■  Công khai báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường đối với cơ sở "Công ty Cổ phần Bê tông ly tâm Thủ Đức" của Công ty Cổ phần Bê tông ly tâm Thủ Đức tại địa chỉ số 3655A Võ Nguyên Giáp, phường Phước Long A, thành phố Thủ Đức  (29/04)
■  Công khai báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường dự án "Khu chung cư kết hợp thương mại dịch vụ" tại số 765 và 751/8 đường Hồng Bàng, Phường 6, Quận 6, Thành phố Hồ Chí Minh của Công ty TNHH MTV Dịch vụ Bất động sản Minh Anh  (29/04)
■  Thanh tra Sở Tài nguyên và Môi trường công khai toàn văn nội dung Kết luận thanh tra số 199/KL-TTS ngày 21 tháng 4 năm 2025 của Thanh tra Sở về việc thanh tra chuyên ngành các cơ sở sản xuất, kinh doanh vật tư trong lĩnh vực thủy sản  (29/04)
■  Thanh tra Sở Tài nguyên và Môi trường công khai toàn văn nội dung Kết luận thanh tra số 214/KL-TTS ngày 24 tháng 4 năm 2025 của Thanh tra Sở về việc thanh tra chuyên ngành các cơ sở hành nghề dịch vụ thú y  (29/04)
■  Đăng tải chọn cạnh tranh đơn vị tư vấn có chức năng thẩm định giá đất tại khu đất 21 Trương Công Định, phường 14, quận Tân Bình  (28/04)
■  Đăng tải chọn cạnh tranh đơn vị tư vấn có chức năng thẩm định giá khu đất số 251 Hoàng Văn Thụ, phường 2, quận Tân Bình  (28/04)
■  Đăng tải chọn cạnh tranh đơn vị tư vấn có chức năng thẩm định giá khu đất tại số 15-17 Trương Định, phường Bến Thành, quận 1  (28/04)
■  Đăng tải chọn cạnh tranh đơn vị tư vấn có chức năng thẩm định giá khu đất tại số 27 (một phần phía sau) - 27A đường Kỳ Đồng, phường 9, quận 3  (28/04)
■  Đăng tải chọn cạnh tranh đơn vị tư vấn có chức năng thẩm định giá khu đất tại số 159 Đồng Khởi, phường Bến Nghé, quận 1  (28/04)
■  Đăng tải chọn cạnh tranh đơn vị tư vấn có chức năng thẩm định giá đất để đầu tư xây dựng khu dân cư phường Trường Thọ, quận Thủ Đức do Công ty TNHH Xây dựng thương mại Thuận Thành Phát làm chủ đầu tư  (28/04)
 
  • Sống thân thiện với môi trường
 

SỐ LƯỢT TRUY CẬP

5
5
0
2
9
2
9
5
Tin tức sự kiện 03 Tháng Bảy 2014 2:25:00 CH

Đánh giá tác động môi trường: Không còn là trên giấy

(TN&MT) - Luật Bảo vệ môi trường (sửa đổi) vừa được Quốc hội thông qua vào ngày 23/6/2014, đã thể hiện rõ các quy định về đánh giá tác động môi trường (ĐTM).

 

ĐTM công cụ quan trọng trong BVMT
 
Cụ thể hóa đối tượng thực hiện ĐTM
 
ĐTM không những là công cụ quản lý môi trường mà còn là một nội dung quan trọng trong quá trình triển khai dự án, giúp quy hoạch dự án thân thiện với môi trường.
 
Theo đánh giá của các chuyên gia, Luật Bảo vệ môi trường (sửa đổi) có nhiều bước đột phá so với Luật Bảo vệ môi trường 2005 trước đó.  Điểm nổi bật nhất của Luật Bảo vệ môi trường (sửa đổi ) lần này là đã quy định đối tượng phải thực hiện ĐTM thay vì đối tượng phải lập báo cáo  ĐTM như Luật Bảo vệ môi trường 2005. Điều này chứng tỏ Luật Bảo vệ môi trường (sửa đổi) đã nhìn nhận rõ hơn công việc của ĐTM phải làm.
 
