• Sống thân thiện với môi trường
 

SỐ LƯỢT TRUY CẬP

4
9
7
2
6
2
5
6
Tin tức sự kiện 23 Tháng Mười 2017 8:55:00 SA

Đoàn Việt Nam chuẩn bị tham dự COP 23

 

 




 
Thứ trưởng Võ Tuấn Nhân phát biểu tại cuộc họp

 
Ngày 19/10, tại Hà Nội, Thứ trưởng Võ Tuấn Nhân đã chủ trì cuộc họp đoàn công tác của Việt Nam tham dự Hội nghị các Bên tham gia công ước khung của Liên hợp quốc về Biến đổi khí hậu lần thứ 23 (COP 23).
 

Tham dự có thành viên đoàn công tác của Bộ TN&MT cùng các Bộ: Ngoại giao, Giao thông vận tải, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Kế hoạch và Đàu tư, Tài chính, Công Thương, Xây dựng, Khoa học công nghệ.

 

COP 23 năm nay được tổ chức tại thành phố Bonn, Cộng hòa Liên bang Đức từ ngày 6 – 17/11. Ngoài ra, các phiên họp trù bị và họp nhóm sẽ diễn ra trước đó, từ ngày 1 – 5/11. Đoàn cấp cao do lãnh đạo Bộ TN&MT làm Trưởng đoàn sẽ tham dự các phiên họp cấp cao từ ngày 14 -17/11.

 

Toàn cảnh cuộc họp

 

Theo ông Phạm Văn Tấn, Phó Cục trưởng Cục Biến đối khí hậu, COP 23 là hội nghị đàm phán then chốt, chuẩn bị cho việc đánh giá nỗ lực toàn cầu vào năm 2018. Tại đây, các quốc gia thành viên công ước khung của Liêm Hợp Quốc sẽ thống nhất những điểm quan trọng và chi tiết nhất có thể về quy trình, thủ tục, hướng dẫn các quy định thực hiện Thỏa thuận Paris để có thể thông qua tại COP 24 năm sau.

 

Cụ thể, những nội dung quan trọng cần thống nhất quy định bao gồm: giảm nhẹ, Đóng góp do quốc gia tự quyết định (NDC), thích ứng, tăng cường năng lực, hỗ trợ tài chính cho ứng phó BĐKH, chuyển giao công nghệ, khung minh bạch về hành động và hỗ trợ… Đoàn đàm phán của các quốc gia sẽ thảo luận những nội dung này tại các phiên đàm phán kỹ thuật của Nhóm Bổ trợ thực hiện, Ban Bổ trợ khoa học công nghệ, Hội nghị lần thứ 13 các Bên tham gia Nghị định thư Kyoto, phiên họp của Nhóm công tác đặc biệt triển khai Thỏa thuận Paris… Nhiệm vụ chủ trì theo dõi nội dung các cuộc họpđược giao cho thành viên đoàn đàm phán tùy theo chức năng nhiệm vụ của các Bộ, ngành, đơn vị và lực lượng tham gia thực tế của đoàn Việt Nam.

 

Ông Tấn cho biết, quan điểm đàm phán của Việt Nam tại COP 23 vẫn sẽ bám sát chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước về BĐKH, tham gia các phiên đàm phán quan trọng, tác động trực tiếp đến công tác ứng phó trong nước. Thỏa thuận Paris đã được các Bên thống nhất thông qua tại Hội nghị COP 21, sẽ không đàm phán lại mà chỉ thảo luận về việc thực hiện tiếp theo.

 

Đại diện các Bộ, ngành phát biểu tại cuộc họp

 

Việt Nam coi NDC là cốt lõi của Thỏa thuận Paris và kì vọng các quốc gia sớm thống nhất nội dung, hình thức NDC để thể hiện nỗ lực và có căn cứ so sánh các mục tiêu đóng góp giảm phát thải toàn cầu. Các quy định, hướng dẫn thực hiện Thỏa thuận Paris, Công ước khí hậu của Liên hợp quốc và Nghị định thư Kyoto phải thuận lợi cho các bên, đồng thời, thể hiện nguyên tắc, trách nhiệm chung nhưng có sự phân biệt giữa các quốc gia phát triển và đang phát triển. Một vấn đề nữa là việc đánh giá nỗ lực toàn cầu cần xác định được rõ thông tin đầu vào, đầu ra để định hướng cho các quốc gia chuẩn bị.

 

Tại cuộc họp , các thành viên trong đoàn đàm phán đã thảo luận về công tác chuẩn bị tham dự COP 23, đề xuất thêm nội dung đưa vào các cuộc họp nhóm công tác và cách thức phối hợp làm việc trong suốt quá trình diễn ra Hội nghị. Bên cạnh đó, đại diện các đơn vị cũng góp ý xây dựng đề án “Việt Nam tham dự Hội nghị các Bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu năm 2017, 2018 và định hướng đến năm 2020”, trong đó có các nội dung về kết quả đạt được từ sau đàm phán tại COP 21 và trọng tâm trong COP 23, tổ chức Đoàn công tác đàm phán của Việt Nam trong năm 2017 và các năm tiếp theo…

 

Phát biểu chỉ đạo tại cuộc họp, Thứ trưởng Võ Tuấn Nhân cho rằng, Đề án cần làm rõ quan điểm chính, nhiệm vụ chính đoàn Việt Nam tham gia COP 23, trên cơ sở đó, đại diện các Bộ, ngành nhận phân công nhiệm vụ và tranh thủ nêu quan điểm của Việt Nam tại các cuộc họp nhóm đàm phán kĩ thuật. Cần làm bật lên quan điểm của Chính phủ và những nỗ lực của Việt Nam trong nhiều lĩnh vực liên quan đến ứng phó BĐKH, từ xây dựng cơ chế chính sách đến hành động, nổi bật là Hội nghị Đồng bằng sông Cửu Long vừa diễn ra. Đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền về sự chủ động, tích cực triển khai Thỏa thuận Paris và thể hiện nỗ lực quốc gia.

 

Thứ trưởng yêu cầu Cục Biến đổi khí hậu tiếp thu ý kiến của đại diện các Bộ, ngành để hoàn thiện công tác chuẩn bị cho đoàn Việt Nam tham dự COP 23, cũng như hoàn thiện đề án rình Bộ trưởng phê duyệt để trình lên Thủ tướng Chính phủ.

 

Nguồn: Website Bộ TN&MT


Số lượt người xem: 1493    

TIN MỚI HƠN

TIN ĐÃ ĐƯA

Xem tiếp
Xem theo ngày Xem theo ngày
Tìm kiếm