■  Công khai báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường Cơ sở "Siêu thị Co.opmart Foodcosa" tại số 304A Quang Trung, Phường 11, quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh của Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ Đồng Thịnh  (17/04)
■  Công khai báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường Cơ sở "Siêu thị Co.opmart Đỗ Văn Dậy" tại số 18 Đỗ Văn Dậy, ấp Tân Thới 1, xã Tân Hiệp, huyện Hóc Môn TP.HCM của Liên hiệp Hợp tác xã Thương mại Thành phố Hồ Chí Minh  (17/04)
■  Về cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đối với căn nhà đã xây dựng của Công ty Cổ phần ThuThiemGroup  (17/04)
■  Về cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đối với 15 nền đất đã đầu tư xây dựng của Công ty TNHH Một thành viên Xây dựng và Kinh doanh nhà Phú Nhuận  (17/04)
■  Về cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất tại Khu nhà ở Hai Thành, phường Bình Trị Đông B, quận Bình Tân của Công ty TNHH Sản xuất Kinh doanh Hai Thành  (17/04)
■  Thông báo kết quả kiểm tra hiện trạng sử dụng đất, nhà ở, công trình xây dựng và điều kiện chuyển nhượng quyền sử dụng đất, bán nhà ở của chủ đầu tư  (17/04)
 
  • Sống thân thiện với môi trường
 

SỐ LƯỢT TRUY CẬP

4
9
6
5
1
0
0
0
Thông tin tổng hợp trong lĩnh vực môi trường 09 Tháng Giêng 2020 8:55:00 SA

Góp ý Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo vệ môi trường

 

 

Luật Bảo vệ môi trường hiện hành đã được Quốc hội khóa XIII thông qua tại kỳ họp thứ 7, thay thế Luật Bảo vệ môi trường 2005 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2015. Từ khi Luật ban hành đã góp phần tạo chuyển biến tích cực trong công tác bảo vệ môi trường.  Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, quá trình thực thi cho thấy Luật đã bộc lộ những hạn chế, bất cập, chưa điều chỉnh kịp thời với những thách thức mới đặt ra đối với công tác bảo vệ môi trường (BVMT).

 

Xác định được ý nghĩa và tầm quan trọng của dự án Luật, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã chủ trì, phối hợp với các cơ quan ở Trung ương, địa phương, các chuyên gia, nhà khoa học thực hiện các nội dung: Tiến hành đánh giá tình hình thực hiện Luật BVMT 2014, tập trung vào những kết quả đạt được, những vấn đề khó khăn, hạn chế của Luật BVMT năm 2014 đề xác định những nội dung cần tiếp tục hoàn thiện; rà soát các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước liên quan đến BVMT, phát triển bền vững được ban hành trong thời gian gần đây để cập nhật, thể chế hóa; rà soát, tổng hợp các vấn đề, yêu cầu, chính sách liên quan đến môi trường trong các cam kết, điều ước, hiệp ước quốc tế mà Việt Nam tham gia nhằm xác định các vấn đề cần quan tâm, bổ sung trong dự án Luật để bảo đảm đáp ứng các cam kết, điều ước quốc tế này; Tổ chức rà soát, tổng hợp các tồn tại, bất cập trong công tác BVMT trên thực tế; các ý kiến khó khăn, vướng mắc của các bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp và người dân kiến nghị trong quá trình thực thi các quy định về BVMT;  Tổ chức nghiên cứu kinh nghiệm pháp luật về BVMT của các nước như Hàn Quốc, Nhật Bản, Malaysia, Thái Lan, Đức, Liên minh châu Âu,... nhằm đề xuất các nội dung phù hợp trong việc sửa đổi Luật BVMT của Việt Nam; Thành lập Ban soạn thảo, Tổ biên tập xây dựng dự án Luật với sự tham gia của đại diện lãnh đạo Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội, các Bộ, ngành, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam và một số chuyên gia, nhà khoa học và ban hành Kế hoạch xây dựng dự án Luật tại Quyết định số 2190/QĐ-BTNMT ngày 28/8/2019;  Thành lập các Nhóm chuyên gia, tổ công tác với thành phần là các chuyên gia, nhà khoa học, cán bộ quản lý có kinh nghiệm chuyên sâu, ở nhiều lĩnh vực để nghiên cứu, tư vấn Ban soạn thảo, Tổ biên tập và tham gia góp ý trong quá trình soạn thảo, chỉnh lý và hoàn thiện dự án Luật.

