■  Công khai báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường Cơ sở "Siêu thị Co.opmart Foodcosa" tại số 304A Quang Trung, Phường 11, quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh của Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ Đồng Thịnh  (17/04)
■  Công khai báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường Cơ sở "Siêu thị Co.opmart Đỗ Văn Dậy" tại số 18 Đỗ Văn Dậy, ấp Tân Thới 1, xã Tân Hiệp, huyện Hóc Môn TP.HCM của Liên hiệp Hợp tác xã Thương mại Thành phố Hồ Chí Minh  (17/04)
■  Về cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đối với căn nhà đã xây dựng của Công ty Cổ phần ThuThiemGroup  (17/04)
■  Về cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đối với 15 nền đất đã đầu tư xây dựng của Công ty TNHH Một thành viên Xây dựng và Kinh doanh nhà Phú Nhuận  (17/04)
■  Về cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất tại Khu nhà ở Hai Thành, phường Bình Trị Đông B, quận Bình Tân của Công ty TNHH Sản xuất Kinh doanh Hai Thành  (17/04)
■  Thông báo kết quả kiểm tra hiện trạng sử dụng đất, nhà ở, công trình xây dựng và điều kiện chuyển nhượng quyền sử dụng đất, bán nhà ở của chủ đầu tư  (17/04)
 
  • Sống thân thiện với môi trường
 

SỐ LƯỢT TRUY CẬP

4
9
6
2
6
6
2
8
Tin tức sự kiện 23 Tháng Bảy 2014 9:00:00 SA

Quyết không để các cơ sở mới gây ô nhiễm môi trường

(TN&MT) - Sự vào cuộc mạnh mẽ của các Bộ, ngành và địa phương cả nước trong công tác xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng đã tạo những bước đi cơ bản, thay đổi hướng sản xuất, xử lý cơ sở ô nhiễm, góp phần cải thiện môi trường theo chiều hướng tích cực.

 

Xử lý các cơ sở gây ô nhiễm nghiêm trọng cần sự vào cuộc cả hệ thống chính trị
 
Cụ thể hóa hành động
 
Tổng Cục Môi trường (Bộ TN&MT) đánh giá, sau hơn 10 năm triển khai Quyết định 64 mặc dù còn tồn tại, khó khăn nhất định nhưng cho thấy công tác xử lý các cơ sở gây ô nhiễm nghiêm trọng đã và đang đi đúng hướng; các giải pháp triển khai bước đầu mang lại hiệu quả nhất định.
 
Kết quả sơ kết 6 tháng 2014 của Bộ TN&MT mới đây cho thấy, riêng lĩnh vực môi trường, ngoài công tác, thanh kiểm tra được siết chặt, công tác xử lý các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng cũng đạt được những kết quả rất khả quan. Điều này được thể hiện với 378/439 cơ sở cơ bản không còn gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, chiếm tỷ lệ 86,1%; còn lại 61 cơ sở đang trong giai đoạn triển khai các biện pháp xử lý ô nhiễm triệt để.
 
Trong đó tại 2 thành phố lớn của cả nước là TP.HCM đã di dời 1.261/1.402 cơ sở gây ô nhiễm và TP.Hà Nội xây dựng kế hoạch di dời 400 cơ sở. Có được kết quả này là nhờ sự vào cuộc của các Bộ, ngành và địa phương, sự quan tâm chỉ đạo, theo dõi của cả hệ thống chính trị và các tầng lớp nhân dân, qua đó góp phần quan trọng xóa bỏ các điểm nóng về ô nhiễm môi trường trên phạm vi cả nước.
 
Đặc biệt, đã hình thành một khuôn khổ pháp lý khá đồng bộ cho việc xử lý các cơ sở gây ô nhiễm nghiêm trọng, từ các cơ chế, chính sách hỗ trợ về tài chính, đất đai, người lao động đến các chế tài xử lý nghiêm minh, có tính chất răn đe đối với các cơ sở chây ỳ, chậm trễ xử lý ô nhiễm.
 
