■  Công khai báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường Cơ sở "Siêu thị Co.opmart Foodcosa" tại số 304A Quang Trung, Phường 11, quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh của Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ Đồng Thịnh  (17/04)
■  Công khai báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường Cơ sở "Siêu thị Co.opmart Đỗ Văn Dậy" tại số 18 Đỗ Văn Dậy, ấp Tân Thới 1, xã Tân Hiệp, huyện Hóc Môn TP.HCM của Liên hiệp Hợp tác xã Thương mại Thành phố Hồ Chí Minh  (17/04)
■  Về cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đối với căn nhà đã xây dựng của Công ty Cổ phần ThuThiemGroup  (17/04)
■  Về cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đối với 15 nền đất đã đầu tư xây dựng của Công ty TNHH Một thành viên Xây dựng và Kinh doanh nhà Phú Nhuận  (17/04)
■  Về cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất tại Khu nhà ở Hai Thành, phường Bình Trị Đông B, quận Bình Tân của Công ty TNHH Sản xuất Kinh doanh Hai Thành  (17/04)
■  Thông báo kết quả kiểm tra hiện trạng sử dụng đất, nhà ở, công trình xây dựng và điều kiện chuyển nhượng quyền sử dụng đất, bán nhà ở của chủ đầu tư  (17/04)
 
  • Sống thân thiện với môi trường
 

SỐ LƯỢT TRUY CẬP

4
9
6
5
0
4
3
5
Tin tức sự kiện 20 Tháng Giêng 2016 8:05:00 SA

Nhiều khó khăn trong quản lý môi trường chăn nuôi

 

 

 

 

(TN&MT) - Ngày 18/1/2016 tại Hà Nội, Viện Khoa học Môi trường thuộc Tổng cục Môi trường tổ chức Hội thảo Quản lý chất thải chăn nuôi tại Việt Nam. Tới dự hội thảo có TS. Nguyễn Thế Đồng, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường; TS. Phạm Văn Lợi - Viện trưởng Viện Quản lý Môi trường cùng các cơ quan, ban ngành liên quan.

 

Phát biểu khai mạc Hội thảo, TS. Nguyễn Thế Đồng cho biết: Những năm vừa qua nhờ chính sách đổi mới, nông nghiệp có tốc độ phát triển cao, đóng góp đáng kể vào phát triển KT-XH của đất nước. Tuy nhiên, bên cạnh sự phát triển với tốc độ nhanh như vậy đã dẫn đến những quan ngại về môi trường, đặc biệt chăn nuôi ở quy mô trang trại, gia đình.

 

Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường Nguyễn Thế Đồng phát biểu tại hội thảo
Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường Nguyễn Thế Đồng phát biểu tại hội thảo

 

Hiện nay đối với việc xử lý chất thải rắn trong chăn nuôi vẫn còn khoảng 40 – 70% được ủ làm phân bón, khoảng 30 – 60% xả thải trực tiếp ra môi trường (ao, kênh, rạch, mương, đất…) hoặc phần nhỏ được xử lý bằng biogas. Hầu hết các cơ sở chăn nuôi không có nhà máy xử lý hoàn chỉnh, đạt tiêu chuẩn TCVN 37775 – 83. Các chất thải rắn khác như dụng cụ chăn nuôi, vật tư thú y…hầu như chưa được xử lý. Theo số liệu thống kê trong chất thải rắn có chứa 56% đến 83% nước, 1 - 26% chất hữu cơ, 0,32-1,6% nitơ… nhiều loại vi khuẩn, viruts, trứng ký sinh trùng gây bệnh cho người và động vật. Ngoài ra, chất thải khí làm gây ô nhiễm môi trường và mùi. Trong khi đó, công tác xử lý môi trường vẫn còn khó khăn bởi chưa có cơ chế chính sách khuyến khích phối hợp hiệu quả giữa các cơ quan liên quan; phương thức chăn nuôi nhỏ lẻ gây khó quản lý và thiếu đầu tư cho xử lý chất thải chăn nuôi; chưa có quy chuẩn dành riêng cho xử lý nước thải chăn nuôi…

 

Toàn cảnh hội thảo
Toàn cảnh hội thảo

 

Để giải quyết những khó khăn tồn tại trong quản lý chất thải chăn nuôi, các đại biểu tham dự hội thảo cho rằng Nhà nước cần tăng ngân sách đối với các hoạt động điều tra, khảo sát về môi trường chăn nuôi, hỗ trợ các hoạt động bảo vệ môi trường, các chương trình giảm phát thải khí nhà kính trong chăn nuôi. Nhà nước nên ưu tiên cho các chính sách tài chính, hoạt động phát triển chăn nuôi gắn liền với BVMT. Các địa phương khuyến khích các tập thể và cá nhân có thành tích xuất sắc và tầm ảnh hưởng lớn trong BVMT. Các địa phương cần kịp thời báo cáo các cơ quan quản lý cấp trên về các vùng, cơ sở ô nhiễm môi trường để sớm có phương án quản lý và khắc phục hiệu quả. Đồng thời, các cơ quan quản lý nhà nước cần tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra giám sát, phát hiện kịp thời xử lý các trường hợp vi phạm.


Hội thảo lần này cũng đồng thời đưa ra một số giải pháp và giới thiệu một số công nghệ xử lý môi trường trong nông nghiệp tại Nhật Bản.

 

 

Nguồn: Báo điện tử Tài nguyên và Môi trường.


Số lượt người xem: 2602    

TIN MỚI HƠN

TIN ĐÃ ĐƯA

Xem tiếp
Xem theo ngày Xem theo ngày
Tìm kiếm