Với tinh thần cầu thị, lắng nghe, trong quá trình soạn thảo, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã tổ chức nhiều phiên họp Ban soạn thảo, Tổ biên tập, các nhóm chuyên gia; tổ chức nhiều cuộc tọa đàm, hội thảo chuyên đề, tham gia ý kiến đối với dự thảo Luật với sự tham gia của đại diện nhiều Bộ, ngành, chuyên gia trong nước, các tổ chức quốc tế; các địa phương và các Sở Tài nguyên và Môi trường tại các khu vực miền Bắc, Trung và Nam; đã gửi văn bản lấy ý kiến của các Bộ ngành, 63 địa phương, một số doanh nghiệp, tổ chức, hội nghề nghiệp. Trên cơ sở tiếp thu các ý kiến đóng góp, Ban soạn thảo đã bổ sung, hoàn chỉnh dự thảo Luật Bảo vệ môi trường. Dự thảo Luật đã được đăng tải trên Cổng thông tin điện của Chính phủ và Bộ Tài nguyên và Môi trường để lấy ý kiến đóng góp rộng rãi của nhân dân, các tổ chức, cá nhân, đối tượng chịu sự tác động, các chuyên gia, nhà khoa học trong nước và quốc tế.

Ngày 8/1, tại TP. Hồ Chí Minh, Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức Hội thảo tham vấn về dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo vệ môi trường. Bộ trưởng Trần Hồng Hà và Thứ trưởng Võ Tuấn Nhân chủ trì Hội thảo. Hội thảo có sự tham gia của đông đảo các nhà khoa học, chuyên gia, nhà quản lý cùng lãnh đạo Sở Tài nguyên và Môi trường các tỉnh, thành phố phía Nam.

Sau gần 5 năm triển khai thực hiện, Luật đã góp phần nâng cao nhận thức của cộng đồng, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ, thu hút được sự quan tâm của toàn xã hội về trách nhiệm và hành động trong BVMT (theo khảo sát của PAPI có 73,70 số người được hỏi ủng hộ quan điểm đặt yêu cầu BVMT song hành với phát triển kinh tế). Phương thức quản lý, giải quyết các vấn đề về môi trường đã có sự thay đổi từ bị động ứng phó sang chủ động kiểm soát, phòng ngừa, kiểm soát các dự án có nguy cơ cao gây ô nhiễm môi trường để đóng góp cho tăng trưởng kinh tế theo hướng bền vững. Xu hướng suy giảm nhanh chất lượng môi trường và xu thế tăng mạnh về ô nhiễm môi trường trước đây đang được kiềm chế, giảm dần. Nền kinh tế có bước phát triển bền vững hơn, thân thiện hơn với môi trường.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, quá trình thực thi cho thấy Luật đã bộc lộ những hạn chế, bất cập, chưa điều chỉnh kịp thời với những thách thức mới đặt ra đối với công tác BVMT. Cụ thể, cơ chế, chính sách BVMT chưa phù hợp và đồng bộ với thể chế kinh tế thị trường. Các loại thuế, phí về môi trường theo nguyên tắc “người gây ô nhiễm phải trả tiền” để xử lý, khắc phục, cải tạo và phục hồi môi trường, “người hưởng lợi từ giá trị môi trường phải trả tiền” chưa phát huy được vai trò là công cụ kinh tế điều tiết vĩ mô, hạn chế các hoạt động gây ô nhiễm, suy thoái môi trường, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội theo hướng tăng trưởng xanh. Các quy định của Luật chưa tạo ra hành lang pháp lý và môi trường thuận lợi để khuyến khích sản xuất, tiêu thụ bền vững, phát triển dịch vụ môi trường, sản phẩm, hàng hoá thân thiện với môi trường, khuyến khích xã hội hóa trong một số hoạt động BVMT.

Các thủ tục hành chính về môi trường còn có sự phân tán, thiếu liên thông, tích hợp dẫn đến việc cùng một dự án, chủ đầu tư phải thực hiện các thủ tục hành chính mang tính cho phép về môi trường của nhiều bên, nhiều cơ quan nhà nước (Giấy xác nhận hoàn thành công trình BVMT, Giấy phép xả thải vào nguồn nước, công trình thủy lợi, Giấy phép xả khí thải, Giấy chứng nhận đủ điều kiện nhập khẩu phế liệu, Giấy phép hành nghề quản lý chất thải nguy hại, đăng ký chủ nguồn thải...). Do vậy, cần thiết phải có sự đẩy mạnh cải cách hành chính và hợp nhất, liên thông các thủ tục hành chính về môi trường trong Luật BVMT nhằm thực hiện chủ trương cải cách hành chính của Chính phủ.

