■  Công khai báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường Cơ sở "Siêu thị Co.opmart Foodcosa" tại số 304A Quang Trung, Phường 11, quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh của Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ Đồng Thịnh  (17/04)
■  Công khai báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường Cơ sở "Siêu thị Co.opmart Đỗ Văn Dậy" tại số 18 Đỗ Văn Dậy, ấp Tân Thới 1, xã Tân Hiệp, huyện Hóc Môn TP.HCM của Liên hiệp Hợp tác xã Thương mại Thành phố Hồ Chí Minh  (17/04)
■  Về cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đối với căn nhà đã xây dựng của Công ty Cổ phần ThuThiemGroup  (17/04)
■  Về cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đối với 15 nền đất đã đầu tư xây dựng của Công ty TNHH Một thành viên Xây dựng và Kinh doanh nhà Phú Nhuận  (17/04)
■  Về cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất tại Khu nhà ở Hai Thành, phường Bình Trị Đông B, quận Bình Tân của Công ty TNHH Sản xuất Kinh doanh Hai Thành  (17/04)
■  Thông báo kết quả kiểm tra hiện trạng sử dụng đất, nhà ở, công trình xây dựng và điều kiện chuyển nhượng quyền sử dụng đất, bán nhà ở của chủ đầu tư  (17/04)
 
  • Sống thân thiện với môi trường
 

SỐ LƯỢT TRUY CẬP

4
9
6
4
0
8
8
8
Tin tức sự kiện 19 Tháng Giêng 2016 7:40:00 SA

Giảm thiểu các chất ô nhiễm khí hậu không bền

 

 

Chất ô nhiễm khí hậu không bền/ngắn hạn (viết tắt là SLCPs) là các chất có tuổi thọ tương đối ngắn trong khí quyển (một vài ngày đến vài thập kỷ) và ảnh hưởng đến sự nóng lên toàn cầu.

 

 

 

SLCPs chính bao gồm carbon đen, methane và ozone tầng đối lưu - là những chất gây tác động lớn đến hiệu ứng nhà kính sau C02. SLCPs được coi là chất gây ô nhiễm nguy hiểm, tác động xấu đến sức khỏe con người, hệ sinh thái; là nguyên nhân gây mất mùa và biến đổi khí hậu. SLCPs khác bao gồm một số hydrofluorocarbons (HFCs) (hiện nay trong khí quyển chỉ có số lượng nhỏ HFCs, tuy nhiên chúng góp phần làm nhiệt độ tăng tương đương với 19% lượng khí thải C02 toàn cầu vào năm 2050). Do vậy, việc giảm thiểu SLCPs mang lại nhiều lợi ích như: Làm chậm quá trình nóng lên toàn cầu; Tránh các tác động xấu lên sức khỏe con người; và Tăng năng suất cây trồng.

 

Nhiều sáng kiến hữu ích nhằm giải quyết các vấn đề liên quan đến SLCPs được Hiệp hội Khí hậu và Không khí sạch (CCAC) được đề xuất, thực hiện. Tính đến tháng 12 năm 2015, có 109 thành viên CCAC, bao gồm các quốc gia, tổ chức hội nhập kinh tế khu vực, tổ chức liên chính phủ và tổ chức phi chính phủ. Trong khuôn khổ hoạt động của CCAC, đến nay các thành viên tham gia CCAC đã đề xuất nhiều sáng kiến như Sáng kiến về giảm phát thải carbon đen từ các phương tiện và động cơ sử dụng nhiên liệu Diesel; Sáng kiến về giảm thiểu carbon đen và các chất gây ô nhiễm khác từ sản xuất gạch; Sáng kiến về giảm thiếu SLCPs trong lĩnh vực quản lý chất thải rắn; Sáng kiến về tăng cường ứng dụng các tiêu chuẩn và công nghệ thay thế HFC; Sáng kiến về thúc đẩy việc giảm thiếu khí Methane và carbon đen từ việc sản xuất khí đốt tự nhiên và dầu; Sáng kiến về giải quyết các vấn đề liên quan đến SLCPs trong lĩnh vực nông nghiệp; Sáng kiến về giảm SLCPs từ các hộ gia đình,…

 

Đối với Việt Nam, việc lồng ghép các kế hoạch, hành động quốc gia về kiểm soát ô nhiễm không khí, sức khỏe môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu với các chương trình, hành động, sáng kiến của CCAC liên quan đến SLCPs sẽ đóng vai trò quan trọng. Ngoài ra, tham gia vào CCAC, Việt Nam sẽ có cơ hội cùng với các nước trong khu vực thực hiện những hành động cụ thể đã đề ra nhằm giải quyết các vấn đề liên quan đến SLCPs như: Huy động tài chính hỗ trợ cho việc giảm SLCPs; Hỗ trợ xây dựng và thực thi Kế hoạch hành động quốc gia về SLCPs; Đánh giá về SLCPs trên phạm vi khu vực; Xây dựng các Sáng kiến về sức khỏe người dân thành thị.

 

 

 

Nguồn: Website Bộ TNMT.


Số lượt người xem: 2378    

TIN MỚI HƠN

TIN ĐÃ ĐƯA

Xem tiếp
Xem theo ngày Xem theo ngày
Tìm kiếm