Ngày 30 tháng 12 năm 2022, Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành Quy trình kỹ thuật cảnh báo, dự báo khí tượng thủy văn nguy hiểm tại Thông tư số 25/2022/TT-BTNMT với các nội dung đáng lưu ý như sau:
- Đối với nội dung dự báo, cảnh báo áp thấp nhiệt đới, bão gồm có: Vị trí tâm áp thấp nhiệt đới, bão; Cấp gió mạnh nhất và cấp gió giật mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới, bão; Bán kính gió mạnh trên cấp 6, cấp 10, vòng tròn xác suất 70% tâm áp thấp nhiệt đới, bão có thể đi vào; hướng và tốc độ di chuyển; Ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới, bão (Gió mạnh, sóng lớn, tình trạng biển, mưa lớn, nước dâng, ngập lụt vùng ven biển và các thiên tai khác); Cấp độ rủi ro thiên tai do áp thấp nhiệt đới, bão.
- Quy trình kỹ thuật dự báo, cảnh báo áp thấp nhiệt đới, bão được thực hiện qua các bước sau: Bước thứ nhất, thu thập, xử lý các loại thông tin, dữ liệu. Bước thứ hai, phân tích, đánh giá hiện trạng. Bước thứ ba, thực hiện các phương án dự báo, cảnh báo. Bước thứ tư, thảo luận dự báo, cảnh báo. Bước thứ năm, xây dựng bản tin dự báo, cảnh báo. Bước thứ sáu, cung cấp bản tin dự báo, cảnh báo. Bước thứ bảy, bổ sung bản tin dự báo, cảnh báo. Bước thứ tám, đánh giá chất lượng dự báo, cảnh báo.
- Bên cạnh đó, hệ thống dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn quốc gia ban hành các bản tin dự báo, cảnh báo áp thấp nhiệt đới, bão với tần suất và thời gian theo quy định tại Điều 13 Quyết định 18/2021/QĐ-TTg. Các tổ chức, cá nhân không thuộc hệ thống dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn quốc gia có trách nhiệm quy định tần suất, thời gian ban hành các bản tin phù hợp với yêu cầu thực tế
- Ngoài ra, Quy trình dự báo quy định tại Thông tư số 25/2022/TT-BTNMT thay thế Quy trình tại Thông tư số 41/2016/TT-BTNMT ngày 21 tháng 12 năm 2016, theo đó có một số nội dung bổ sung, điều chỉnh như sau:
+ Điều chỉnh quy định chi tiết nội dung dự báo, cảnh báo đối với từng hiện tượng khí tượng thủy văn nguy hiểm của hệ thống dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn quốc gia và các tổ chức, cá nhân không thuộc hệ thống.
+ Bổ sung, điều chỉnh hiện tượng khí tượng thủy văn nguy hiểm tại Điều 1 (mưa lớn; mưa đá; rét đậm, rét hại, băng giá, sương muối; gió mạnh trên biển, sóng lớn, nước dâng, sương mù).
+ Bổ sung “Số liệu và thông tin về hiện trạng các đối tượng có khả năng chịu tác động của áp thấp nhiệt đới, bão và các thiệt hại (nếu có) do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới, bão” về thông tin thu thập, xử lý đối với áp thấp nhiệt đới, bão tại khoản 1 Điều 5.
+ Điều chỉnh phương án dự báo, cảnh báo áp thấp nhiệt đới, bão tại khoản 3 Điều 5.
+ Điều chỉnh thông tin, dữ liệu thu thập dự báo, cảnh báo mưa lớn tại khoản 1 Điều 8 và phân tích đánh giá, hiện trạng tại khoản 2 Điều 8.
+ Điều chỉnh nội dung phân tích, đánh giá hiện trạng quy trình dự báo, cảnh báo lũ, ngập lụt tại khoản 2 Điều 11.
+ đĐiều chỉnh thông tin, dữ liệu thu thập cảnh báo lũ quét, sạt lở đất, sụt lún đất do mưa lũ hoặc dòng chảy tại khoản 1 Điều 14 và phân tích đánh giá, hiện trạng tại khoản 2 Điều 14.
+ Bổ sung cấp độ rủi ro thiên tai đối với rét đậm, rét hại tại khoản 5 Điều 16.
+ đĐiều chỉnh thông tin, dữ liệu thu thập cảnh báo không khí lạnh và rét đậm, rét hại, băng giá, sương muối tại khoản 1 Điều 17, phân tích đánh giá, hiện trạng tại khoản 2 Điều 17, thực hiện phương án dự báo tại khoản 3 Điều 17, xây dựng bản tin tại khoản 5 Điều 17.
+ đĐiều chỉnh nội dung dự báo cảnh báo nắng nóng tại khoản 1, 2 Điếu 19, thu thập thông tin, dữ liệu tại khoản 1 Điều 20, phân tích đánh giá, hiện trạng tại khoản 2 Điều 20, thực hiện phương án dự báo tại khoản 3 Điều 20.
+ đĐiều chỉnh nội dung dự báo cảnh báo hạn hán và sạt lở đất, sụt lúng đất do hạn hán tại Điếu 22, thu thập thông tin, dữ liệu tại khoản 1 Điều 23, phân tích đánh giá, hiện trạng tại khoản 2 Điều 23, thực hiện phương án dự báo cảnh báo tại khoản 3 Điều 23.
+ đĐiều chỉnh nội dung dự báo cảnh báo dông, lốc, sét, mưa đá tại Điếu 28, thu thập thông tin, dữ liệu tại khoản 1 Điều 29, phân tích đánh giá, hiện trạng tại khoản 2 Điều 29, thực hiện phương án dự báo cảnh báo tại khoản 3 Điều 29.
+ đĐiều chỉnh nội dung dự báo cảnh báo sóng lớn, nước dâng do áp thấp nhiệt đới, bão tại Điếu 31, thu thập thông tin, dữ liệu tại khoản 1 Điều 32, phân tích đánh giá, hiện trạng tại khoản 2 Điều 32, thực hiện phương án dự báo cảnh báo tại khoản 3 Điều 32.
+ đBổ sung các quy định dự báo cảnh báo gió mạnh trên biển, sóng lớn, nước dâng do gió mạnh trên biển tại Điếu 34, 35, 36; cảnh báo triều cường tại Điều 37, 38, 39; cảnh báo sương màu tại Điều 40, 41, 42.
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 03 năm 2023 và thay thế Thông tư số 41/2016/TT-BTNMT ngày 21 tháng 12 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành Quy trình kỹ thuật cảnh báo, dự báo khí tượng thủy văn nguy hiểm.
Thông tin chi tiết: xem tại đây