■  Công khai báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường Cơ sở "Siêu thị Co.opmart Foodcosa" tại số 304A Quang Trung, Phường 11, quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh của Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ Đồng Thịnh  (17/04)
■  Công khai báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường Cơ sở "Siêu thị Co.opmart Đỗ Văn Dậy" tại số 18 Đỗ Văn Dậy, ấp Tân Thới 1, xã Tân Hiệp, huyện Hóc Môn TP.HCM của Liên hiệp Hợp tác xã Thương mại Thành phố Hồ Chí Minh  (17/04)
■  Về cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đối với căn nhà đã xây dựng của Công ty Cổ phần ThuThiemGroup  (17/04)
■  Về cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đối với 15 nền đất đã đầu tư xây dựng của Công ty TNHH Một thành viên Xây dựng và Kinh doanh nhà Phú Nhuận  (17/04)
■  Về cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất tại Khu nhà ở Hai Thành, phường Bình Trị Đông B, quận Bình Tân của Công ty TNHH Sản xuất Kinh doanh Hai Thành  (17/04)
■  Thông báo kết quả kiểm tra hiện trạng sử dụng đất, nhà ở, công trình xây dựng và điều kiện chuyển nhượng quyền sử dụng đất, bán nhà ở của chủ đầu tư  (17/04)
 
  • Sống thân thiện với môi trường
 

SỐ LƯỢT TRUY CẬP

4
9
6
2
4
3
7
5
Thông tin tổng hợp trong lĩnh vực môi trường 30 Tháng Chín 2019 8:20:00 SA

TP.HCM: Hướng tới mục tiêu người dân uống nước trực tiếp tại vòi

 

(TN&MT) - Hiện nay, TP.HCM đang trong các bước chuẩn bị thực hiện Đề án xây dựng, hoàn thiện hệ thống cấp nước Thành phố đáp ứng được yêu cầu phát triển của thành phố trong từng giai đoạn và tiến tới cung cấp được nước sạch cho người dân uống trực tiếp tại vòi.

N1Ông Võ Văn Hoan, Phó Chủ tịch UBND TP.HCM phát biểu tại Hội thảo

Đây là thông tin được ông Võ Văn Hoan, Phó Chủ tịch UBND TP.HCM cho biết tại Hội thảo “Kinh nghiệm quốc tế và trong nước về nghiên cứu ứng dụng nhằm cung cấp nước sạch cho người dân - khuyến nghị cho TP.HCM giai đoạn 2020 - 2035” diễn ra trong sáng ngày 27/9.

Theo Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Võ Văn Hoan, đến nay, 100% dân số của thành phố đã được tiếp cận và sử dụng nguồn nước sạch, nhưng hệ thống cấp nước của thành phố vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của một đô thị hiện tại và trong tương lai.

Hiện nay, nguồn nước thô của thành phố được khai thác từ hệ thống sông Sài Gòn - Đồng Nai, nhưng TP.HCM lại nằm ở cuối lưu vực nên vấn đề ô nhiễm nguồn nước do tác động của phát triển kinh tế - xã hội tại các địa phương là rất lớn, không dễ kiểm soát. Ngoài ra, tác động của biến đổi khí hậu đã ảnh hưởng lớn đến nguồn nước thô cung cấp cho thành phố, khả năng ứng phó với diễn biến bất ngờ của nguồn nước thô đang là vấn đề đặt ra cho thành phố.

Trong khi đó, trong quy hoạch cấp nước đến năm 2025, TP.HCM cũng chưa đề cập đầy đủ nguồn nước thay thế và các công trình dự phòng, đảm bảo an toàn nguồn nước trong trường hợp ô nhiễm nguồn nước mặt. Những yếu tố này sẽ là nguy cơ gây mất an toàn cấp nước trong tương lai của TP.HCM.

Ngoài ra, theo ông Võ Văn Hoan, hệ thống mạng lưới đường ống cấp nước của TP.HCM mặc dù được đầu tư phát triển nhanh chóng và cơ sở hạ tầng ngày càng hoàn chỉnh hơn, đáp ứng được cơ bản yêu cầu truyền tải và phân phối nước đến người dân nhưng vẫn còn nhiều vấn đề cần phải có giải pháp khắc phục.

Theo đó, hệ thống cấp nước của TPHCM phát triển qua nhiều giai đoạn lịch sử, nhiều hạng mục công trình được đầu tư đã nhiều năm cần được cải tạo. Hệ thống cấp nước được cấu tạo mạng vòng, đường ống kết nối trực tiếp giữa nơi sản xuất và tiêu thụ, chưa có trạm trung gian, khu vực chứa nước dự phòng.

Áp lực nước tại các khu vực chưa đồng đều. Áp lực nước rất cao ở thượng nguồn, gần nhà máy nhưng về cuối nguồn, càng xa nhà máy thì càng thấp mà nguyên nhân là chưa có bể chứa, hệ thống bơm trung gian nhằm kiểm soát.

