■  Đăng tải chọn cạnh tranh đơn vị tư vấn có chức năng thẩm định giá tại khu đất thuộc phân khu 15B có diện tích 5,8749 ha là 01 trong 14 khu đất (diện tích 44,4948ha) bên trái đường Nguyễn Hữu Thọ, huyện Nhà Bè  (04/07)
■  Luật Tài nguyên nước 2023 có hiệu lực từ 1/7 : Quyết sách lớn để giữ "mạch nguồn" sự sống  (04/07)
■  Ngày 04 tháng 7 năm 2024, Ủy ban nhân dân Thành phố ban hành Quyết định số 2442/QĐ-UBND về công bố danh mục thủ tục hành chính lĩnh vực tài nguyên nước thuộc phạm vi chức năng quản lý của Sở Tài nguyên và Môi trường  (04/07)
■  Đăng tải chọn cạnh tranh đơn vị tư vấn có chức năng thẩm định giá cơ sở nhà, đất tại số 134 đường Cao Thắng, Phường 4, Quận 3  (04/07)
■  Đăng tải chọn cạnh tranh đơn vị tư vấn có chức năng thẩm định giá khu đất tại số 08 đường Phạm Ngọc Thạch, Phường 6, Quận 3  (04/07)
■  Đăng tải chọn cạnh tranh đơn vị tư vấn có chức năng thẩm định giá cơ sở nhà, đất tại số 14-16-18 đường Nguyễn Huệ, phường Bến Nghé, Quận 1  (04/07)
■  VỀ CHUYỂN THÔNG TIN ĐỂ XÁC ĐỊNH NGHĨA VỤ TÀI CHÍNH VỀ ĐẤT ĐAI THUỘC DỰ ÁN KHU DÂN CƯ HAPPY VALLEY LÔ R12, KHU A - ĐÔ THỊ MỚI NAM THÀNH PHỐ, PHƯỜNG TÂN PHONG, QUẬN 7, TP.HCM. (HS 000140/2024)  (04/07)
■  VỀ CHUYỂN THÔNG TIN ĐỂ XÁC ĐