■  Đăng tải chọn cạnh tranh đơn vị tư vấn có chức năng thẩm định giá tại khu đất thuộc phân khu 15B có diện tích 5,8749 ha là 01 trong 14 khu đất (diện tích 44,4948ha) bên trái đường Nguyễn Hữu Thọ, huyện Nhà Bè  (04/07)
■  Luật Tài nguyên nước 2023 có hiệu lực từ 1/7 : Quyết sách lớn để giữ "mạch nguồn" sự sống  (04/07)
■  Ngày 04 tháng 7 năm 2024, Ủy ban nhân dân Thành phố ban hành Quyết định số 2442/QĐ-UBND về công bố danh mục thủ tục hành chính lĩnh vực tài nguyên nước thuộc phạm vi chức năng quản lý của Sở Tài nguyên và Môi trường  (04/07)
■  Đăng tải chọn cạnh tranh đơn vị tư vấn có chức năng thẩm định giá cơ sở nhà, đất tại số 134 đường Cao Thắng, Phường 4, Quận 3  (04/07)
■  Đăng tải chọn cạnh tranh đơn vị tư vấn có chức năng thẩm định giá khu đất tại số 08 đường Phạm Ngọc Thạch, Phường 6, Quận 3  (04/07)
■  Đăng tải chọn cạnh tranh đơn vị tư vấn có chức năng thẩm định giá cơ sở nhà, đất tại số 14-16-18 đường Nguyễn Huệ, phường Bến Nghé, Quận 1  (04/07)
■  VỀ CHUYỂN THÔNG TIN ĐỂ XÁC ĐỊNH NGHĨA VỤ TÀI CHÍNH VỀ ĐẤT ĐAI THUỘC DỰ ÁN KHU DÂN CƯ HAPPY VALLEY LÔ R12, KHU A - ĐÔ THỊ MỚI NAM THÀNH PHỐ, PHƯỜNG TÂN PHONG, QUẬN 7, TP.HCM. (HS 000140/2024)  (04/07)
■  VỀ CHUYỂN THÔNG TIN ĐỂ XÁC ĐỊNH NGHĨA VỤ TÀI CHÍNH VỀ ĐẤT ĐAI ĐỐI VỚI căn hộ chung cư: E1.01 THUỘC DỰ ÁN KHU PHỐ MỸ TÚ (LÔ H31), PHƯỜNG TÂN PHONG, QUẬN 7, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (BN 208/2024)  (04/07)
■  VỀ CHUYỂN THÔNG TIN ĐỂ XÁC ĐỊNH NGHĨA VỤ TÀI CHÍNH VỀ ĐẤT ĐAI 15 HỒ SƠ ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN TẠI PHƯỜNG AN PHÚ, THÀNH PHỐ THỦ ĐỨC (BN 1319-1333/24)  (04/07)
■  Về chuyển thông tin địa chính của người mua nhà tại dự án Khu nhà ở tại phường Phú Hữu, Thành phố Thủ Đức (Dragon Village) (BN 1977/2024)  (04/07)
 
  • Sống thân thiện với môi trường
 

SỐ LƯỢT TRUY CẬP

5
0
7
9
2
5
5
9
Các công tác khác 19 Tháng Tám 2013 1:30:00 CH

SỞ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG - CHẶNG ĐƯỜNG 10 NĂM XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN

Tài nguyên và môi trường có vai trò thiết yếu đối với con người, là cơ sở tồn tại và phát triển của xã hội. Tài nguyên là nguồn lực đặc biệt để phát triển, môi trường là thước đo cho sự phát triển bền vững. Trong thế giới toàn cầu hóa, tài nguyên trở nên ngày càng khan hiếm, môi trường bị đe dọa trở thành vấn đề toàn cầu, mối lo chung của cả nhân loại. Vì vậy, công tác quản lý tài nguyên và môi trường đặc biệt quan trọng trong quá trình phát triển bền vững.

Nhằm liên kết lĩnh vực tài nguyên và môi trường để quản lý sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên hướng đến sự phát triển bền vững, ngành tài nguyên và môi trường đã được hình thành từ trung ương đến địa phương. Từ đó, Sở Tài nguyên và Môi trường Thành phố Hồ Chí Minh cũng được thành lập vào tháng 7 năm 2003 trên cơ sở hợp nhất tổ chức của Sở Địa chính - Nhà đất và các cơ quan thực hiện chức năng quản lý về tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, môi trường thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Công nghiệp, Sở Khoa học Công nghệ và Môi trường, Sở Giao thông vận tải. Cơ quan quản lý tài nguyên môi trường tại các quận huyện là phòng tài nguyên và môi trường, tại phường xã, thị trấn có cán bộ địa chính, môi trường.