Luật Bảo vệ môi trường (sửa đổi) chỉ rõ, đối tượng phải thực hiện ĐTM bao gồm các Dự án thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; dự án có sử dụng đất của khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia, khu di tích lịch sử - văn hóa, khu di sản thế giới, khu dự trữ sinh quyển, khu danh lam thắng cảnh đã được xếp hạng; dự án có nguy cơ tác động xấu đến môi trường. Chủ những dự án trên phải tự mình hoặc thuê tổ chức tư vấn thực hiện ĐTM và chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết quả thực hiện đánh giá tác động môi trường. Việc ĐTM phải thực hiện trong giai đoạn chuẩn bị dự án. Kết quả thực hiện ĐTM thể hiện dưới hình thức báo cáo đánh giá tác động môi trường.
 
 Chủ dự án phải lập lại báo cáo ĐTM trong các trường hợp không triển khai dự án trong thời gian 24 tháng, kể từ thời điểm quyết định phê duyệt báo cáo ĐTM; thay đổi địa điểm thực hiện dự án so với phương án trong báo cáo ĐTM đã được phê duyệt; tăng quy mô, công suất, thay đổi công nghệ làm tăng tác động xấu đến môi trường so với phương án trong báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được phê duyệt.
 
Nội dung chính của báo cáo ĐTM được quy định trong Điều 22 Luật Bảo vệ môi trường. Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày nhận được báo cáo ĐTM hoặc người đứng đầu cơ quan thẩm định có trách nhiệm phê duyệt báo cáo ĐTM; trường hợp không phê duyệt phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do cho chủ dự án biết.
 
 Quyết định phê duyệt báo cáo ĐTM là căn cứ để cấp có thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư dự án đối với dự án. Đây cũng là căn cứ để cấp, điều chỉnh giấy phép đối với từng loại dự án.
 
Xử lý nghiêm các vi phạm ĐTM
 
Nghị định 35/2014/NĐ-CP Nghị định 35/2014/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ ngày 15/6/2014 nhằm sửa đổi, bổ sung khoản 3 Điều 39 Nghị định số 29/2011/NĐ-CP ngày 18/4/2011 của Chính phủ quy định về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường.
 
Nghị định này được xem như việc cởi nút thắt trong việc lập đề án BVMT cho các doanh nghiệp, mọi khó khăn trong việc thực hiện đề án BVMT của doanh nghiệp, tạo cơ sở và điều kiện cho các doanh nghiệp hoàn thành hồ sơ môi trường của doanh nghiệp.
 
Theo đó, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung hoặc cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ (cơ sở) đến ngày 5/6/2011 đã đi vào hoạt động nhưng không có quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường, quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường bổ sung, giấy đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường, cam kết bảo vệ môi trường thì ngoài việc bị xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật, trước ngày 31/12/2014 phải thực hiện một trong hai biện pháp khắc phục hậu quả.
 
Cụ thể, phải lập đề án bảo vệ môi trường chi tiết đối với các cơ sở có quy mô, tính chất tương đương với đối tượng phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường quy định tại khoản 1 Điều 12 Nghị định 29/2011/NĐ-CP gửi cơ quan có thẩm quyền quy định tại khoản 2 Điều 18 Nghị định 29/2011/NĐ-CP để thẩm định, phê duyệt. Tiếp đó là lập đề án bảo vệ môi trường đơn giản đối với các cơ sở có quy mô, tính chất tương đương với đối tượng phải đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường quy định tại Điều 29 Nghị định 29/2011/NĐ-CP gửi cơ quan có thẩm quyền quy định tại Điều 32 Nghị định 29/2011/NĐ-CP để đăng ký.
 
 Theo quy định tại khoản 3 Điều 39 Nghị định số 29/2011/NĐ-CP thì khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung hoặc cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ đến ngày Nghị định 29/2011/NĐ-CP có hiệu lực (5/6/2011) nhưng không có quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường, quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường bổ sung, giấy đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường, cam kết bảo vệ môi trường, quyết định phê duyệt hoặc giấy xác nhận đề án bảo vệ môi trường, ngoài việc bị xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật, trong thời hạn không quá 2 năm, kể từ ngày 5/6/2011 phải thực hiện một trong hai biện pháp khắc phục hậu quả trên.  Như vậy, so với Nghị định số 29/2011/NĐ-CP thì Nghị định 35/2014/NĐ-CP mới ban hành quy định kéo dài thời gian cho các cơ sở thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả nêu trên.
 
                                                                                                                                          Phương Anh

Số lượt người xem: 4824    

TIN MỚI HƠN

TIN ĐÃ ĐƯA

Xem tiếp
Xem theo ngày Xem theo ngày
Tìm kiếm