■  Công khai báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường Cơ sở "Siêu thị Co.opmart Foodcosa" tại số 304A Quang Trung, Phường 11, quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh của Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ Đồng Thịnh  (17/04)
■  Công khai báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường Cơ sở "Siêu thị Co.opmart Đỗ Văn Dậy" tại số 18 Đỗ Văn Dậy, ấp Tân Thới 1, xã Tân Hiệp, huyện Hóc Môn TP.HCM của Liên hiệp Hợp tác xã Thương mại Thành phố Hồ Chí Minh  (17/04)
■  Về cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đối với căn nhà đã xây dựng của Công ty Cổ phần ThuThiemGroup  (17/04)
■  Về cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đối với 15 nền đất đã đầu tư xây dựng của Công ty TNHH Một thành viên Xây dựng và Kinh doanh nhà Phú Nhuận  (17/04)
■  Về cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất tại Khu nhà ở Hai Thành, phường Bình Trị Đông B, quận Bình Tân của Công ty TNHH Sản xuất Kinh doanh Hai Thành  (17/04)
■  Thông báo kết quả kiểm tra hiện trạng sử dụng đất, nhà ở, công trình xây dựng và điều kiện chuyển nhượng quyền sử dụng đất, bán nhà ở của chủ đầu tư  (17/04)
 
  • Sống thân thiện với môi trường
 

SỐ LƯỢT TRUY CẬP

4
9
6
2
9
4
7
7
Thông tin tổng hợp trong lĩnh vực môi trường 01 Tháng Mười Hai 2018 10:10:00 SA

Các thành phố lớn đi đầu trong cuộc 'cách mạng' phân loại rác tại nguồn

 

 





Ảnh theo SGGP

 
Trong khi TP.HCM bắt đầu triển khai phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn thì TP Đà Nẵng cũng tìm hiểu học tập cách phân loại rác tại nguồn ở Nhật Bản để thực hiện trong thời gian tới.
 

* Gỡ vướng mắc

Tại Thành phố Hồ Chí Minh, Quyết định số 44/2018/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh quy định về phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn trên địa bàn thành phố có hiệu lực từ ngày 24/11. Ngày 27/11, Sở Tài nguyên và Môi trường đã tổ chức triển khi thực hiện Quyết định số 44/2018/QĐ-UBND (Quyết định 44).

Cùng với việc quyên truyền rộng rãi các nội dung cơ bản của Quyết định 44, tại buổi họp Sở Tài nguyên và Môi trường Thành phố Hồ Chí minh cũng yêu cầu các địa phương nắm bắt số lượng chất thải hữu cơ, chất thải còn lại phát sinh hàng ngày trên địa bàn để đề ra lộ trình thu gom phù hợp. Đồng thời các địa phương cần quan tâm đến việc thực hiện phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn ở các cơ quan, trường học, bệnh viện, doanh nghiệp trên địa bàn.

Tại cuộc họp các địa phương đã nêu những khó khăn, vướng mắc trong việc thực hiện Quyết định 44. Cho rằng Quyết định số 44 ra đời đã góp phần hoàn thiện khung pháp lý về việc thực hiện phân loại rác tại nguồn, góp phần giải quyết vấn đề môi trường trên địa bàn thành phố, theo bà Nguyễn Thị Thanh Mỹ - Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Thành phố Hồ Chí Minh, Sở sẽ hỗ trợ các đơn vị thực hiện chuyển đổi phương tiện thu gom, vận chuyển thông qua vốn vay từ Quỹ Bảo vệ môi trường, từ các ngân hàng, quỹ tín dụng.

Nhằm giải quyết những vướng mắc của các địa phương, đơn vị về khung giờ thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn đã được phân loại, Sở sẽ làm việc với các sở ngành để các phương tiện được lưu thông thuận lợi. Các địa phương cũng có thể làm việc trực tiếp với Sở Giao thông Vận tải về khung giờ lưu thông của các phương tiện thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt tại địa phương.

* Học hỏi kinh nghiệm

Tại thành phố Đà Nẵng cũng diễn ra cuộc họp giữa lãnh đạo thành phố và lãnh đạo Sở Kế hoạch và Đầu tư, Tài nguyên và Môi trường… về đề án phân loại rác tại nguồn trên địa bàn thành phố. Tại cuộc họp ông Tô Văn Hùng -  Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Thành phố Đà Nẵng nhấn mạnh vai trò cộng đồng, ý thức của người dân sẽ góp vai quan trọng thành công hay không trong công tác phân loại rác tại nguồn. 

Ông Hùng cho biết đã cử đoàn đi học tập cách phân loại rác tại nguồn ở Nhật Bản về góp phần triển khai tại thành phố. Theo đó, thành phố sẽ triển khai đồng bộ việc phân loại rác tại từng hộ gia đình tới các điểm trung chuyển, tập kết rác tại các khu dân cư, đầu tư phương tiện vận chuyển về xử lý. Ngoài ra, còn có cả chế tài xử lý người dân không tuân thủ quy trình phân loại rác tại nguồn.

Theo kế hoạch triển khai phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn trên địa bàn thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2019 – 2022 đặt mục tiêu tạo sự chuyển biến mạnh mẽ, hình thành thói quen phân loại chất thải rắn sinh hoạt ở từng cá nhân, tổ chức, tạo ý thức chấp hành phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn ngay khi có phát sinh nhằm tăng cường tái chế, tái sử dụng và giảm chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt; từng bước kiện toàn hệ thống phân loại - thu gom - xử lý trung gian - tái chế và xử lý chất thải rắn sinh hoạt phù hợp.

Đà Nẵng phấn đấu đến năm 2022 hoàn thành cơ bản việc triển khai phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn trên toàn thành phố theo phương thức phân loại phù hợp. Dự kiến đến giai đoạn 2021-2022, rác thải rắn sinh hoạt được phân loại tại nguồn theo 4 nhóm: rác có thể tái chế như giấy, nhựa, kim loại; rác thuộc nguy hại như pin, ắc quy, bóng đèn; chất thải vật liệu xây dựng/vật cồng kềnh; rác còn lại. Tỷ lệ giảm chôn lấp từ 15-20/25%.

Ông Huỳnh Đức Thơ - Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Thành phố Đà Nẵng cho rằng, lo nhất là không thay đổi được thói quen và tâm lý, ý thức của người dân nhưng khi thí điểm tại quận Hải Châu thì người dân làm rất tốt. Vì vậy, ông Thơ đề nghị Sở TN&MT cùng các đơn vị liên quan phải sáp vào để thực hiện sớm đề án.

 

 

Nguồn: Website Bộ TN&MT


Số lượt người xem: 1978    

TIN MỚI HƠN

TIN ĐÃ ĐƯA

Xem tiếp
Xem theo ngày Xem theo ngày
Tìm kiếm