Trải qua 10 năm xây dựng và phát triển, cơ cấu tổ chức bộ máy của Sở Tài nguyên và Môi trường tại thành phố Hồ Chí Minh không ngừng được kiện toàn, đội ngũ cán bộ công chức có sự trưởng thành vượt bậc về năng lực, trình độ chuyên môn, kinh nghiệm và tính chuyên nghiệp. Hiện nay Sở đã có 18 phòng, ban, đơn vị trực thuộc với tổng số 832 công chức, viên chức và người lao động. Trình độ chuyên môn nghiệp vụ có 02 tiến sĩ, 47 thạc sĩ và 466 đại học. Bên cạnh đó Sở còn có tổ chức Đảng, công đoàn và đoàn thanh niên vững mạnh.

          Ngành tài nguyên và môi trường với chức năng quản lý đa lĩnh vực, các nhiệm vụ được giao hết sức quan trọng trong tổng thể các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, gồm quản lý đo đạc và bản đồ, quản lý đất đai, tài nguyên nước, khoáng sản, địa chất, khí tượng thủy văn, môi trường và gần đây là biến đổi khí hậu và quản lý biển đảo. Tuy nhiên, với sự quan tâm sâu sát và hướng dẫn kịp thời của Bộ Tài nguyên và Môi trường và sự chỉ đạo quyết liệt của Thành ủy, Ủy ban nhân dân thành phố cùng với sự nỗ lực của toàn thể cán bộ công chức, viên chức, sự điều hành hiệu quả của Lãnh đạo Sở Tài nguyên và Môi trường, Phòng Tài nguyên và Môi trường các quận huyện cùng sự hỗ trợ, phối hợp chặt chẽ của các ngành, 10 năm qua ngành tài nguyên và môi trường thành phố đã đạt được những thành quả hết sức khả quan, đáng được ghi nhận, góp phần đáng kể vào công cuộc xây dựng và phát triển thành phố ngày càng văn minh, hiện đại. Những thành quả nổi bật trong thời gian qua có thể kể đến:  

 

        Về quản lý đất đai và đo đạc bản đồ:

Về lĩnh vực này, Sở Tài nguyên và Môi trường đã có nhiều sáng kiến góp phần sửa đổi hoàn thiện hệ thống pháp luật đất đai, nhiều đề xuất được thành phố và trung ương chấp thuận đánh giá cao và được đưa vào các quy định của pháp luật để thực hiện như việc thành lập các đơn vị sự nghiệp để thực hiện các dịch vụ công về đất đai, xã hội hóa công tác đo đạc bản đồ ...

Nổi bật nhất là cải tiến thủ tục hành chính về đất đai theo cơ chế một cửa liên thông, Sở đã đưa ra sáng kiến và thực hiện thành công mô hình này, tạo sự hài lòng của đông đảo người dân và doanh nghiệp, được thành phố khen thưởng và cho triển khai áp dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực. Nhiều tỉnh thành phố khác cũng đã đến học tập kinh nghiệm để triển khai áp dụng.

Cùng với sự phát triển của ngành công nghệ thông tin Thành phố, Sở  đã thực hiện xong rất sớm việc đo đạc lập bản đồ địa chính theo công nghệ số trên toàn địa bàn. Với bản đồ địa chính số được lập đã giúp công tác quản lý đất đai bằng công nghệ thông tin được dễ dàng thuận lợi. Sở đang triển khai xây dựng gần hoàn tất hệ thống thông tin đất đai kết nối giữa 03 cấp quản lý.

Ngoài bản đồ địa chính, bản đồ địa hình tỷ lệ 1/2000, 1/5000 cũng đã được biên tập xong, bản đồ hiện trạng sử dụng đất được lập năm 2005 và  năm 2010, đây là các loại bản đồ nền cơ bản phục vụ cho việc ứng dụng công nghệ GIS trong tất cả các lĩnh vực và không thể thiếu các loại bản đồ này khi tiến hành lập quy hoạch các ngành.

