■  Công khai báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường Cơ sở "Siêu thị Co.opmart Foodcosa" tại số 304A Quang Trung, Phường 11, quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh của Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ Đồng Thịnh  (17/04)
■  Công khai báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường Cơ sở "Siêu thị Co.opmart Đỗ Văn Dậy" tại số 18 Đỗ Văn Dậy, ấp Tân Thới 1, xã Tân Hiệp, huyện Hóc Môn TP.HCM của Liên hiệp Hợp tác xã Thương mại Thành phố Hồ Chí Minh  (17/04)
■  Về cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đối với căn nhà đã xây dựng của Công ty Cổ phần ThuThiemGroup  (17/04)
■  Về cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đối với 15 nền đất đã đầu tư xây dựng của Công ty TNHH Một thành viên Xây dựng và Kinh doanh nhà Phú Nhuận  (17/04)
■  Về cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất tại Khu nhà ở Hai Thành, phường Bình Trị Đông B, quận Bình Tân của Công ty TNHH Sản xuất Kinh doanh Hai Thành  (17/04)
■  Thông báo kết quả kiểm tra hiện trạng sử dụng đất, nhà ở, công trình xây dựng và điều kiện chuyển nhượng quyền sử dụng đất, bán nhà ở của chủ đầu tư  (17/04)
 
  • Sống thân thiện với môi trường
 

SỐ LƯỢT TRUY CẬP

4
9
6
4
0
7
7
1
Tin tức sự kiện 08 Tháng Chín 2016 8:10:00 SA

Bộ trưởng Trần Hồng Hà: Thực hiện nghiêm Chỉ thị của Thủ tướng, tạo chuyển biến trong công tác BVMT

 

 

(TN&MT) - Bảo vệ môi trường là nhiệm vụ xuyên suốt, không chỉ là trách nhiệm của cơ quan quản lý Nhà nước mà của toàn xã hội; Suy nghĩ trong BVMT phải mang tính toàn cầu, tư duy khu vực và tầm nhìn quốc gia nhưng việc thực hiện phải ở các địa phương cơ sở… đó là quan điểm của Bộ trưởng Trần Hồng Hà khi ông trả lời phỏng vấn phóng viên Báo Tài nguyên và Môi trường ngay sau khi Thủ tướng Chính phủ ký ban hành Chỉ thị số 25/CT-TTg về một số nhiệm vụ, giải pháp cấp bách về bảo vệ môi trường.

 

Trả lời phỏng vấn phóng viên Báo TN&MT, Bộ trưởng Trần Hồng Hà khẳng định: Bảo vệ môi trường là nhiệm vụ xuyên suốt, không chỉ là trách nhiệm của cơ quan quản lý Nhà nước mà của toàn xã hội. Ảnh: Việt Hùng
Trả lời phỏng vấn phóng viên Báo TN&MT, Bộ trưởng Trần Hồng Hà khẳng định: Bảo vệ môi trường là nhiệm vụ xuyên suốt, không chỉ là trách nhiệm của cơ quan quản lý Nhà nước mà của toàn xã hội. Ảnh: Việt Hùng

PVThưa Bộ trưởng, xin ông cho biết bối cảnh ra đời của Chỉ thị 25 mà Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành?

Bộ trưởng Trần Hồng Hà: Trước tiên trong những năm gần đây, nước ta thực hiện chính sách đổi mới kinh tế, hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng. Việc đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đã tạo ra nhiều cơ hội đầu tư mới… Tuy nhiên, việc thu hút, triển khai các dự án đầu tư trong thời gian qua còn bộc lộ một số hạn chế, bất cập. Tình trạng thu hút đầu tư một cách ồ ạt vẫn diễn ra ở một số nơi; công tác bảo vệ môi trường chưa được xem trọng một cách đầy đủ, toàn diện và chưa thực sự trở thành một trong ba trụ cột phát triển bền vững của đất nước. Tình trạng ô nhiễm môi trường và suy kiệt tài nguyên thiên nhiên ngày càng nghiêm trọng làm ảnh hưởng đến sức khỏe, đời sống của người dân, gây bức xúc trong xã hội.

