■  Công khai báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường Cơ sở "Siêu thị Co.opmart Foodcosa" tại số 304A Quang Trung, Phường 11, quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh của Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ Đồng Thịnh  (17/04)
■  Công khai báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường Cơ sở "Siêu thị Co.opmart Đỗ Văn Dậy" tại số 18 Đỗ Văn Dậy, ấp Tân Thới 1, xã Tân Hiệp, huyện Hóc Môn TP.HCM của Liên hiệp Hợp tác xã Thương mại Thành phố Hồ Chí Minh  (17/04)
■  Về cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đối với căn nhà đã xây dựng của Công ty Cổ phần ThuThiemGroup  (17/04)
■  Về cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đối với 15 nền đất đã đầu tư xây dựng của Công ty TNHH Một thành viên Xây dựng và Kinh doanh nhà Phú Nhuận  (17/04)
■  Về cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất tại Khu nhà ở Hai Thành, phường Bình Trị Đông B, quận Bình Tân của Công ty TNHH Sản xuất Kinh doanh Hai Thành  (17/04)
■  Thông báo kết quả kiểm tra hiện trạng sử dụng đất, nhà ở, công trình xây dựng và điều kiện chuyển nhượng quyền sử dụng đất, bán nhà ở của chủ đầu tư  (17/04)
 
  • Sống thân thiện với môi trường
 

SỐ LƯỢT TRUY CẬP

4
9
6
5
2
7
1
1
Tin tức sự kiện 18 Tháng Giêng 2016 4:45:00 CH

Cấp bách bảo vệ sông Đồng Nai

 

 

Lưu vực hệ thống sông Đồng Nai gồm 11 tỉnh thành có liên quan là Đắk Nông, Lâm Đồng, Ninh Thuận, Bình Thuận, Đồng Nai, Bình Phước, Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu (BR-VT), Long An, Tây Ninh và TPHCM.

 

Cùng với tốc độ phát triển công nghiệp và đô thị làm thay đổi bộ mặt đô thị của các địa phương trong lưu vực, việc phát triển kinh tế - xã hội chưa được quan tâm đầu tư cơ sở hạ tầng đồng bộ nên đã ảnh hưởng đến chất lượng môi trường. Nhiều vấn đề môi trường cấp bách đang xảy ra nhưng vẫn chưa có những giải pháp khắc phục trong thời gian tới.

 

Ô nhiễm thường trực

 

Theo ước tính của Trung tâm Công nghệ Môi trường (ENTEC), mỗi ngày lưu vực hệ thống sông Đồng Nai (LVHTSĐN) vẫn đang phải tiếp nhận lượng lớn chất thải từ hoạt động sản xuất, công nghiệp và sinh hoạt như khoảng gần 3 triệu mét khối nước thải sinh hoạt và 2 triệu mét khối nước thải công nghiệp (có chứa 700.000 kg BOD; 1,1 triệu kg COD; 800.000 kg SS; 35 ngàn kg N-NH4 và 200.000 kg tổng nitơ). Vấn đề ô nhiễm đối với nguồn nước LVHTSĐN được ghi nhận trong hiện trạng môi trường cũng có sự khác nhau giữa tỉnh thành khu vực thượng nguồn với những tỉnh thành thuộc khu vực hạ nguồn. 

 

 

Chất lượng nước sông Đồng Nai ảnh hướng đến cuộc sống hàng triệu người dân. Ảnh: CAO THĂNG

 

Nếu như báo cáo các tỉnh thành khu vực thượng nguồn cho rằng chất lượng nước tại vùng thượng nguồn khá tốt đạt quy chuẩn cấp nước sinh hoạt, thì tại vùng trung và hạ lưu của hệ thống các sông đang có xu hướng gia tăng ô nhiễm do các chất hữu cơ (BOD, COD), dinh dưỡng (NH3-N), dầu mỡ và vi sinh đều vượt tiêu chuẩn cho phép. Nặng nhất là sông Sài Gòn không đạt quy chuẩn cấp nước sinh hoạt và sông Thị Vải không đạt quy chuẩn nguồn nước nuôi trồng thủy sản. Đối với sông Đồng Nai thì xu hướng chủ yếu là bị ô nhiễm cục bộ. Tại các trạm Hóa An và Cát Lái, mức độ ô nhiễm hữu cơ nguồn nước đã cơ bản ổn định từ năm 2001 đến nay và nguồn nước sông Đồng Nai vẫn còn đạt quy chuẩn cấp nước sinh hoạt. Tuy nhiên, cùng với định hướng đẩy mạnh đô thị hóa, công nghiệp hóa tại LVHTSĐN trong thời gian tới thì nguy cơ gây ô nhiễm các nguồn nước cấp sinh hoạt là rất lớn.

