■  Công khai báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường Cơ sở "Siêu thị Co.opmart Foodcosa" tại số 304A Quang Trung, Phường 11, quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh của Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ Đồng Thịnh  (17/04)
■  Công khai báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường Cơ sở "Siêu thị Co.opmart Đỗ Văn Dậy" tại số 18 Đỗ Văn Dậy, ấp Tân Thới 1, xã Tân Hiệp, huyện Hóc Môn TP.HCM của Liên hiệp Hợp tác xã Thương mại Thành phố Hồ Chí Minh  (17/04)
■  Về cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đối với căn nhà đã xây dựng của Công ty Cổ phần ThuThiemGroup  (17/04)
■  Về cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đối với 15 nền đất đã đầu tư xây dựng của Công ty TNHH Một thành viên Xây dựng và Kinh doanh nhà Phú Nhuận  (17/04)
■  Về cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất tại Khu nhà ở Hai Thành, phường Bình Trị Đông B, quận Bình Tân của Công ty TNHH Sản xuất Kinh doanh Hai Thành  (17/04)
■  Thông báo kết quả kiểm tra hiện trạng sử dụng đất, nhà ở, công trình xây dựng và điều kiện chuyển nhượng quyền sử dụng đất, bán nhà ở của chủ đầu tư  (17/04)
 
  • Sống thân thiện với môi trường
 

SỐ LƯỢT TRUY CẬP

4
9
6
3
4
9
9
1
Thông tin tổng hợp trong lĩnh vực môi trường 18 Tháng Năm 2018 8:45:00 SA

Phát triển doanh nghiệp dịch vụ môi trường

 

 

Việt Nam đang đối mặt với các vấn đề môi trường khi ngày càng đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa và hội nhập kinh tế quốc tế. Chính vì vậy, việc phát triển mạng lưới doanh nghiệp dịch vụ môi trường đang là nhu cầu cấp thiết hiện nay.

 

Khu vực xử lý nước thải tại Nhà máy Bình Hưng Hòa. Ảnh: THÀNH TRÍ

Số liệu thống kê cho thấy, trên cả nước có gần 4.000 doanh nghiệp được cấp phép hoạt động trong lĩnh vực môi trường, bao gồm thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải thông thường và chất thải nguy hại, nhưng phần lớn doanh nghiệp công nghiệp môi trường có quy mô nhỏ, vốn dưới 5 tỷ đồng (chiếm khoảng 52,6% tổng số doanh nghiệp môi trường). Mặc dù, số lượng doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh này không ít, nhưng năng lực và khả năng đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường còn thấp. Ngành công nghiệp môi trường non trẻ này mới đáp ứng khoảng 5% nhu cầu xử lý nước thải đô thị, chế biến khoảng 15% chất thải rắn và 14% lượng chất thải nguy hại. Trong khi đó, việc thu hút các nguồn vốn đầu tư vào phát triển công nghiệp môi trường và tiết kiệm năng lượng còn thấp, chưa tương xứng với yêu cầu của xã hội. Lĩnh vực dịch vụ môi trường vẫn chủ yếu dựa vào kinh phí cấp từ ngân sách nhà nước, nhất là lĩnh vực dịch vụ xử lý nước thải đô thị.

Nhiều ý kiến cho rằng, do quy mô của các doanh nghiệp dịch vụ môi trường thường vừa và nhỏ nên không có khả năng đầu tư để giải quyết các vấn đề lớn, quan trọng về môi trường như trung tâm xử lý chất thải nguy hại cấp vùng/liên tỉnh, xử lý sự cố tràn dầu, xử lý chất thải rắn sinh hoạt tập trung... Nguồn kinh phí cho công tác nghiên cứu khoa học công nghệ, ứng dụng và chuyển giao công nghệ còn hạn chế và bố trí chậm. Một số trường hợp, kinh phí bố trí chưa đáp ứng được yêu cầu để thực hiện các nhiệm vụ đề ra.  

Theo ông Nguyễn Thế Đồng, Phó Tổng cục trưởng Tổng Cục môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường, trước nhu cầu về công nghệ, thiết bị, dịch vụ môi trường ngày càng gia tăng, đòi hỏi ngành công nghiệp môi trường của Việt Nam cần được phát triển nhanh và toàn diện hơn. Theo đó, các doanh nghiệp ngành môi trường cần đẩy mạnh hơn nữa việc nghiên cứu, ứng dụng công nghệ hiện đại. Đồng thời, tăng cường kết nối với các quốc gia có nền khoa học công nghệ phát triển như Hàn Quốc, Nhật Bản... để có cơ hội hợp tác. Phấn đấu đến năm 2025, ngành công nghiệp môi trường cơ bản đáp ứng nhu cầu về bảo vệ môi trường cùng nhiều nhiệm vụ, giải pháp cụ thể để triển khai thực hiện đề án “Phát triển ngành công nghiệp môi trường Việt Nam đến năm 2025” đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 192/QĐ-TTg.

 

 

Nguồn: SGGPO

 


Số lượt người xem: 2327    

TIN MỚI HƠN

TIN ĐÃ ĐƯA

Xem tiếp
Xem theo ngày Xem theo ngày
Tìm kiếm