• Sống thân thiện với môi trường
 

SỐ LƯỢT TRUY CẬP

4
9
3
2
9
9
2
4
Thông tin tổng hợp lĩnh vực khác 16 Tháng Chín 2016 8:15:00 SA

Phê duyệt Kế hoạch 5 năm (2016 – 2020) triển khai, thực hiện Quy hoạch mạng lưới quan trắc tài nguyên và môi trường quốc gia

 


Ảnh minh họa


 
Đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm thực hiện của ngành TN&MT giai đoạn 2016 - 2020 vừa được Bộ trưởng Bộ TN&MT Trần Hồng Hà ký ban hành tại Quyết định số 2044/QĐ-BTNMT. Kế hoạch cũng đưa ra các mục tiêu, nhiệm vụ cụ thể, cũng như các giải pháp chủ yếu, nguồn lực và tổ chức thực hiện để bảo đảm triển khai thành công nhiệm vụ Thủ tướng Chính phủ giao tại Quyết định số 90/QĐ-TTg về Quy hoạch mạng lưới quan trắc tài nguyên và môi trường quốc gia giai đoạn 2016-2025, tầm nhìn đến 2030.
 

 

Việc xây dựng mạng lưới quan trắc TN&MT dựa trên quan điểm xuyên suốt cơ bản là: (i) được quy hoạch lồng ghép tối đa giữa các lĩnh vực, kế thừa, tận dụng cơ sở vật chất kỹ thuật và đội ngũ quan trắc viên hiện có, trong đó mạng quan trắc khí tượng thủy văn là nòng cốt. (ii) được đầu tư, vận hành đảm bảo đồng bộ, tiên tiến, hiện đại và toàn diện; nhằm đẩy nhanh tốc độ hiện đại hóa công nghệ và thiết bị quan trắc, phân tích, truyền tin và xử lý thông tin theo hướng số hóa, tự động hóa trên cơ sở phát huy công nghệ trong nước và tiếp thu công nghệ tiên tiến của nước ngoài. (iii) bổ sung, nâng cấp và hoàn thiện; kết nối và chia sẻ thông tin từ trung ương đến địa phương với sự quản lý thống nhất của Bộ TN&MT. (iv) bước đầu đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đảm bảo công tác quản lý và vận hành mạng quan trắc TN&MT tiên tiến, hiện đại đáp ứng việc cung cấp số liệu, thông tin điều tra cơ bản về TN&MT phục vụ công tác quản lý ngành TN&MT. (v) đầu tư xây dựng tập trung, có trọng tâm, trọng điểm, phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội; trước mắt bảo đảm chủ yếu bằng nguồn ngân sách nhà nước, bước đầu xây dựng cơ chế, chính sách nhằm huy động tối đa nguồn tài chính hợp pháp khác để thực hiện nhằm xã hội một phần hoạt động quan trắc.

 

Do vậy, mục tiêu đặt ra giai đoạn 2016 - 2020 là triển khai triển khai, thực hiện Quy hoạch mạng lưới quan trắc TN&MT quốc gia hợp lý, thống nhất, đồng bộ, hiện đại, đạt trình độ hàng đầu khu vực Đông Nam Á và trình độ tiên tiến của khu vực châu Á; đáp ứng nhu cầu thông tin điều tra cơ bản phục vụ quản lý nhà nước về tài nguyên nước, tài nguyên đất, biển và hải đảo, khí tượng thủy văn, bảo vệ môi trường và các ngành kinh tế kỹ thuật khác; phục vụ dự báo cảnh báo, phòng tránh, giảm nhẹ thiệt hại do thiên tai và ô nhiễm môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu trong giai đoạn 2016 - 2020.

 

Theo Kế hoạch, Bộ trưởng Trần Hồng Hà nhấn mạnh tới các nhiệm vụ chủ yếu giai đoạn 2016 - 2020 như sau:

 

Thứ nhất, nâng cấp và hiện đại hóa các trạm quan trắc TN&MT hiện có; xây dựng và đưa vào vận hành ít nhất 1/2 số trạm, điểm dự kiến xây mới; trọng tâm là những khu vực, những yếu tố quan trắc có nhu cầu cấp bách phục vụ dự báo, cảnh báo, phòng chống thiên tai và bảo vệ môi trường; bao gồm: 1.035 trạm quan trắc (hiện có 671, xây mới 364, nâng cấp 48); 4.951 điểm quan trắc (hiện có 1.877, xây mới 3.074, nâng cấp 449); 1.146 công trình quan trắc (hiện có 735, xây mới 411).

 

 

Thứ hai, tăng cường năng lực truyền tin giữa các trạm quan trắc, các trung tâm xử lý và quản lý dữ liệu TN&MT; tạo lập, quản lý và khai thác có hiệu quả cơ sở dữ liệu quan trắc TN&MT; nâng cấp, hiện đại hóa các trung tâm xử lý và quản lý dữ liệu TN&MT, các phòng phân tích thí nghiệm phục vụ hệ thống mạng quan trắc.

 

Thứ ba, bổ sung, sửa đổi các tiêu chuẩn, quy chuẩn, quy định kỹ thuật; các chỉ tiêu quan trắc một cách đồng bộ, đáp ứng được yêu cầu của các lĩnh vực TN&MT. Xây dựng các cơ chế chính sách, văn bản quy phạm pháp luật cụ thể hóa chủ trương xã hội hóa hoạt động quan trắc.

 

Thứ tư, xây dựng và hoàn thiện cơ cấu tổ chức, bộ máy quản lý và điều hành; đào tạo bổ sung đội ngũ quan trắc viên, đáp ứng yêu cầu của mạng lưới quan trắc TN&MT.

 

Thứ năm, kết nối, tích hợp với mạng lưới quan trắc TN&MT của các Bộ, ngành và địa phương; xây dựng văn bản quy phạm pháp luật quy định tích hợp, quản lý, chia sẻ thông tin dữ liệu quan trắc TN&MT.

 

Đặc biệt, Kế hoạch cũng quy định rõ các mục tiêu, nhiệm vụ cụ thể đối với từng mạng lưới quan trắc, bao gồm: Mạng lưới quan trắc khí tượng thủy văn (bao gồm: Mạng lưới quan trắc khí tượng; Mạng lưới quan trắc thủy văn; Mạng lưới quan trắc khí tượng hải văn); Mạng lưới quan trắc tài nguyên nước (bao gồm: Mạng lưới quan trắc tài nguyên nước mặt; Mạng lưới quan trắc tài nguyên nước dưới đất); Mạng lưới quan trắc môi trường; Mạng lưới quan trắc TN&MT biển; Mạng lưới quan trắc định vị vệ tinh và địa động lực; Mạng lưới quan trắc viễn thám; Mạng lưới quan trắc tại các mỏ khoáng sản độc hại; và các Phòng thí nghiệm.

 

Để triển khai thành công Kế hoạch này, Bộ trưởng Trần Hồng Hà nhấn mạnh tới 05 nhóm giải pháp chủ yếu, trong đó tập trung hoàn thiện hệ thống chính sách pháp luật, kiện toàn tổ chức bộ máy; đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, đổi mới công nghệ quan trắc; nghiên cứu, ứng dụng các thành tựu khoa học và công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực; mở rộng hợp tác quốc tế; tăng cường và đa dạng hóa các nguồn vốn đầu tư.

 

 

 

Nguồn: CTTĐT


Số lượt người xem: 2955    

TIN MỚI HƠN

TIN ĐÃ ĐƯA

Xem tiếp
Xem theo ngày Xem theo ngày
Tìm kiếm