Trong thời gian từ đầu năm 2016 tới nay, trên toàn quốc  đã xảy ra hơn 50 vụ việc gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, nổi cộm được dư luận xã hội quan tâm, bức xúc. Điển hình là sự cố sự cố môi trường làm hải sản chết bất thường tại 4 tỉnh khu vực miền Trung do Công ty TNHH Gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh gây ra.

Bên cạnh đó, Nghị quyết Đại hội Đảng, Nghị quyết 24 cũng yêu cầu và chỉ rõ, đây là thời điểm chúng ta cần thay đổi. Ngoài ra, năm 2016 cũng là năm mở đầu cho kỷ nguyên mới, kỷ nguyên chuyển đổi từ sử dụng năng lượng nâu sang năng lượng xanh, sử dụng năng lượng tái tạo thay vì năng lượng hóa thạch; khuyến khích cách doanh nghiệp đầu tư phát triển theo mô hình phát thải các bon thấp... Vì vậy, có thể nói nếu thời điểm này mà không thay đổi thì Việt Nam sẽ mất cơ hội cạnh tranh, không tận dụng được cơ hội trong quá trình phát triển và hội nhập với Thế giới.

Trước những cơ hội và yêu cầu cấp bách nói trên, Thủ tướng Chính phủ đã chủ trì Hội nghị trực tuyến về công tác bảo vệ môi trường toàn quốc ngày 24/8 và sau đó, mới đây nhất, Thủ tướng đã ký, ban hành Chỉ thị số 25/CT-TTg về một số nhiệm vụ, giải pháp cấp bách về bảo vệ môi trường. Chỉ thị chính là cơ sở quan trọng để phát huy tiềm năng, tạo đột phá, tận dụng cơ hội vượt qua những thách thức về môi trường trong quá trình phát triển.

PVVậy điểm nhấn và điểm đổi mới trong Chỉ thị 25 mà Thủ tướng mới ban hành là gì thưa Bộ trưởng?

Bộ trưởng Trần Hồng Hà: Điểm nhấn, điểm đổi mới của Chỉ thị lần này trước hết, chính là việc đề cao tính kỷ luật, kỷ cương, trách nhiệm, thực hiện đồng bộ giữa chủ trương chính sách pháp luật, hiện thực hóa Nghị quyết của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về bảo vệ môi trường.

Thứ hai, Chỉ thị lần này hiện thực hóa việc thực hiện các Nghị quyết của Đảng và Nhà nước có từ trước đến nay. Năm 2016 là năm đầu tiên thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng Toàn quốc lần thứ XII.

Thứ ba, việc ban hành Chỉ thị lần này thay đổi tư duy bảo vệ môi trường. Đầu tư cho môi trường là đầu tư cho phát triển. Bảo vệ môi trường phải lấy phòng ngừa và ngăn chặn là chính chứ không phải để xảy ra mới xử lý. Quản lý môi trường phải mang tính chất tiếp cận liên vùng và tư duy của nền kinh tế thị trường - người gây ô nhiễm phải chi trả…

Bộ trưởng Trần Hồng Hà trao đổi với các chuyên gia bên lề một Hội thảo về việc Việt Nam thực hiện các cam kết của Thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu vừa diễn ra tại Hà Nội đầu tháng 9/2016. Ảnh: Việt Hùng
Bộ trưởng Trần Hồng Hà trao đổi với các chuyên gia bên lề một Hội thảo về việc Việt Nam thực hiện các cam kết của Thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu vừa diễn ra tại Hà Nội đầu tháng 9/2016. Ảnh: Việt Hùng

PV: Để thực hiện tốt Chỉ thị của Thủ tướng, vai trò của các cơ quan quản lý Nhà nước là gì thưa Bộ trưởng?

