■  Đăng tải chọn cạnh tranh đơn vị tư vấn có chức năng thẩm định giá đất tại khu đất 21 Trương Công Định, phường 14, quận Tân Bình  (28/04)
■  Đăng tải chọn cạnh tranh đơn vị tư vấn có chức năng thẩm định giá khu đất số 251 Hoàng Văn Thụ, phường 2, quận Tân Bình  (28/04)
■  Đăng tải chọn cạnh tranh đơn vị tư vấn có chức năng thẩm định giá khu đất tại số 15-17 Trương Định, phường Bến Thành, quận 1  (28/04)
■  Đăng tải chọn cạnh tranh đơn vị tư vấn có chức năng thẩm định giá khu đất tại số 27 (một phần phía sau) - 27A đường Kỳ Đồng, phường 9, quận 3  (28/04)
■  Đăng tải chọn cạnh tranh đơn vị tư vấn có chức năng thẩm định giá khu đất tại số 159 Đồng Khởi, phường Bến Nghé, quận 1  (28/04)
■  Đăng tải chọn cạnh tranh đơn vị tư vấn có chức năng thẩm định giá đất để đầu tư xây dựng khu dân cư phường Trường Thọ, quận Thủ Đức do Công ty TNHH Xây dựng thương mại Thuận Thành Phát làm chủ đầu tư  (28/04)
■  Đăng tải chọn cạnh tranh đơn vị tư vấn có chức năng thẩm định giá đất tại khu đất 47 đường Tân Thành, phường Hoà Thạnh, quận Tân Phú  (28/04)
■  Đăng tải chọn cạnh tranh đơn vị tư vấn có chức năng thẩm định giá khu đất phường Tam Phú, thành phố Thủ Đức của Công ty Cổ phần N.V.T  (28/04)
■  Đăng tải chọn cạnh tranh đơn vị tư vấn có chức năng thẩm định giá khu đất 139/4, 141D, 143A đường Phan Đăng Lưu, phường 2, quận Phú Nhuận  (28/04)
■  Đăng tải chọn cạnh tranh đơn vị tư vấn có chức năng thẩm định giá khu đất tại số 309 Bến Chương Dương, phường Cầu Kho, quận 1  (28/04)
 
  • Sống thân thiện với môi trường
 

SỐ LƯỢT TRUY CẬP

5
5
0
2
4
2
5
3
Tin tức sự kiện 10 Tháng Bảy 2014 10:35:00 SA

Giữ an ninh môi trường: Yếu tố quan trọng trong chiến lược phát triển bền vững

(TN&MT) - An ninh môi trường không chỉ là vấn đề thời sự cấp bách mà còn là vấn đề thường xuyên, lâu dài, liên quan đến toàn nhân loại và mỗi quốc gia, ảnh hưởng đến cuộc sống từng gia đình và mỗi cá nhân.

 

Xả thải gây mất an ninh môi trường
 
Ở Việt Nam, do tác động của con người, an ninh môi trường hiện đang bị đe dọa nghiêm trọng. Nền kinh tế, nếu  ưu tiên phát triển “nóng” có thể mang lại kết quả về bề nổi, song cũng kéo theo nguy cơ khai thác cạn kiệt tài nguyên,  hy sinh các lợi ích môi trường.
 
Đơn cử, cả nước có hơn 200 khu công nghiệp, khu chế xuất lớn, hàng trăm cụm công nghiệp nhỏ và khoảng 2.000 làng nghề rải rác ở nhiều địa phương, nhưng hầu hết đều chưa có hệ thống xử lý ô nhiễm môi trường đáp ứng yêu cầu và hệ thống xử lý chất thải rắn, nước thải và khí thải. Đó là chưa kể đến một khối lượng lớn rác thải sinh hoạt đô thị, chất thải y tế phải xử lý hằng ngày; thuốc bảo vệ thực vật và chất độc hóa học do Mỹ sử dụng trong chiến tranh ở Việt Nam vẫn tồn lưu trong môi trường ở nhiều nơi còn phải tích cực xử lý trong nhiều năm. Theo số liệu của Bộ TN&MT, 70% khu công nghiệp không có hệ thống xử lý nước thải đủ tiêu chuẩn; hơn 90% cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ không xử lý nước thải; hơn 4.000 cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng; khoảng 55 - 70% số doanh nghiệp không chấp hành quy định về lập báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc cam kết bảo vệ môi trường; 98% doanh nghiệp có hành vi vi phạm về xả nước thải không đạt tiêu chuẩn môi trường theo quy định; 100% doanh nghiệp thải khí không có thiết bị xử lý chất độc hại.
 
Xu hướng chuyển dịch chất thải công nghiệp, chuyển những công nghệ, dây chuyền sản xuất lạc hậu, kém hiệu quả, gây ô nhiễm từ một số nước có nền kinh tế phát triển sang những nước kém phát triển hơn cũng đang đặt các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam, trước nguy cơ trở thành những bãi thải công nghiệp trên thế giới. Ngay tại nguồn tài nguyên nước hàng năm của Việt nam có được là khoảng 850 tỷ m3, trong đó khoảng 500 tỷ m3 là nước quá cảnh. Hiện nay, Việt Nam đã sử dụng khoảng 400 – 450 tỷ m3 mỗi năm. Điều đó cho thấy chúng ta đang phụ thuộc vào nguồn nước chảy từ nước ngoài đến. Các nước trên thượng nguồn các dòng sông xuyên biên giới hiện đang tích cực đắp đập giữ nước thậm chí chuyển nước sang các dòng sông khác của họ. Theo dự báo của Cục Thủy Lợi Bộ NN và PTNT năm 2020 ở mức 1770 m3/người/năm (71,2% so với 2005) năm 2040 ở mức 1475 m3/người/năm (59,3% so với 2005) là mức khan hiếm nước.
 
Các chuyên gia môi trường nhận định, việc đảm bảo an ninh môi trường trong chiến lược phát triển bền vững tổng thể cần có sự đầu tư hợp lý, cân bằng giữa lợi ích trước mắt và lâu dài, chú trọng kết hợp đầu tư phát triển kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội và bảo vệ môi trường. Có như vậy, các trụ cột của phát triển mới bền vững, nhu cầu của các thế hệ hiện tại được đáp ứng ngày càng tốt hơn nhưng cũng tạo cơ hội cho sự phát triển của các thế hệ tương lai.
 
                                                                                                                                                                             Phương Anh

Số lượt người xem: 3999    

TIN MỚI HƠN

TIN ĐÃ ĐƯA

Xem tiếp
Xem theo ngày Xem theo ngày
Tìm kiếm