 

Mặt khác, việc đầu tư phát triển mạnh mẽ hệ thống thủy lợi tưới tiêu tại LVHTSĐN đang dẫn đến các nguy cơ xói mòn, trượt, sụt, lở, lún đất; xói lở bờ sông, bờ suối, bờ hồ; bồi lắng lòng sông, lòng suối, lòng hồ; phú dưỡng nguồn nước do chất thải và gây nên tình trạng suy thoái đất, nước, đa dạng sinh học trên hệ thống sông, hồ, làm thay đổi mực nước mặt, dòng chảy và lưu lượng của sông, gia tăng hiện tượng xâm nhập mặn, phèn vào hệ thống các lưu vực sông. Nếu không muốn trong tương lai sẽ thiếu nước sinh hoạt cho cả LVHTSĐN, việc giám sát chặt chẽ và tìm ra phương hướng giải quyết triệt để nguy cơ gây ô nhiễm nguồn nước mặt cấp cho sinh hoạt do nước thải công nghiệp và nước thải sinh hoạt… là hết sức cấp thiết.

 

Chỉ tiêu còn trên giấy

 

Trên thực tế, trong Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia và giải quyết tình trạng ô nhiễm môi trường trên lưu vực, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt “Đề án bảo vệ môi trường LVHTSĐN đến năm 2020” với các mục tiêu, giải pháp cho từng bộ, ngành, địa phương trên lưu vực. Cụ thể, phải có 80% các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao; 40% các khu đô thị mới phải có hệ thống xử lý nước thải tập trung; thu gom được 90% chất thải rắn sinh hoạt, 90% chất thải rắn công nghiệp, 70% chất thải nguy hại và 100% chất thải bệnh viện... Tuy nhiên, để có thể đạt được mục tiêu trên, nhất thiết phải thực hiện song song hai giải pháp công trình và phi công trình.

 

Với nhóm giải pháp công trình, phải nhanh chóng khôi phục diện tích rừng đầu nguồn, rừng phòng hộ ven biển và cây xanh đô thị vốn đã bị mất do xây dựng các công trình thủy điện; xây dựng các công trình thoát nước mưa, cải tạo các kênh rạch, thu gom và xử lý tập trung nước thải sinh hoạt tại các đô thị; buộc các khu công nghiệp, khu chế xuất phải xây dựng và đưa vào vận hành hệ thống xử lý nước thải tập trung hoặc tại nhà máy đối với những doanh nghiệp hoạt động ngoài khu công nghiệp, khu chế xuất; di dời các cơ sở sản xuất, kinh doanh và dịch vụ gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng ra khỏi khu dân cư; thu gom và xử lý chất thải phát sinh từ các cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp, các làng nghề, hoạt động chăn nuôi, nông nghiệp; buộc các công trình xử lý và tiêu hủy chất thải, sinh hoạt, công nghiệp và nguy hại, y tế đảm bảo an toàn và đạt tiêu chuẩn môi trường. Cuối cùng là tăng sức chứa nước và điều hòa nước mưa của các sông, hồ, ao nhằm chống ngập cho các đô thị.

 

Còn với nhóm giải pháp phi công trình, nhất thiết xây dựng được biểu đồ thông tin dự báo và đánh giá mức độ ảnh hưởng của công trình thủy lợi, đập chứa thượng nguồn hệ thống sông Đồng Nai đến các tỉnh hạ du thuộc LVHTSĐN. Đồng thời, xây dựng quy trình vận hành hệ thống bậc thang thủy điện và thủy lợi kết hợp cơ chế phối hợp về quản lý, phân phối, sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên nước phục vụ phát triển bền vững LVHTSĐN. Đánh giá khả năng tự làm sạch của hệ thống sông Đồng Nai, phân đoạn chất lượng nước sông, xây dựng quota xả thải trên LVHTSĐN, xem xét khả năng mua bán quota xả thải, phân chia quyền lợi giữa các tỉnh thành trên lưu vực. Đặc biệt, phải quy hoạch các khu xử lý chất thải, mạng lưới thoát nước mưa, thu gom và xử lý tập trung nước thải sinh hoạt tại các đô thị. Quan trọng hơn, cần tăng cường hợp tác quốc tế trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, từng bước nâng cao nhận thức cộng đồng và năng lực quản lý môi trường LVHTSĐN.

 

Có thể nói, quy hoạch bảo vệ môi trường LVHTSĐN có ý nghĩa cực kỳ quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội và phát triển bền vững toàn lưu vực. Tuy nhiên, trong những năm qua công tác bảo vệ môi trường LVHTSĐN chưa thể hiện tính thống nhất trong hợp tác triển khai giữa các địa phương trên lưu vực. Nên chăng, Ủy ban Bảo vệ môi trường LVHTSĐN tăng cường hơn nữa điều phối các hoạt động bảo vệ môi trường LVHTSĐN, cũng như triển khai mạnh mẽ hơn cơ chế phối hợp nhằm chỉ đạo, điều phối thống nhất công tác bảo vệ môi trường LVHTSĐN.

PGS-TS Phùng Chí Sỹ
Viện Kỹ thuật nhiệt đới và Bảo vệ môi trường

 

 

 

Nguồn: Báo SGGP. 


Số lượt người xem: 2620    

TIN MỚI HƠN

TIN ĐÃ ĐƯA

Xem tiếp
Xem theo ngày Xem theo ngày
Tìm kiếm