Điều này được cụ thể bằng Quyết định số 1788 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt kế hoạch xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng đến năm 2020 là sự kế thừa, bổ sung và phát triển của Quyết định số 64/2003/QĐ-TTg với nhiều nội dung, giải pháp mới có tính đồng bộ như quy định rõ cơ chế chịu trách nhiệm, cụ thể hóa các nguyên tắc xử lý. Trong đó, làm rõ trách nhiệm của các cơ quan Nhà nước và trách nhiệm của cơ sở trong việc thực hiện xử lý ô nhiễm triệt để, chỉ rõ nguồn lực thực hiện... Có thể nói, Quyết định sổ 1788 là sự cụ thể hóa kịp thời những hành động của Chính phủ nhằm thực hiện mục tiêu xử lý triệt để cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng mà Đại hội Đảng XI cũng như Nghị quyết số 24-NQ/TW của Hội nghị Trung ương 7 khóa XI đã đề ra.
 
Chưa khắc phục – phải có giải pháp giảm ô nhiễm
 
Các chuyên gia môi trường đánh giá, nguyên tắc bao trùm mang tính định hướng quan trọng của kế hoạch xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng đến năm 2020 đó là bên cạnh việc tập trung nguồn lực xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm nghiêm trọng, cần thiết phải triển khai đồng bộ các biện pháp kiểm soát, ngăn chặn, không để phát sinh các cơ sở mới nhằm đảm bảo mục tiêu phấn đấu không còn cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng trên phạm vi cả nước.
 
Một trong 4 nhóm giải pháp chính để thực hiện kế hoạch là buộc các cơ sở gây ô nhiễm nghiêm trọng có tên trong danh mục phải áp dụng các biện pháp tạm thời để giảm thiểu ô nhiễm là một trong những giải pháp mới so với Quyết định số 64/2003/QĐ-TTg. Cụ thể, giảm công suất cho phù hợp với công suất của hệ thống xử lý chất thải hiện có; tạm thời lưu chứa chất thải cho đến khi hoàn thành hệ thống xử lý chất thải; tạm thời ngừng công đoạn sản xuất gây ô nhiễm; xử lý sơ bộ chất thải trước khi thải ra môi trường...
 
Điểm mới của kế hoạch là phân công cụ thể, rõ ràng từng nội dung, giải pháp cho các Bộ, ngành, địa phương bảo đảm tính thống nhất, hiệu quả. Trong đó, trách nhiệm của các Bộ, ngành; UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương là cơ quan chỉ đạo xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng trên địa bàn đã được phê duyệt. Đặc biệt, bổ sung vai trò của cơ quan chỉ đạo xử lý triệt để, trách nhiệm của cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng  và sự tham gia của ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội và cộng đồng dân cư trong quá trình thực hiện xử lý triệt để.
 
Quyết định đã chỉ rõ kế hoạch cụ thể trong từng giai đoạn như: Đến năm 2015, xử lý triệt để, dứt điểm 229 cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng đã được phê duyệt danh mục và biện pháp xử lý. Trong đó, có 13 cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng chưa hoàn thành xử lý triệt để theo Quyết định 64 phải hoàn thành trước ngày 30/6/2014, quá thời hạn, cơ quan có thẩm quyền quyết định tạm thời đình chỉ hoặc cấm hoạt động; 20 bãi rác, 10 bệnh viện gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng chưa hoàn thành xử lý theo Quyết định 64 phải hoàn thành trước ngày 31/12/2015… Trong giai đoạn 2016 - 2020, tiếp tục xử lý 222 cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, gồm 104 bãi rác cấp huyện quản lý và 118 bệnh viện tuyến huyện…
 
Lộ trình từ nay tới năm 2020 còn nhiều việc cần phải làm nhưng với sự quyết tâm vào cuộc của các Bộ, ngành, địa phương và sự đồng lòng của nhân dân, kỳ vọng năm 2020 sẽ hoàn thành xử lý triệt để được các cơ sở gây ô nhiễm nghiêm trọng, góp phần phát triển xã hội bền vững.
 
                                                                                                                                                           Phương Anh

Số lượt người xem: 3600    

TIN MỚI HƠN

TIN ĐÃ ĐƯA

Xem tiếp
Xem theo ngày Xem theo ngày
Tìm kiếm