Object reference not set to an instance of an object.
 

SỐ LƯỢT TRUY CẬP

5
0
7
9
5
3
7
7
Công tác quản lý môi trường 22 Tháng Bảy 2013 9:30:00 SA

Chất vấn HĐNDTP về các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm

Đại biểu Lê Tấn Tài chất vấn: Nhận thấy việc xử lý các cơ sở gây ô nhiễm môi trường chưa đủ sức răn đe. Ô nhiễm tập trung chủ yếu tại các cơ sở sản xuất, KCN, Cụm công nghiệp cần xác định nguồn ô nhiễm chính xả ra môi trường để tăng cường kiểm soát. Sở TNMT đã có ý kiến trả lời như sau:

Trả lời: Từ năm 2003, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 64/2003/QĐ-TTg Phê duyệt "Kế hoạch xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng", theo đó thành phố Hồ Chí Minh có 37 doanh nghiệp cần phải thực hiện xử lý ô nhiễm triệt để. Đến nay 35 cơ sở đã thực hiện việc xử lý ô nhiễm triệt để và rút tên khỏi danh sách, 02 cơ sở là Nhà máy đóng tàu Ba Son và Xi măng Hà Tiên thuộc quản lý Trung ương, Thành phố đã kiến nghị TW giải quyết, di dời 02 cơ sở theo quy hoạch ngành.

Đối với Chương trình di dời các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi trường vào các khu công nghiệp tập trung. Theo Quyết định của Ủy ban nhân dân thành phố, tổng số địa điểm sản xuất gây ô nhiễm môi trường cần phải di dời, chuyển đổi ngành nghề, ngưng sản xuất hoặc ngưng công đoạn sản xuất gây ô nhiễm là 1.402 địa điểm. Đến nay chỉ còn 05 đơn vị, nguyên nhân chưa triển khai di dời là do chưa tìm được khu vực quy hoạch phù hợp theo ngành nghề (đóng tàu, nước mắm).

Nhằm ngăn chặn và kiểm soát các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm bên ngoài KCN-KCX-CCN, Sở Tài nguyên và Môi trường đang tham mưu UBND sửa đổi Quyết định 200 về hạn chế, cấm một số ngành nghề sản xuất trong khu quy hoạch dân cư; Xây dựng quy trình lập danh mục cơ sở gây ô nhiễm môi trường, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng trình Ủy ban nhân dân thành phố (Thông tư 04/2012/TT-BTNMT ngày 08/05/2012 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về phân loại và lập danh mục cơ sở gây ô nhiễm môi trường, cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng cần phải xử lý) theo đó những cơ sở gây ô nhiễm môi trường, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng ngoài việc bị xử phạt theo quy định sẽ bị công khai thông tin trên phương tiện thông truyền thông để người dân cùng theo dõi, giám sát thời gian khắc phục.

Hiện nay Bộ tài nguyên và Môi trường đang tổ chức lấy ý kiến của các Bộ ngành, địa phương để thực hiện sửa đổi Luật BVMT theo hướng xử lý nghiêm, đảm bảo tính răn đe trong việc không chấp hành các yêu cầu bảo vệ môi trường.  

* Về Quản lý môi trường KCN-KCX và Cụm công nghiệp:

Khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao: 14/14 KCN (chiếm tỉ lệ 100%) đã đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung. Dự kiến cuối năm 2013 sẽ lắp đặt các trạm quan trắc tự động tại các Nhà máy xử lý nước thải.

          Cụm Công nghiệp:

Ngày 22 tháng 7 năm 2007, Ủy ban nhân dân thành phố ban hành Quyết định số 4809/QĐ-UBND về duyệt điều chỉnh cục bộ quy hoạch xây dựng các cụm công nghiệp (CCN) địa phương thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020, có tính đến năm 2025. Trong đó, trên địa bàn thành phố có 30 CCN với tổng diện tích 1.900 ha.

Đến nay, trên địa bàn thành phố còn lại 27 CCN với diện tích 1.441,02ha (do CCN An Hạ, CCN Cơ khí ô tô Tp.HCM chuyển thành Khu công nghiệp và CCN Long Sơn được chuyển đổi công năng):

+ 8/27 CCN đã có Đơn vị kinh doanh hạ tầng với tổng diện tích 441,02 ha (chiếm tỉ lệ 29,6%). Trong đó có 3 CCN có doanh nghiệp hoạt động gồm Lê Minh Xuân, Nhị Xuân và Xuân Thới Sơn A (2/3 CCN có hệ thống xử lý nước thải tập trung là CCN Lê Minh Xuân và Nhị Xuân).

+ 13/27 CCN chưa có Đơn vị kinh doanh hạ tầng nhưng đã có doanh nghiệp hoạt động (chiếm tỉ lệ 48,2%): Đây là các địa điểm được quy hoạch làm đất công nghiệp để tập trung các cơ sở sản xuất và do UBND Quận/huyện quản lý. Các CCN này đã có doanh nghiệp hoạt động trước khi có quy hoạch CCN theo Quyết định 4809/QĐ-UBND ngày 22/7/2007 của UBND thành phố, tổng diện tích được quy hoạch là 615 ha.

+ 6/27 CCN với diện tích là 385 ha vẫn còn trên quy hoạch chưa có chủ đầu tư, đang kêu gọi đầu tư (chiếm tỉ lệ 22,2%).

* Tình hình xử lý môi trường các Cụm công nghiệp (CCN):

+  Trong 27 CCN, có 16 CCN đã đi vào hoạt động, 11 CCN chưa đi vào hoạt động.

+ Trong 16 CCN đi vào hoạt động, có 03 CCN có chủ đầu tư xây dựng hạ tầng, chỉ có 02 CCN có hệ thống xử lý nước thải tập trung (CCN Lê Minh Xuân và Nhị Xuân), 01 CCN Xuân Thới Sơn A chưa có HTXLNT tập trung.

+ Trong 11 CCN chưa đi vào hoạt động, có 5 CCN có chủ đầu tư xây dựng hạ tầng (CCN Bàu Trăn, CCN Tổng Cty Nông nghiệp Sài Gòn, CCN Đa Phước, CCN PHạm Văn Cội, CCN Quận 2: đã có văn bản xin không tiếp tục xây dựng CCN và xin chuyển công năng dịch vụ cảng, thương mại, văn hóa-giáo dục).

* Đề xuất giải pháp và kế hoạch thực hiện:

- Đối với các CNN đã có chủ đầu tư hạ tầng và đã hoạt động: bắt buộc xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung.

- Đối với các CCN đã có chủ đầu tư hạ tầng nhưng chưa hoạt động: đảm bảo chủ đầu tư phải xây dựng hệ thống xử lý nước thải trước khi tiếp nhận doanh nghiệp đầu tư sản xuất, kinh doanh.

- Đối với các CCN chưa có chủ đầu tư hạ tầng nhưng đã có doanh nghiệp đầu tư sản xuất, kinh doanh: xem xét điều chỉnh không quy hoạch là CCN (vì không thể kêu gọi nhà đầu tư kinh doanh hạ tầng) và thực hiện quản lý theo công năng đã điều chỉnh hoặc nếu còn được duy trì sản xuất thì quản lý như là doanh nghiệp xen cài.


Số lượt người xem: 4553    

TIN MỚI HƠN

TIN ĐÃ ĐƯA

Xem tiếp
Xem theo ngày Xem theo ngày
Tìm kiếm