• Sống thân thiện với môi trường
 

SỐ LƯỢT TRUY CẬP

4
9
3
2
5
5
4
8
Thông tin tổng hợp lĩnh vực khác 19 Tháng Chín 2018 10:40:00 SA

Ngành nông nghiệp thích ứng với biến đổi khí hậu

 

 

 
Biến đổi khí hậu (BĐKH) - thay đổi thời tiết, khí tượng - thủy văn đang diễn ra trên phạm vi toàn cầu, đã gây ảnh hưởng nhất định đến điều kiện phát triển kinh tế - xã hội, đời sống của người dân Việt Nam nói chung và TPHCM nói riêng.
 

Nông dân TPHCM đang thích nghi với biến đổi khí hậu để tăng gia sản xuất. Ảnh: THÀNH TRÍ

Nông dân TPHCM đang thích nghi với biến đổi khí hậu để tăng gia sản xuất. Ảnh: THÀNH TRÍ

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT) TPHCM, Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) xếp TPHCM nằm trong danh sách 10 thành phố trên thế giới bị đe dọa nhiều nhất của BĐKH.

Cụ thể, như nhiệt độ, lượng mưa, mực nước đều có hiện tượng tăng cao bất thường và xu thế tăng nhanh; nhiệt độ tăng trên khu vực các huyện ngoại thành là 0,3°C, trong khu vực nội thành là 0,4°C tại trung tâm đô thị là 0,5°C.

Ngành nông nghiệp, nông thôn được đánh giá là một trong những ngành chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của BĐKH vì đặc thù các ngành sản xuất nông nghiệp, nông thôn, lâm nghiệp, thủy sản, thủy lợi gắn chặt với các yếu tố tự nhiên và chịu ảnh hưởng trực tiếp từ các yếu tố tự nhiên.

Hậu quả dễ thấy nhất là diện tích đất nông nghiệp bị giảm do nước biển dâng và dự báo nếu nước biển dâng 100cm thì TPHCM có khoảng 20% diện tích bị ngập; trong đó, các huyện ngoại thành như Bình Chánh, Củ Chi, Hóc Môn, Nhà Bè bị ảnh hưởng nặng nề nhất.

Trước những tác động của BĐKH, Sở NN-PTNT TPHCM đã triển khai nhiều giải pháp nhằm chủ động giảm thiểu và thích ứng với BĐKH, đảm bảo phát triển bền vững. Trong đó đã tổ chức nhiều buổi hội thảo, hội nghị, các lớp tập huấn tư vấn nhằm nâng cao nhận thức cho cán bộ, người dân về BĐKH, thiên tai.

Song song đó, sở này cũng phát hành hơn 20.000 bộ tài liệu tuyên truyền bao gồm quạt nhựa, tờ bướm, poster tuyên truyền về ứng phó với BĐKH trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn cho người dân có hoạt động sản xuất nông nghiệp trên địa bàn các huyện Củ Chi, Hóc Môn, Bình Chánh, Nhà Bè và quận 9, 12, Thủ Đức , Bình Tân.

Ngoài ra, Sở NN-PTNT TPHCM cũng thực hiện lồng ghép công tác ứng phó với BĐKH trong các hoạt động chuyên ngành. Cụ thể, như đề tài nghiên cứu giải pháp ứng phó BĐKH trong sản xuất muối của diêm dân huyện Cần Giờ. Dự án đã triển khai 17 mô hình thu trữ nước chát trong quá trình sản xuất muối nhằm hạn chế lệ thuộc hoàn toàn vào yếu tố thời tiết, đặc biệt là những cơn mưa trái mùa, tăng năng suất, giảm thời gian kết tinh muối khi gặp mưa trái mùa. Về đề án trồng rừng và cây xanh, đến nay đã trồng được gần 6.000 cây xanh, góp phần tăng cường mảng xanh của thành phố, giảm thiểu khí nhà kính và thời gian qua không để cháy trong diện tích quy hoạch 3 loại rừng đặc dụng, phòng hộ, sản xuất. Hỗ trợ người dân xây dựng hầm biogas xử lý chất thải trong chăn nuôi, góp phần giảm thiểu khí nhà kính, hạn chế ô nhiễm môi trường. Trong giai đoạn 2009-2015 đã xây dựng 4.951 hầm và tổ chức 205 lớp tập huấn, hướng dẫn vận hành và bảo dưỡng hầm biogas.

Trong thời gian qua, mặc dù thành phố đã đạt được những kết quả nhất định trong công tác ứng phó với BĐKH, tuy nhiên, hiện thành phố vẫn đang gặp phải những khó khăn hạn chế như chưa có ngân hàng dữ liệu tập trung, thống nhất cấp thành phố; việc quản lý, chia sẻ thông tin, dữ liệu giữa các sở ban ngành, đơn vị thành phố còn hạn chế gây khó khăn cho công tác thu thập thông tin, tính toán số liệu, đánh giá tác động của BĐKH.

Nguồn nhân lực có chuyên môn trong công tác ứng phó BĐKH còn thiếu và hạn chế.

Nguồn kinh phí để triển khai các chương trình, dự án đầu tư ứng phó với BĐKH trong kế hoạch hành động là rất lớn nhưng nguồn ngân sách lại có hạn.

Nhằm mục tiêu nâng cao khả năng ứng phó, thích nghi với những tác động của BĐKH gây ra, giảm phát thải khí nhà kính, đảm bảo sự phát triển bền vững các lĩnh vực chuyên ngành nông nghiệp, nông thôn, phòng tránh giảm nhẹ thiệt hại do thiên tai, nước biển dâng; đồng thời tạo ra cơ hội phát triển bền vững các lĩnh vực của ngành nông nghiệp, nông thôn… trong thời gian tới, Sở NN-PTNT TPHCM sẽ tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền cho tất cả đối tượng về BĐKH. Chú trọng đến việc đảm bảo sản xuất nông nghiệp đô thị ổn định, phù hợp quy hoạch tổng thể, ít phát thải; an toàn hệ thống đê diều, phát huy hiệu quả hệ thống các công trình dân sinh, hạ tầng kỹ thuật đáp ứng yêu cầu phòng tránh, giảm thiểu thiệt hại do thiên tai.

 

Nguồn: SGGPO

 


Số lượt người xem: 2656    

TIN MỚI HƠN

TIN ĐÃ ĐƯA

Xem tiếp
Xem theo ngày Xem theo ngày
Tìm kiếm