Mặt khác, dù chất lượng nước sản xuất tại các nhà máy đều đạt chuẩn, có thể dùng để ăn uống trực tiếp, tuy nhiên khi đến người sử dụng qua hệ thống mạng lưới đường ống cấp nước thì một số chỉ tiêu chất lượng nước chưa đảm bảo.

N2Các đại biểu thảo luận tại Hội thảo

Trước thực trạng này, Sở Xây dựng TP.HCM đề xuất cần tổ chức rà soát đánh giá để nghiên cứu điều chỉnh quy hoạch tổng thể cấp nước của thành phố; nghiên cứu và xác định các giải pháp cho nguồn nước thô phục vụ sản xuất  nước sạch; xây dựng bể chứa nước sạch lớn trên hệ thống mạng lưới đường ống cấp nước để phục vụ điều tiết và dự phòng khi các nhà máy xử lý nước gặp sự cố.

Theo đại diện Sở TN&MT TP.HCM, Thành phố cần thiết có một quy hoạch tổng thể dài hạn và ngắn hạn phục vụ công tác cấp phép khai thác, sử dụng tài nguyên nước hợp lý, hiệu quả. Đồng thời, tập trung nghiên cứu xây dựng hệ thống giám sát các hoạt động  khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước bẳng công nghệ tự động, trực tuyến…

Đại diện Tổng Công ty Cấp nước Sài Gòn (SAWACO) kiến nghị UBND TP.HCM sớm có chủ trương cho Điều chỉnh quy hoạch cấp nước, trong đó có việc bổ sung đầu tư nâng cấp hệ thống đường ống cấp nước; sớm ban hành Quyết định phê duyệt phương án giá nước lộ trình 2019 - 2022 để đảm bảo tài chính cần thiết cho việc hoạt động cấp nước và đầu tư phát triển hệ thống cấp nước trên địa bàn thành phố.

N3Nguồn nước sông Sài Gòn phục vụ cho cấp nước sinh hoạt của TP.HCM đang đối mặt với tình trạng ô nhiễm

Ngoài ra, SAWACO cũng kiến nghị UBND Thành phố có chính sách hỗ trợ cho ngành nước trong việc triển khai thực hiện các giải pháp, hạng mục đầu tư đảm bảo cấp nước an toàn, ứng phó với biến đổi khí hậu, ô nhiễm nguồn nước không vì mục đích lợi nhuận, nhằm đảm bảo cung cấp nước sạch ổn định, an toàn cho thành phố.

Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Võ Văn Hoan khẳng định, Quy hoạch cấp nước của TP.HCM cần phải được xem xét, điều chỉnh hoặc làm quy hoạch mới và đây đã trở thành vấn đề cấp bách. Đồng thời, Quy hoạch cấp nước của Thành phố phải gắn với quy hoạch cấp nước của vùng. Khi quy hoạch phải chú ý đến an ninh nguồn nước và chú ý đến việc sử dụng nước tiết kiệm.

Theo quy hoạch, tổng công suất cấp nước của TP.HCM đến năm 2015 là 2.84 triệu m3/ngày và đến năm 2025 là 3.7 triệu m3/ ngày. Từ khi quy hoạch đến nay, tổng công suất cấp nước toàn thành phố đạt 2.4 triệu m3/ngày, đảm bảo nhu cầu dùng nước của người dân thành phố cho sản xuất và sinh hoạt.TP.HCM đặt mục tiêu sau năm 2025, TP.HCM sẽ đạt 100% hộ dân được cung cấp nước sạch, tuy nhiên, kết quả trên đã hoàn thành vào tháng 1/2017. Tỷ lệ thất thoát nước dự kiến đến năm 2025 là 25% nhưng đến nay, TP.HCM đã vượt chỉ tiêu tỷ lệ thất thoát, thất thu nước sạch với chỉ 22,18%.

Hiện nay, tổng chiều dài đường ống cấp nước trên địa bàn TP.HCM là hơn 8 triệu m, trong đó 636.487 m có đường kính lớn hơn 350 mm, hơn 7,3 triệu m có đường kính từ 100-350 mm. Các doanh nghiệp hiện đang tham gia vào lĩnh vực cấp nước của TP.HCM gồm: Tổng Công ty Cấp nước Sài Gòn ( SAWACO), Công ty TNHH Cấp nước Bình An, Công ty CP nước BOO Thủ Đức, Công ty CP Cấp nước Kênh Đông, Công ty CP Đầu tư và Kinh doanh nước sạch Sài Gòn, Công ty CP Đầu tư nước Tân Hiệp…

 

Nguồn: Báo điện tử Tài nguyên và Môi trường


Số lượt người xem: 1517    

TIN MỚI HƠN

TIN ĐÃ ĐƯA

Xem tiếp
Xem theo ngày Xem theo ngày
Tìm kiếm