Công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đến cuối tháng 9 năm 2013 cơ bản hoàn tất (sớm hơn 3 tháng so với Kế hoạch của Thủ tướng Chính phủ). Song song với công tác cấp giấy chứng nhận, hệ thống hồ sơ địa chính số thống nhất, đồng bộ và hoàn chỉnh cũng được xây dựng để đưa vào quản lý, lưu trữ, cung cấp và khai thác sử dụng một cách hiệu quả nhất phục vụ các yêu cầu về cải cách hành chính cũng như công tác quản lý Nhà nước về đất đai.

Cùng với quy hoạch chi tiết xây dựng, quy hoạch sử dụng đất là công cụ quản lý và cơ sở giúp cho công tác giao đất, thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất và thu hồi đất ngày càng chặt chẽ và hiệu quả. Công tác lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất luôn được cải tiến, đã có sự gắn kết với quy hoạch xây dựng, quy hoạch các ngành và lồng ghép với biến đổi khí hậu, tạo sự hợp lý trong quản lý và sử dụng đất trên địa bàn Thành phố.

Công tác giao đất, cho thuê đất, ngày càng hoàn thiện phục vụ cho nhu cầu phát triển đô thị và đáp ứng mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của Thành phố, chỉ tính từ năm 2003 đến nay, tổng diện tích đã giao, cho thuê và thay đổi mục đích sang đất đô thị khoảng 15.000ha. Thông qua các hoạt động  giao, cho thuê đất, thay đổi mục đích, chuyển quyền sử dụng đất, hàng năm đã thu vào ngân sách khoảng 10.000 tỷ đồng. Đến nay, thành phố đã phát triển không ngừng, nhiều khu vực đầm lầy đã trở thành những khu đô thị hiện đại, những khu nhà lụp xụp đã được thay thế bởi những tòa nhà khang trang, hiện đại với đầy dủ những công trình hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội hoàn chỉnh trong đó có phần đóng góp không nhỏ của ngành tài nguyên môi trường thành phố.

Từ năm 2003, thành phố Hồ Chí Minh đã tiên phong thành lập Tổ chức phát triển quỹ đất, bước đầu đã  tạo quỹ “đất sạch” phục vụ nhu cầu đầu tư trong và ngoài nước đồng thời điều tiết một phần giá trị gia tăng từ đất đã góp phần tăng nguồn thu cho ngân sách thành phố hàng ngàn tỷ đồng.

 Một trong số những tài sản có giá trị rất lớn là quỹ đất do nhà nước trực tiếp quản lý giao cho các cơ quan, đơn vị sử dụng hoặc cho thuê sử dụng. Để nâng cao hiệu quả quản lý sử dụng quỹ đất này, Sở đã tiến hành điều tra, lập xong hệ thống sổ bộ để theo dõi quản lý.

 Nhằm góp phần cho sự ổn định về trật tự xã hội, cũng như phát triển đô thị bền vững, cùng với các ngành, Sở Tài nguyên và Môi trường đã giải quyết hàng nghìn vụ khiếu nại, tranh chấp về đất đai; cùng Hội đồng bồi thường, giải phóng mặt bằng và tái định cư, thẩm định và hướng dẫn hàng nghìn dự án thu hồi đất. Với chính sách bồi thường hợp lý của thành phố, đến nay đã giảm dần các vụ khiếu kiện của người dân về chính sách bồi thường, tái định cư.

 

Về quản lý tài nguyên nước và khoáng sản

Đây là lĩnh vực quản lý khá mới mẻ của ngành. Tuy nhiên cùng với sự quyết tâm nỗ lực của toàn thể cán bộ công chức. Đến nay công tác quản lý tài nguyên nước và khoáng sản đã được quản lý chặt chẽ và ngày càng hiệu quả.

Đã thực hiện xong Quy hoạch tổng thể tài nguyên nước thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2015 và định hướng đến năm 2025, lập bản đồ cấm - hạn chế khai thác nước dưới đất làm cơ sở cho việc cấp phép khai thác và xử lý các vi phạm.

Năm 2007 thực hiện “Tổng điều tra hiện trạng khai thác nước ngầm trên địa bàn thành phố” để xây dựng cơ sở dữ liệu quản lý;

Đã tiến hành quan trắc và đánh giá nguyên nhân của việc sụt lún đất trên địa bàn thành phố. Phối hợp với các sở, ngành thành lập Bản đồ địa chất thủy văn thành phố Hồ Chí Minh tỷ lệ 1/50.000.

