• Sống thân thiện với môi trường
 

SỐ LƯỢT TRUY CẬP

4
9
3
2
6
4
7
5
Tin tức sự kiện 15 Tháng Giêng 2016 9:10:00 SA

Hội nhập quốc tế: Việt Nam chủ động giải quyết vấn đề môi trường

 





 

 
“Môi trường phải được coi là phần then chốt trong các đàm phán thương mại và phải là đối tượng của các quy định về giải quyết tranh chấp như các vi phạm thương mại. Bởi lẽ, mở rộng thương mại, nếu không được thực hiện một cách chính xác, có thể gây tổn hại đến môi trường”.
 

 Ông Michael Froman, Đại diện Thương mại Hoa Kỳ đã phát biểu như vậy tại phiên họp của các nước khi thông qua Hiệp định đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TTP). Tham gia TPP và nhiều các Hiệp định thương mại tự do khác (FTAs), Việt Nam ý thức rõ hơn hết tầm quan trọng của vấn đề môi trường trong giao thương với các quốc gia khác.

 

* Môi trường ngày càng được coi trọng

 

Hiện nay trên thế giới có hơn 200 Hiệp định thương mại tự do (FTA) có hiệu lực. FTA đang dần chiếm lĩnh vị trí thống trị trong hệ thống thương mại quốc tế. Nhận thức được những lợi ích của việc tham gia các tổ chức thương mại quốc tế, trong thời gian qua, Việt Nam đã ký kết 12 hiệp định thương mại đa phương và song phương. Điều nổi bật ở các FTA này là vấn đề môi trường được quy định ngày càng rõ ràng, cụ thể, cho thấy sự coi trọng của các quốc gia trong quá trình phát triển kinh tế luôn đảm bảo sự phát triển bền vững.

 

Hiên nay, có hai cách thức quy định về vấn đề môi trường trong FTA, đó là: FTA quy định nội dung chung về môi trường và FTA quy định nội dung cụ thể về môi trường (FTA “thế hệ mới”). Đơn cử, nội dung về môi trường được đề cập chung chung tại một số FTA như: Hiệp định thương mại tự do ASEAN (ASEAN FTA) có quy định về việc vận chuyển sản phẩm hàng hóa nguy hiểm đến môi trường, hoặc Hiệp định khung về hợp tác toàn diện ASEAN - Ấn Độ có quy định các lĩnh vực hợp tác kinh tế trong đó có lĩnh vực môi trường.

 

Đặc biệt, tại các FTA “thế hệ mới”, vấn đề môi trường đã được đề cập cụ thể như tại Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU; Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP); Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Hiệp hội mậu dịch tự do Châu Âu (EFTA). Trong 30 chương của Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP), 12 nước đã thống nhất dành hẳn 1 chương để cam kết các vấn đề về môi trường như ô nhiễm môi trường, buôn bán động vật hoang dã, khai thác, đánh bắt trái phép thủy hải sản. Hai hiệp định Việt Nam – EU, Việt Nam – Hiệp hội mậu dịch tự do châu Âu (EFTA) chủ yếu đề cập đến một số vấn đề môi trường bao gồm: BĐKH, các vấn đề môi trường (nói chung), bảo tồn đa dạng sinh học, quản lý chất thải, đào tạo và giáo dục về môi trường.

 

* Chủ động thực hiện

 

Những quy định về môi trường trong các FTA là “hàng rào xanh” khiến các nước cần phải đảm bảo khi hoạt động thương mại. Đối với Việt Nam, vấn đề môi trường trong FTA là một nội dung mới. Trong điều kiện năng lực thực thi các vấn đề môi trường Việt Nam còn hạn chế, khó khăn, đặc biệt là về tài chính để giải quyết các tranh chấp môi trường thì việc đảm bảo các cam kết môi trường này cần sự nỗ lực rất lớn của cả hệ thống chính trị, các nhà quản lý, các doanh nghiệp và người dân.

 

Để thực hiện các điều khoản về môi trường trong các FTA thế hệ mới, các chuyên gia cho rằng, Việt Nam cần phải chuẩn bị nhân lực, vật chất, và phân công trách nhiệm để thực hiện các nội dung cũng như các yêu cầu về môi trường trong các hiệp định này. Đồng thời Việt Nam cần thiết phải có giai đoạn “làm quen, tiếp cận” với các hoạt động hay quy định về môi trường liên quan đến thương mại, các vấn đề như khái niệm, nội dung, phạm vi áp dụng…các chính sách liên quan đến môi trường trong thương mại quốc tế.

 

Ngoài ra, sau khi đàm phán và ký kết các FTA, Việt Nam cũng cần phải triển khai các cam kết thực hiện các quy định về môi trường liên quan đến thương mại mà Việt Nam đã ký kết nhằm tái khẳng định các Hiệp định thương mại đa phương môi trường mà Việt Nam là thành viên. Cụ thể, cần rà soát và so sánh các quy định về môi trường ký kết trong FTA. Đồng thời, đánh giá việc thực thi pháp luật về môi trường tại các văn bản Luật quy định trong nước cũng như các Hiệp định thương mại tự do song phương và đa phương có quy định về môi trường mà Việt Nam đã ký kết.

 

Các vấn đề môi trường trong FTA là tiếng nói chung của nhiều quốc gia. Do vậy, việc tăng cường tham gia các cơ chế hợp tác giải quyết vấn đề môi trường trong khuôn khổ FTA là rất cần thiết. Nhận thức rõ điều này, Bộ TN&MT Việt Nam đang xây dựng Đề án “Tăng cường tham gia các cơ chế hợp tác giải quyết vấn đề môi trường trong Hiệp định thương mại tự do”, cho thấy sự chủ động của Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế sâu rộng.

 

 

 

Nguồn: Website Bộ TNMT.


Số lượt người xem: 2649    

TIN MỚI HƠN

TIN ĐÃ ĐƯA

Xem tiếp
Xem theo ngày Xem theo ngày
Tìm kiếm