Bên cạnh đó, một số vấn đề mới phát sinh về BVMT chưa có hành lang pháp lý để điều chỉnh: Thực tế trong thời gian qua cho thấy phát sinh nhiều sự cố ô nhiễm, suy thoái môi trường lớn, diễn ra trên diện rộng, bùng phát các điểm nóng về môi trường do xả thải. Tuy vậy, hiện nay chưa có cơ sở pháp lý về cơ chế, các tiêu chí sàng lọc, phân loại, phân luồng các dự án đầu tư theo mức độ rủi ro về môi trường; cơ chế kiểm soát đặc thù đối với các đối tượng có nguy cơ cao gây ô nhiễm, sự cố môi trường. Do đó, cần bổ sung các quy định về sàng lọc, phân loại, phân luồng dự án đầu tư, cơ chế đặc thù tăng cường kiểm soát đối với các đối tượng này để giải quyết thực tiễn quản lý môi trường đang đặt ra bức thiết hiện nay...

Thêm vào đó, hội nhập quốc tế và cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang và sẽ tác động mọi mặt đến đời sống kinh tế - xã hội, tạo ra xu thế mới trong quản lý môi trường và phát triển bền vững, trong đó việc xây dựng nền kinh tế tuần hoàn, kinh tế xanh đang trở thành xu thế chủ đạo trên phạm vi toàn cầu; nhiều quan điểm, chủ trương, chính sách mới của Đảng và Nhà nước về BVMT được ban hành, cần được thể chế hóa kịp thời.

Từ thực tiễn thi hành Luật và để tiếp tục thể chế hóa chủ trương, quan điểm mới của Đảng và Nhà nước về BVMT, xây dựng hệ thống chính sách BVMT đồng bộ, thống nhất, sát với thực tiễn phát triển kinh tế - xã hội, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh theo hướng ngày càng thuận lợi, phù hợp với thông lệ quốc tế, cần thiết phải triển khai nghiên cứu, sửa đổi Luật BVMT hiện hành.

Theo đó, dự thảo sửa đổi Luật Bảo vệ môi trường bãi bỏ rất nhiều quy định, giảm nhiều thủ tục hành chính nhưng vẫn đảm bảo được công tác quản lý, bảo vệ môi trường (BVMT) như: thu hẹp đối tượng phải thực hiện đánh giá môi trường chiến lược so với Luật BVMT 2014. Theo đó, các chiến lược, kế hoạch không phải thực hiện đánh giá môi trường chiến lược. Dự thảo Luật chỉ quy định đối tượng phải thực hiện đánh giá môi trường chiến lược là các quy hoạch theo quy định trong Luật quy hoạch.

Quy định đối tượng phải thực hiện đánh giá tác động môi trường (ĐTM) bảo đảm thống nhất với dự án đầu tư, đầu tư xây dựng theo tiêu chí phân loại của Luật Đầu tư công. Chỉ các dự án đầu tư xây dựng mới có công trình xử lý chất thải và các dự án khác có nguy cơ tác động xấu đến môi trường mới phải thực hiện báo cáo ĐTM. Các dự án khác không thuộc quy định nêu trên và dự án áp dụng kỹ thuật tốt nhất hiện có không phải thực hiện ĐTM.

Quy định cơ chế khuyến khích các dự án áp dụng kỹ thuật tốt nhất hiện có (BAT) và áp dụng thực hành môi trường tốt nhất (BEP), cụ thể: các dự án áp dụng BAT thì được miễn ĐTM, các dự án áp dụng BEP thì việc thẩm định theo hình thức đơn giản là lấy ý kiến, bảo đảm thông thoáng, đơn giản thủ tục hành chính.

Bỏ thủ tục phê duyệt báo cáo ĐTM và sửa đổi việc thẩm định báo cáo ĐTM theo hướng báo cáo ĐTM do chủ dự án lập, tự chịu trách nhiệm trước pháp luật. Cơ quan thẩm định chỉ phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo ĐTM là căn cứ để cơ quan nhà nước có thẩm quyền thẩm định thiết kế xây dựng, cấp giấy phép xây dựng, cấp giấy phép khai thác khoáng sản,.... Người quyết định đầu tư sẽ tự phê duyệt các nội dung BVMT cùng với phê duyệt dự án đầu tư theo quy định, bảo đảm thống nhất, đồng bộ với pháp luật về đầu tư, xây dựng và phù hợp với thông lệ quốc tế.

Bỏ kế hoạch bảo vệ môi trường (BVMT) đối với các dự án ít có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường, dự thảo Luật đề xuất bỏ quy định “tiền kiểm” về xác nhận kế hoạch BVMT và thay vào đó là “hậu kiểm” bằng giấy phép môi trường, đồng thời kiểm soát được chất thải phát sinh từ hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ không có dự án bảo đảm đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường.