Việc hạn chế, cấm khai thác nước dưới đất cùng với quản lý hoạt động khoáng sản trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh cũng đã được quy định cụ thể đồng thời không cấp phép khai thác cát trên sông Đồng Nai và sông Sài Gòn. Việc thu thuế tài nguyên nước cũng đã được triển khai. Bên cạnh đó, Sở thường xuyên phối hợp với quận huyện tiến hành thanh kiểm tra và xử lý nghiêm các vi phạm trong hoạt động khai thác tài nguyên nước và khoáng sản.

 

Về quản lý môi trường:

Thành phố Hồ Chí Minh là đô thị đặc biệt, với tốc độ phát triển kinh tế nhanh, quá trình đô thị hóa diễn ra mạnh mẽ, nhu cầu khai thác và tiêu dùng tài nguyên thiên nhiên cũng không ngừng tăng lên, làm nảy sinh hàng loạt các vấn đề môi trường là không thể tránh khỏi. Cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường luôn được các cấp lãnh đạo thành phố hết sức coi trọng và xã hội quan tâm. Với chức năng nhiệm vụ được giao, trong 10 năm qua, Sở Tài nguyên và Môi trường đã triển khai nhiều chương trình, kế hoạch hành động để nhằm giảm thiểu tình trạng ô nhiễm môi trường với những thành quả đáng được ghi nhận sau đây: 

Công tác tuyên truyền, vận động quần chúng nhân dân chung tay tham gia bảo vệ môi trường được Sở Tài nguyên và Môi trường đặc biệt chú trọng thực hiện, qua đó nhận thức và trách nhiệm cộng đồng về bảo vệ môi trường từng bước được nâng cao thông qua các hoạt động liên tịch phối hợp hành động bảo vệ môi trường với các tổ chức Mặt trận và Đoàn thể;

Phối hợp với các tỉnh lân cận trong việc kiểm tra, kiểm soát ô nhiễm công nghiệp, kiểm soát ô nhiễm hệ thống sông Sài Gòn – Đồng Nai, ứng phó sự cố tràn dầu trao đổi thông tin, dữ liệu về quan trắc chất lượng nước mặt, không khí giúp cho việc nâng cao năng lực ngăn ngừa dự báo ô nhiễm.

Tình hình ô nhiễm công nghiệp đã được kiểm soát và cải thiện từng bước thông qua việc di dời các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi trường vào khu công nghiệp tập trung, cụm công nghiệp và vùng phụ cận. Các cơ sở khám chữa bệnh trực thuộc Thành phố và quận huyện đã triển khai đầu tư hệ thống xử lý nước thải y tế.

Công tác quản lý chất thải nguy hại đã được triển khai, bước đầu đã tổ chức hệ thống thu gom, xử lý các loại chất thải nguy hại. Đến nay tỷ lệ thu gom chất thải rắn công nghiệp - chất thải nguy hại phát sinh từ các cơ sở sản xuất, dịch vụ, kinh doanh đạt 100%. Nước thải y tế phát sinh tại các bệnh viện, các trung tâm y tế dự phòng được thu gom 100%; riêng chất thải y tế phát sinh tại các phòng khám nhỏ lẻ thu gom trực tiếp đúng tuyến đạt 85-90%, còn 10-15% thải bỏ chung với chất thải rắn sinh hoạt và được vận chuyển về bãi chôn lấp hợp vệ sinh.

Thực hiện thành công công tác xã hội hóa hoạt động thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn đã giảm áp lực về vốn đầu tư ban đầu của Nhà nước đồng thời nhờ có sự cạnh tranh nên công nghệ xử lý được đổi mới, chất lượng xử lý được nâng cao và mức chi từ ngân sách Nhà nước đã giảm hàng trăm tỉ đồng mỗi năm. Năm 2007, dự án xử lý chất thải sinh hoạt hợp vệ sinh của Công ty TNHH xử lý chất thải Việt Nam (VWS) cũng đã được xây dựng, các nhà máy xử lý rác thành phên compost của tư nhân cũng được hình thành và đi vào hoạt động.

