■  Công khai báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường Cơ sở "Siêu thị Co.opmart Foodcosa" tại số 304A Quang Trung, Phường 11, quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh của Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ Đồng Thịnh  (17/04)
■  Công khai báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường Cơ sở "Siêu thị Co.opmart Đỗ Văn Dậy" tại số 18 Đỗ Văn Dậy, ấp Tân Thới 1, xã Tân Hiệp, huyện Hóc Môn TP.HCM của Liên hiệp Hợp tác xã Thương mại Thành phố Hồ Chí Minh  (17/04)
■  Về cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đối với căn nhà đã xây dựng của Công ty Cổ phần ThuThiemGroup  (17/04)
■  Về cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đối với 15 nền đất đã đầu tư xây dựng của Công ty TNHH Một thành viên Xây dựng và Kinh doanh nhà Phú Nhuận  (17/04)
■  Về cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất tại Khu nhà ở Hai Thành, phường Bình Trị Đông B, quận Bình Tân của Công ty TNHH Sản xuất Kinh doanh Hai Thành  (17/04)
■  Thông báo kết quả kiểm tra hiện trạng sử dụng đất, nhà ở, công trình xây dựng và điều kiện chuyển nhượng quyền sử dụng đất, bán nhà ở của chủ đầu tư  (17/04)
 
  • Sống thân thiện với môi trường
 

SỐ LƯỢT TRUY CẬP

4
9
6
3
0
8
1
2
Tin tức sự kiện 20 Tháng Bảy 2015 7:35:00 SA

Đánh giá tác động môi trường: Hoàn thiện nguồn nhân lực

Để phát triển kinh tế mà không làm tổn hại tới môi trường sống, Việt Nam cần có một lực lượng cán bộ đánh giá tác động môi trường chuyên nghiệp và có trình độ cao. Đây chính là mục tiêu mà Bộ TN&MT đã triển khai quyết liệt trong nhiều năm qua.

 

 





Các dự án khi triển khai cần phải có đánh giá ĐTM để không ảnh hưởng tới môi trường

 
 
 

 

Đã “phủ” lực lượng ĐTM từ trung ương tới địa phương

 

Để đáp ứng được yêu cầu thực tiễn từ việc phát triển kinh tế - xã hội, Việt Nam đã và đang tiếp cận nhiều chính sách phát triển hài hòa, sử dụng tổng hợp công như hệ thống pháp luật, các công cụ kinh tế, các chế tài, các quy chuẩn môi trường, các công cụ như đánh giá tác động môi trường(ĐTM), đánh giá môi trường chiến lược (ĐMC) và trong Luật Bảo vệ môi trường 2014 còn có thêm công cụ mới là “quy hoạch bảo vệ môi trường” (QBM).

 

Sau khi hình thành và phát triển, ĐTM ở Việt Nam đã có những bước phát triển đáng kể và đã trở thành một bộ môn khoa học riêng được nhiều người quan tâm nghiên cứu, tiếp tục phát triển và hoàn thiện. Điều này đã được “hiện thực hóa” trong Luật BVMT 2005. ĐTM là cơ sở khoa học cần thiết cho việc quyết định phê duyệt một dự án phát triển. Còn tại Việt Nam báo cáo ĐTM được phê duyệt còn là tài liệu quan trọng phục vụ cho các hoạt động kiểm tra, giám sát công tác bảo vệ môi trường của các dự án.

 

Nhận thức được tầm quan trọng của ĐTM, trong thời gian ngắn, Việt Nam đã hình thành được bộ máy các cơ quan quản lý Nhà nước về ĐMC, ĐTM từ Trung ương tới địa phương, hệ thống các cơ sở đào tạo, các viện nghiên cứu, các trung tâm triển khai ứng dụng đã được thiết lập. Tại cấp Trung ương, Cục Thẩm định và Đánh giá tác động môi trường thuộc Tổng cục Môi trường đã được hình thành và thực hiện nhiệm vụ chức năng quản lý Nhà nước công tác đánh giá môi trường chiến lược… Tại các Bộ ngành khác, công tác đánh giá ĐTM, ĐMC cũng được giao cho một đơn vị chủ trì. Có thể nói từng một lĩnh vực đều có một đơn vị chức năng thực hiện việc lập và đánh giá tác động môi trường. Điều này thể hiện Nhà nước ta đang rất coi trọng công tác ĐTM và coi đây là một công cụ không thể thiếu trong việc tăng cường quản lý Nhà nước về bảo vệ tài nguyên môi trường của đất nước.

