• Sống thân thiện với môi trường
 

SỐ LƯỢT TRUY CẬP

5
3
3
8
6
2
4
9
Quy hoạch 15 Tháng Tám 2024 1:55:00 CH

Phối hợp triển khai hiệu quả hệ thống pháp luật về tài nguyên nước

 


 

Luật Tài nguyên nước 2023 và các văn bản quy định chi tiết thi hành Luật có hiệu lực đồng bộ từ ngày 1/7/2024. Chính vì vậy, để triển khai Luật Tài nguyên nước có hiệu quả, đi vào cuộc sống thì không thể chỉ có Bộ TN&MT mà cần có sự tham gia đồng bộ, hiệu quả, có trách nhiệm của các Bộ, ngành và nhất là các địa phương trên lưu vực sông, trong đó, Sở TN&MT là nòng cốt.

 

 

Phát biểu tại Hội nghị sơ kết 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm của ngành TN&MT, ông Châu Trần Vĩnh, Cục trưởng Cục Quản lý tài nguyên nước cho rằng, để triển khai Luật Tài nguyên nước 2023 và các văn bản hướng dẫn thi hành luật trong thời gian tới, về phía Bộ TN&MT, Cục Quản lý tài nguyên nước rất mong được các đơn vị tiếp tục hỗ trợ. Cục Chuyển đổi số và Dữ liệu TNMT, Vụ KH&CN hỗ trợ xây dựng Hệ thống thông tin dữ liệu tài nguyên nước quốc gia; Cục Kiểm soát ô nhiễm, Vụ Môi trường phối hợp kiểm soát chất lượng nước, phục hồi các dòng sông; Vụ Kế hoạch Tài chính quan tâm, bố trí các nguồn vốn phù hợp với các nhiệm vụ cấp thiết, trung hạn và dài hạn.

Về phía các địa phương, Luật Tài nguyên nước và 2 Nghị định, 3 Thông tư đã quy định nhiều nội dung quan trọng. Trong đó, nguyên tắc xây dựng là phân cấp, phân quyền tối đa cho các địa phương để bảo đảm pháp luật được triển khai đồng bộ, sâu rộng với 31 nội dung Luật giao cho UBND cấp tỉnh. Chính vì vậy, trong thời gian tới các nội dung, nhiệm vụ cần triển khai là rất lớn, trong đó cơ quan quan trọng, trực tiếp tham mưu, giúp UBND cấp tỉnh là Sở TN&MT.

Do đó, Cục Quản lý tài nguyên nước đề nghị lãnh đạo các Sở TN&MT nghiên cứu, báo cáo UBND các tỉnh quan tâm, bố trí nguồn lực, nhất là cán bộ cho công tác quản lý tài nguyên nước ở địa phương, triển khai đồng bộ, có hiệu quả Luật Tài nguyên nước. Trong đó tập trung tổ chức Hội nghị quán triệt, phổ biến Luật và các văn bản quy định chi tiết một số điều của Luật đến các sở, ban, ngành, UBND các cấp và các hộ khai thác, sử dụng nước; Tổ chức lập, công bố, điều chỉnh Danh mục nguồn nước phải lập hành lang; xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện điều tra cơ bản tài nguyên nước trên địa bàn...

Cùng với đó, tổ chức thực hiện việc khoanh định, công bố, điều chỉnh danh mục, đưa ra khỏi danh mục vùng cấm, vùng hạn chế khai thác nước dưới đất; chỉ đạo việc lập kế hoạch khai thác, sử dụng tài nguyên nước phù hợp với Kịch bản nguồn nước do Bộ TN&MT công bố; cung cấp thông tin, số liệu để xây dựng kịch bản nguồn nước.

Đối với việc triển khai công tác cấp các giấy phép khai thác tài nguyên nước, thăm dò nước dưới đất, đăng ký sử dụng nước mặt, nước biển; tính tiền cấp quyền; kê khai khai thác nước dưới đất, theo ông Châu Trần Vĩnh, nội dung này Cục Quản lý tài nguyên nước đã có văn bản gửi các Sở để nghiên cứu, báo cáo UBND cấp tỉnh phân cấp, ủy quyền, để bảo đảm tuân thủ các quy định pháp luật. Trong đó lưu ý các mốc thời gian hoàn thành việc kê khai, đăng ký, cấp phép, tính tiền cấp quyền cho các mục đích như sinh hoạt, nông nghiệp.

Để công tác cấp các giấy phép khai thác tài nguyên nước, thăm dò nước dưới đất được tổ chức hiệu quả, ông Châu Trần Vĩnh kiến nghị Sở TN&MT cần có giải pháp quản lý, giám sát chặt chẽ các hoạt động khai thác, sử dụng nước tự động, trực tuyến, nhất là các công tình thủy lợi, tránh thất thoát, lãng phí nước, nhất là trong bối cảnh nguồn nước đang ngày càng suy thoái, cạn kiệt và tránh thất thu ngân sách nhà nước.

 

 

 

 

Minh Khang

Nguồn: Website Bộ TN&MT


Số lượt người xem: 139    

TIN MỚI HƠN

TIN ĐÃ ĐƯA

Xem tiếp
Xem theo ngày Xem theo ngày
Tìm kiếm