Tiến hành thu phí nước thải công nghiệp, thu phí vệ sinh và phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn thông thường trên địa bàn thành phố; Bước đầu việc thu phí đã bù đắp một phần chi phí mà thành phố đã bỏ ra cho công tác thu gom xử lý rác, đồng thời thông qua quá trình thu phí công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại một số quận như quận 1, quận 10, quận Tân Bình, quận Thủ Đức, quận Bình Thạnh đã từng bước thiết lập cơ chế tổ chức quản lý lực lượng thu gom rác dân lập.

Trong bối cảnh biến đổi khí hậu đang là vấn đề toàn cầu, Sở Tài nguyên và Môi trường đã tích cực, chủ động tham mưu cho Ủy ban nhân dân thành phố các hình thức hợp tác với quốc tế trong công cuộc ứng phó với biến đổi khí hậu nhằm tìm kiếm sự hỗ trợ, tài trợ cho thành phố (gia nhập tổ chức C40, Dự án hỗ trợ kỹ thuật Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với BĐKH – lĩnh vực giao thông và năng lượng do ADB tài trợ, tổ chức Chương trình định cư con người Liên hợp quốc, Jica,...)

Thành phố trở nên xanh, sạch, đẹp như hôm nay phải kể đến công lao đóng góp của cán bộ, công chức làm nghiệp vụ thanh tra, kiểm tra. Trong thời gian qua, ô nhiễm môi trường đã trở thành vấn đề bức xúc và quan tâm của người dân thành phố. Công tác thanh kiểm tra đã được tăng cường qua từng năm, có trọng tâm, trọng điểm, tập trung thanh tra, kiểm tra về quản lý, sử dụng đất, hoạt động khai thác khoáng sản, tài nguyên nước và việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường của các doanh nghiệp. Nhiều vụ vi phạm đã được xử lý nghiêm, xử phạt cả ngàn trường hợp với số tiền phạt trên 20 tỷ đồng và thu hồi hàng trăm ha đất vi phạm.

Những thành quả nêu trên của ngành Tài nguyên môi trường thành phố trong 10 năm qua, đã góp phần vào quá trình phát triển kinh tế xã hội của thành phố. Tuy nhiên kết quả đạt được chưa đáp ứng được yêu cầu đòi hỏi của xã hội, khi mà mức sống người dân thành phố ngày càng được nâng cao. Hệ thống thông tin đất đai chưa hoàn thiện, hệ thống thống tin môi trường đang tiến hành xây dựng. Việc khai thác nguồn lực đất đai chưa hiệu quả, chưa thật sự là động lực cho sự phát triển. Môi trường tại một số kênh rạch vẫn còn ô nhiễm nặng, ô nhiễm không khí ngày càng tăng nhưng chưa có giải pháp hiệu quả để giảm thiểu, trên các tuyến đường phố vẫn còn tình trạng xả rác. Công tác quản lý khai thác nước ngầm chưa quản lý chặt chẽ, việc thu phí môi trường và thuế khai thác tài nguyên chưa thu đủ và thu đúng … Bên cạnh đó mặc dù Sở Tài nguyên và Môi trường đã có nhiều cố gắng trong việc cải tiến lề lối làm việc, nâng cao ý thức phục vụ nhân dân nhưng vẫn còn một số thiếu sót trong việc giải quyết thủ tục hành chính, có trường hợp giải quyết chậm trễ, kéo dài, gây phiền hà, khó khăn cho các tổ chức, cá nhân; Đội ngũ công chức, viên chức làm công tác quản lý tài nguyên và môi trường đã được tăng cường qua các năm, được đào tạo, bồi dưỡng về nghiệp vụ chuyên môn và rèn luyện về phẩm chất, đạo đức nhưng vẫn còn một số hạn chế, yếu kém.

Nhằm góp phần xây dựng thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020 trở thành phố văn minh, hiện đại và phát triển bền vững. Phương hướng hoạt động trong thời gian tới của Ngành tài nguyên và môi trường là phát triển theo hướng hiện đại hóa và kinh tế hóa trong công tác quản lý, liên kết các lĩnh vực để tạo sức mạnh tổng hợp hướng đến phát triển nhanh nhưng bền vững.


Số lượt người xem: 4597    

TIN MỚI HƠN

TIN ĐÃ ĐƯA

Xem tiếp
Xem theo ngày Xem theo ngày
Tìm kiếm