 

Bên cạnh đó, cả nước đã có 62 Chi cục Bảo vệ môi trường và 1 Phòng quản lý môi trường (tỉnh Kon Tum), các địa phương đều có phòng đánh giá tác động môi trường. Trước đây một số tỉnh cũng đã cho phép Ban quản lý các khu công nghiệp và Khu chế xuất được thẩm định và phê duyệt báo cáo ĐTM cho các dự án đầu tư trong khu công nghiệp và khu chế xuất theo thẩm quyền của tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Theo số liệu thống kê, hơn 323/1126 cán bộ công chức, viên chức, cán bộ hợp đồng ở cấp địa phương của 64 tỉnh thành phố trực thuộc trung ương có liên quan trực tiếp đến công tác ĐMC/ĐTM. Hiện cũng có 1.397 giảng viên và 6.069 sinh viên đang giảng dạy và theo học bộ môn có liên quan tới công ĐMC/ĐTM. Có thể khẳng định công tác ĐTM/ĐMC đã được triển khai trải đều ở tất cả địa phương. Nguồn nhân lực cho vấn đề này cũng đang được coi trọng đào tạo và thu hút được sự quan tâm của nhiều chuyên gia, nhà khoa học từ các cơ quan, đơn vị.

 

Tiếp tục bồi dưỡng nguồn nhân lực

 

Để nâng cao hơn nữa nguồn nhân lực cho công tác nghiên cứu, đánh giá ĐTM, Bộ TN&MT đã tổ chức nhiều hoạt động nâng cao nhận thức và năng lực ĐMC cho 700 cán bộ của các Bộ, ngành, địa phương và đào tạo 30 giảng viên về ĐMC. Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã tổ chức một số khóa tập huấn ĐMC cho cán bộ. Bộ NN&PTNT đã tổ chức 4 khóa tập huấn ĐMC cho 170 cán bộ của Bộ… Bộ TN&MT và một số Bộ đã xây dựng và ban hành các hướng dẫn kỹ thuật ĐMC. Đồng thời, các chuyên gia tham gia vào Hội đồng thẩm định tại Bộ TN&MT và các ngành khác đã được chọn lựa và đều là những người có trình độ chuyên môn phù hợp.

 

Để tiếp tục phát triển đội ngũ cán bộ ĐMC/ĐTM, theo Tiến sĩ Đặng Văn Lợi (Cục trưởng Cục Thẩm định và Đánh giá tác động môi trường) trong thời gian tới cần tiếp tục hoàn thiện hệ thống các văn bản pháp luật về ĐMC, ĐTM. Trong 10 năm tới, Việt Nam cần có luật riêng về ĐTM, ĐMC. Tiếp tục bổ sung xây dựng hoàn thiện và tồ chức thực hiện chương trình đào tạo bồi dưỡng nhân lực để tạo nguồn và xây dựng đội ngũ khoa học kỹ thuật đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ đặt ra. Xây dựng và triển khai đào tạo và tổ chức các lớp tập huấn ĐMC, ĐTM phù hợp với chuẩn mực, kinh nghiệm quốc tế.

 

Bên cạnh đó, đẩy mạnh các hoạt động truyền thông và nâng cao nhận thức về ĐMC cho các cơ quan hoạch định chính sách; tăng cường sự hợp tác của các cơ quan có liên quan đối với công tác ĐMC và thúc đẩy sự tham gia của cộng đồng trong quá trình lập ĐMC. Tiếp tục xây dựng các ấn phẩm và phổ biến các hướng dẫn kỹ thuật chuyên ngành về ĐMC. Điều quan trọng, theo nhiều chuyên gia là việc quản lý các hoạt động dịch vụ tư vấn lập báo cáo ĐTM và nên có quy định cấp giấy phép hành nghề cho các đơn vị tư vấn lập báo cáo ĐTM.

 

Hoàn thiện được những vấn đề trên, hi vọng Việt Nam sẽ có đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật về ĐMC, ĐTM để môi trường được bảo vệ và phát triển một cách bền vững, hài hòa giữa các lợi ích.

 

 

 

 

Theo Website Bộ TNMT.


Số lượt người xem: 3650    

TIN MỚI HƠN

TIN ĐÃ ĐƯA

Xem tiếp
Xem theo ngày Xem theo ngày
Tìm kiếm