững nếu giải quyết được những thách thức do việc hạn chế nguồn lực và những vấn đề của biến đổi khí hậu.
 
Tăng trưởng xanh được hiểu là một mô hình tăng trưởng giúp biến những hạn chế về nguồn lực và ảnh hưởng của thảm họa thiên nhiên thành những cơ hội kinh tế giúp nâng cao tăng trưởng và giảm tác động xấu tới môi trường thông qua sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên và tăng đầu tư vào vốn tự nhiên.
 
Tăng trưởng xanh thúc đẩy phát triển kinh tế theo mô hình tiêu thụ, sản xuất bền vững nhằm bảo đảm nguồn vốn tự nhiên tiếp tục cung cấp những nguồn lực và dịch vụ sinh thái mà đời sống của chúng ta phụ thuộc vào, cho thế  hệ này cũng như cho những thế hệ mai sau nên nhiều nước đã chọn Chiến lược Tăng trưởng xanh để theo đuổi. Và chính vì vậy, nó trở thành một xu hướng toàn cầu.
 
PV: Ông nhận định như thế nào về mối liên hệ giữa tài nguyên nước và tăng trưởng xanh trong bối cảnh biến đổi khí hậu ở lưu vực sông Mê Công?
 
Tiến sỹ Imran Ahmad: Nước là cuộc sống của chúng ta, nhất là ở Việt Nam khi 20% GDP đến từ khu vực đồng bằng sông Mê Công. Do đó, chúng ta càng cần thúc đẩy tăng trưởng xanh để từ đó hướng đến các lợi ích mà tăng trưởng xanh có thể mang lại.
 
PV: Theo ông cần những giải pháp gì để thúc đẩy sự phát triển tăng trưởng xanh ở Việt Nam?
 
Tiến sỹ Imran Ahmad: Cách tiếp cận của Viện tăng trưởng xanh toàn cầu là sự phối hợp của Viện với nỗ lực từ chính các quốc gia. Tôi nghĩ Việt Nam đang là ví dụ tốt về tăng trưởng xanh và cho thấy ưu tiên của Chính phủ đối với tăng trưởng xanh. Việt Nam hiện đã có chiến lược và kế hoạch hành động về tăng trưởng xanh. Trong khu vực lưu vực sông Mê Công, Việt Nam đang là quốc gia đi đầu về lĩnh vực này.
 
Nước và cuộc sống. Ảnh Internet
 
PV: Được biết, Hàn Quốc là quốc gia đi đầu trong việc áp dụng thành công mô hình tăng trưởng xanh. Ông có thể chia sẻ một số kinh nghiệm của quốc gia này mà có thể áp dụng tại Việt Nam?
 
Tiến sỹ Imran Ahmad: Trong khu vực châu Á, Hàn Quốc là một trong những nước đi đầu trong thực hiện Chiến lược tăng trưởng xanh. Họ bắt đầu triển khai thực hiện từ tháng 5 năm 2008 với mô hình phát triển carbon thấp, tăng trưởng xanh trong đó tập trung giải quyết ba mấu chốt đó là thách thức của biến đổi khí hậu, kinh tế suy giảm và thách thức về năng lượng. Đây là những thách thức mà chúng ta hiện đang phải đối mặt.
 
Theo mô hình phát triển đảm bảo sự phối hợp hài hòa và đúng mực của kinh tế và môi trường, một chiến lược quốc gia đã được đề ra với kế hoạch hành động 5 năm, trong đó đáp ứng ba mục tiêu chính: Tăng an toàn sử dụng năng lượng và tăng khả năng ứng phó với biến đổi khí hậu, thúc đẩy động cơ cho sự tăng trưởng và gia tăng chất lượng cuộc sống.
 
Hàn Quốc đưa vấn đề tăng trưởng xanh vào chương trình nghị sự về các cơ hội phát triển kinh tế của mình. Hàn Quốc đã rất ưu tiên cho phát triển tăng trưởng xanh, có hành động cụ thể về tăng trưởng xanh. Tất nhiên, Việt Nam cũng có những điểm khác biệt với Hàn Quốc về phát triển kinh tế vì Hàn Quốc là quốc gia thuộc khối OECD còn Việt Nam đang là quốc gia có mức thu nhập trung bình. Tôi cho rằng, Việt Nam cần chú ý hơn những vấn đề đặc thù như giảm nghèo. Hiện có nhiều bài học kinh nghiệm của Hàn Quốc có thể để cho Việt Nam học hỏi được. Tuy nhiên, cần thiết phải điều chỉnh cho phù hợp với bối cảnh của Việt Nam.
 
PV: Xin cám ơn ông!
 
Viện tăng trưởng xanh toàn cầu là một tổ chức có trụ sở tại Hàn Quốc và tập trung vào việc thúc đẩy tăng trưởng xanh (Viện ra đời trên cơ sở sáng kiến của Chính phủ Hàn Quốc). Ban đầu là tổ chức phi lợi nhuận sau chuyển thành tổ chức quốc tế vào tháng 10/2012. Hiện nay có khoảng 22 quốc gia thành viên và tập trung thúc đẩy tăng trưởng xanh ở quốc gia đang phát triển.
 
 

                                                                                                                                                                              Thúy Hằng


Số lượt người xem: 3396    

TIN MỚI HƠN

TIN ĐÃ ĐƯA

Xem tiếp
Xem theo ngày Xem theo ngày
Tìm kiếm