Dự thảo Luật hợp nhất, tích hợp 07 loại giấy phép về môi trường và xả nước thải vào nguồn nước hiện có thành giấy phép môi trường, bao gồm: giấy xác nhận hoàn thành công trình BVMT; giấy xác nhận đủ điều kiện nhập khẩu phế liệu; giấy phép xử lý chất thải nguy hại; sổ đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại; giấy phép xả khí thải; xác nhận kế hoạch BVMT (chuyển từ tiền kiểm sang hậu kiểm); tích hợp giấy phép xả nước thải vào nguồn nước, công trình thủy lợi.

Quy hoạch BVMT được sửa đổi bảo đảm thống nhất đồng bộ với pháp luật về quy hoạch và yêu cầu BVMT trong đó quy định rõ nội dung chính của quy hoạch BVMT quốc gia, nội dung BVMT trong quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh. Quy định về phân vùng môi trường là một nội dung của quy hoạch BVMT, Dự thảo Luật đưa ra quy định 03 mức độ phân vùng môi trường: bảo vệ nghiêm ngặt; hạn chế tác động và vùng còn lại để làm căn cứ quyết định cho phép các dự án phát triển.

Sửa đổi, bổ sung quy định về ứng phó với biến đổi khí hậu phải gắn với phát triển bền vững, tăng cường khả năng chống chịu của tự nhiên và xã hội, hướng tới nền kinh tế các-bon thấp và tận dụng các cơ hội do biến đổi khí hậu mang lại. Bổ sung quy định về thích ứng với biến đổi khí hậu, trong đó có yêu cầu đánh giá tác động, tình trạng dễ bị tổn thương và rủi ro do biến đổi khí hậu đối với các đối tượng người dân, lĩnh vực và khu vực dựa trên cơ sở kịch bản biến đổi khí hậu và dự báo phát triển kinh tế - xã hội.

Quản lý chất thải là một trong các nội dung BVMT quan trọng, đã được quy định trong Luật BVMT 2014, tuy nhiên, chưa đầy đủ, chưa thống nhất, nhất là đối với chất thải rắn sinh hoạt. Một số quy định không còn phù hợp với thực tiễn, tiến bộ khoa học kỹ thuật và yêu cầu phát triển kinh tế tuần hoàn. Dự thảo Luật đã sửa đổi, bổ sung các nội dung, coi chất thải là tài nguyên: chất thải đã được phân định, phân loại sử dụng cho quá trình sản xuất khác là nguyên, nhiên, vật liệu cho ngành sản xuất khác, nhằm thúc đẩy tuần hoàn, tái chế, tái sử dụng chất thải; Đối với chất thải nguy hại: chuyển chất thải phóng xạ sang phạm vi quản lý của Luật Năng lượng nguyên tử; Đối với chất thải rắn thông thường: quy định rõ việc phân loại chất thải rắn thông thường bao gồm chất thải rắn thông thường phát sinh từ hoạt động sinh hoạt hàng ngày của hộ gia đình, cá nhân được nhà nước hỗ trợ; Đối với chất thải rắn sinh hoạt và chất thải rắn công nghiệp thông thường: thực hiện theo nguyên tắc “người gây ô nhiễm phải trả tiền”.

Dự thảo sửa đổi Luật BVMT cũng bổ sung thuế BVMT, mua sắm xanh và chính sách ưu đãi, hỗ trợ sản xuất, phân phối và sử dụng sản phẩm, dịch vụ thân thiện môi trường; quy định về bảo đảm mức chi cho BVMT không dưới 1% tổng chi ngân sách nhà nước và tăng dần tỷ lệ này theo tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế.

Để đảm bảo thực hiện đúng quy trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật cũng như tính khả thi của văn bản sau khi ban hành, Bộ Tài nguyên và Môi trường trân trọng đề nghị các các Bộ, ngành, địa phương, các tổ chức và cá nhân nghiên cứu và góp ý đối với Dự thảo Luật Bảo vệ môi trường sửa đổi và Dự thảo Tờ trình Chính phủ.

Kính mong độc giả tham gia đóng góp ý kiến vào Dự thảo Luật Bảo vệ môi trường sửa đổi và Dự thảo Tờ trình Chính phủ tại đây.

 

 

Nguồn: CTTĐT


Số lượt người xem: 1874    

TIN MỚI HƠN

TIN ĐÃ ĐƯA

Xem tiếp
Xem theo ngày Xem theo ngày
Tìm kiếm