• Sống thân thiện với môi trường
 

SỐ LƯỢT TRUY CẬP

5
1
5
4
1
2
7
5
Quy hoạch 19 Tháng Tám 2024 3:55:00 CH

TP.HCM công bố 141 vùng hạn chế khai thác nước dưới đất

Ngày 15/8, UBND TP.HCM đã ban hành Quyết định 3225/QĐ-UBND phê duyệt danh mục, bản đồ phân vùng cấm, vùng hạn chế khai thác nước dưới đất.

Theo UBND TP.HCM, trên địa bàn thành phố không có vùng cấm khai thác nước dưới đất theo điểm b khoản 5 Điều 31 Luật Tài nguyên nước 2023 và khoản 1 Điều 33 Nghị định số 53/2024/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tài nguyên nước 2023.

tram-lap-gieng-khoan.jpgTP.HCM tổ chức trám lấp các giếng khoan khai thác nước dưới đất

Trong khi đó, TP.HCM xác định có 141 vùng hạn chế khai thác nước dưới đất, tập trung ở 15 quận, huyện, TP. Thủ Đức. Trong đó, TP. Thủ Đức có 29 vùng; quận Bình Thạnh và huyện Bình Chánh cùng có 14 vùng; quận 4 có 12 vùng; quận 7 và quận 8 cùng có 10 vùng; quận 1 và quận 5 cùng có 9 vùng; quận Gò Vấp có 8 vùng; quận 12 và huyện Nhà Bè cùng có 6 vùng; huyện Hóc Môn 5 vùng; quận 3 và huyện Cần Giờ cùng có 1 vùng.

Trong số 141 vùng hạn chế khai thác nước dưới đất, TP.HCM chia ra làm 2 cấp độ: Vùng hạn chế 1 ( 135 vùng ) bao gồm khu vực có nguy cơ sụt, lún đất và khu vực có nguồn nước dưới đất có nguy cơ bị xâm nhập mặn. Vùng hạn chế 2 ( 6 vùng, tập trung ở TP. Thủ Đức ) gồm khu vực có mực nước dưới đất bị suy giảm liên tục và có nguy cơ vượt ngưỡng khai thác nước dưới đất.

Về các biện pháp hạn chế khai thác nước dưới đất đối với những vùng này, UBND TP.HCM yêu cầu: không chấp thuận việc đăng ký, cấp giấy phép thăm dò nước dưới đất, giấy phép khai thác nước dưới đất để xây dựng thêm công trình khai thác nước dưới đất mới (trừ trường hợp khoan thay thế giếng thuộc công trình đã được cấp giấy phép theo quy định) và thực hiện các biện pháp hạn chế khai thác.

Trường hợp công trình đang khai thác nước dưới đất nhưng không có giấy phép khai thác hoặc không đăng ký khai thác thì phải dừng khai thác và cơ quan nhà nước thực hiện việc xử lý vi phạm đối với việc khai thác nước dưới đất không có giấy phép theo thẩm quyền.

Trường hợp công trình có giấy phép khai thác, sử dụng nước dưới đất hoặc giấy phép khai thác nước dưới đất thì được tiếp tục khai thác đến hết thời hạn hiệu lực của giấy phép. Được xem xét cấp, gia hạn, điều chỉnh, cấp lại giấy phép nhưng không vượt quá lưu lượng nước khai thác đã được cấp phép trước đó. Trường hợp công trình đã được đăng ký thì được tiếp tục khai thác, nhưng không được tăng lưu lượng khai thác đã đăng ký.

UBND TP.HCM yêu cầu Sở TN&MT tổ chức điều tra, thống kê, cập nhật, bổ sung thông tin, số liệu và lập danh sách các công trình khai thác hiện có thuộc các vùng, khu vực hạn chế đã được công bố. Lập phương án tổ chức thực hiện việc hạn chế khai thác nước dưới đất. Đồng thời, tuyên truyền, phổ biến và hướng dẫn tổ chức các buổi truyền thông, hỗ trợ tài liệu, nội dung tuyên truyền liên quan đến giảm khai thác nước dưới đất.

Trong khi đó, Tổng Công ty Cấp nước Sài Gòn TNHH MTV, Công ty cổ phần Hạ tầng nước Sài Gòn được giao nhiệm vụ đẩy nhanh tiến độ phủ kín mạng lưới cấp nước tập trung. Đảm bảo áp lực, lưu lượng và chất lượng nguồn nước cấp cho người dân, hoạt động sản xuất trên địa bàn thành phố, đặc biệt tại các vùng hạn chế khai thác nước dưới đất.

 

 

 

Nguồn: BÁO ĐIỆN TỬ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG


Số lượt người xem: 95    

TIN MỚI HƠN

TIN ĐÃ ĐƯA

Xem tiếp
Xem theo ngày Xem theo ngày
Tìm kiếm