Bộ trưởng Trần Hồng Hà: Một trong những nhiệm vụ để xác định vai trò trách nhiệm của Nhà nước trong việc thực hiện Chỉ thị đó là: Trong nền kinh tế thị trường cần phải xác định vai trò của Nhà nước trong việc bảo vệ môi trường.

Bên cạnh việc thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, tôi cho rằng trong 5 năm cần có sự đổi mới cơ bản thông qua việc đầu tư cho hạ tầng trong bảo vệ môi trường. Những dịch vụ, công trình mà chưa có sự tham gia của người dân và xã hội như: Quan trắc môi trường, xử lý chất thải, nước thải, giám sát môi trường, dự báo khí tượng thủy văn… hay nói cách khác là hạ tầng cho bảo vệ môi trường rất cần được Nhà nước đầu tư hoặc đầu tư theo hình thức BOT để sớm hoàn thiện hạ tầng xử lý môi trường như: xử lý rác thải, hạ tầng giám sát môi trường, nâng cao năng lực của các cơ quan quản lý môi trường…

Ngoài ra, tôi cho rằng, Nhà nước cũng cần tạo cơ chế để khuyến khích sự tham gia của xã hội. Trước mắt cần điều chỉnh nguồn thu cho môi trường theo nguyên tắc người gây ô nhiễm trả tiền đồng thời tạo nguồn thu từ dịch vụ môi trường. Bộ TN&MT cũng đã kiến nghị Chính phủ cho phép sử dụng toàn bộ nguồn thu này để quay lại đầu tư cho công tác bảo vệ môi trường. Đặc biệt, trong thời gian tới, tôi cho rằng Nhà nước cần quan tâm, ưu tiên đến việc đào tạo, nghiên cứu và phát triển nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn chất lượng cao thực hiện các công việc trong lĩnh vực bảo vệ môi trường

PVVậy các Bộ, Ngành địa phương và các đoàn thể phải làm gì để thực hiện Chỉ thị của Thủ tướng, thưa Bộ trưởng?

Bộ trưởng Trần Hồng Hà: Với các bộ, ngành và địa phương, để đảm bảo mục tiêu bảo vệ môi trường trong giai đoạn mới, Thủ tướng đã giao trách nhiệm rất rõ. Cụ thể là: Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp với Bộ Xây dựng, các Bộ liên quan đề xuất công nghệ xử lý chất thải rắn phù hợp với điều kiện thực tiễn của Việt Nam; kiểm soát chặt chẽ trình độ công nghệ của các dự án, máy móc thiết bị nhập khẩu nhằm đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường.

Bộ Xây dựng đề xuất suất đầu tư, giá dịch vụ trong xử lý chất thải, đặc biệt là chất thải rắn; triển khai thí điểm một số dự án về thu gom, xử lý nước thải, chất thải rắn tập trung; rà soát và tổ chức kiểm tra việc tuân thủ quy hoạch xây dựng chi tiết đối với các dự án đầu tư lớn, có tác động xấu đến môi trường.

Thủ tướng cũng đã giao Bộ Công Thương rà soát và tổ chức kiểm tra việc tuân thủ thiết kế cơ sở, thiết kế chi tiết do Bộ phê duyệt hoặc chủ trì tham gia góp ý kiến trong quá trình thẩm định, phê duyệt đối với các dự án đầu tư lớn, có tác động xấu đến môi trường…

Về trách nhiệm của UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Thủ tướng cũng đã có những yêu cầu hết sức rõ ràng. Cụ thể, Thủ tướng yêu cầu: Thực hiện nghiêm, chặt chẽ các quy định về bảo vệ môi trường trong chấp thuận, quyết định, triển khai và vận hành dự án đầu tư; Hoàn thành việc phê duyệt, rà soát phê duyệt lại theo thẩm quyền quy hoạch quản lý chất thải rắn trong năm 2017; Tổ chức thực hiện quy hoạch đã được phê duyệt; Hoàn thành việc lắp đặt và vận hành hệ thống kết nối, tiếp nhận dữ liệu quan trắc tự động từ các cơ sở đến Sở TN&MT theo quy định trong năm 2017…

Tôi cho rằng, để thực hiện tốt Chỉ thị cần sự vào cuộc đồng bộ của cả hệ thống chính trị từ Cấp ủy, Chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhất là cấp cơ sở. Các địa phương cần xác định bảo vệ môi trường không chỉ là trách nhiệm của cơ quan quản lý Nhà nước mà của toàn xã hội; Suy nghĩ trong BVMT phải xuyên suốt, mang tính toàn cầu, tư duy khu vực và tầm nhìn quốc gia nhưng việc thực hiện có đem lại kết quả hay không phải ở sự nỗ lực của các địa phương nhất là cấp cơ sở và đặc biệt là ý thức của mỗi người dân…

Nếu như trước đây đầu tư cho môi trường chỉ là một phần “phụ” thì nay phải coi đó là một ngành kinh tế. Phải coi những việc: xử lý rác thải, xử lý nước thải, trồng rừng, bảo vệ và xử dụng rừng hợp lý… đều là các ngành kinh tế để đầu tư và phát triển.

Riêng với Bộ TN&MT, phải đẩy mạnh công tác quản lý nhà nước xây dựng chính sách pháp luật theo hướng người gây ô nhiễm trả tiền, thu hút xã hội hóa công tác bảo vệ môi trường, quy hoạch và đầu tư xây dựng, kiểm soát ô nhiễm, xây dựng hạ tầng kỹ thuật bảo vệ môi trường, đặc biệt là tích cực hợp tác quốc tế để giải quyết các vấn đề xuyên biên giới về môi trường…  

Các cơ quan chức năng của Bộ TN&MT phải rà soát, chấn chỉnh, nâng cao chất lượng, hiệu quả các công cụ, biện pháp bảo vệ môi trường trong quá trình thẩm định, phê duyệt, thực hiện và vận hành dự án bảo đảm đồng bộ, thống nhất; Chủ trì, phối hợp với các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện tổng điều tra, đánh giá, phân loại các nguồn thải trên phạm vi cả nước; xây hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về nguồn thải; Xây dựng hệ thống quan trắc, cảnh báo về môi trường tại các vùng kinh tế trọng điểm, các khu vực tập trung nhiều nguồn thải, khu nhạy cảm về môi trường trước năm 2020.

Ngoài ra, để thực hiện tốt Chỉ thị, chúng sẽ tiếp tục tăng cường thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường. Bộ TN&MT sẽ tập trung thanh tra, kiểm tra các đối tượng các cơ sở có lưu lượng nước thải từ 200 m3/ngày trở lên trên phạm vi cả nước; xử lý nghiêm các cơ sở có hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường; chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính nghiên cứu, đề xuất cơ chế quản lý, sử dụng tiền nộp phạt vi phạm hành chính về môi trường phục vụ trực tiếp cho lực lượng thanh tra, kiểm tra…

Với sự quyết liệt đó của Thủ tướng Chính phủ, của Chính phủ và các bộ, ban, ngành, địa phương, của mỗi doanh nghiệp, mỗi công dân… và đặc biệt là sự vào cuộc, đẩy mạnh tuyên truyền của các cơ quan thông tin đại chúng, tôi nghĩ công tác bảo vệ môi trường của Việt Nam sẽ có những bước phát triển đáng kể trong thời gian tới.

PV: Trân trọng cám ơn Bộ trưởng!


Nguồn: Báo điện tử Tài nguyên và Môi trường

 


Số lượt người xem: 4036    

TIN MỚI HƠN

TIN ĐÃ ĐƯA

Xem tiếp
Xem theo ngày Xem theo ngày
Tìm kiếm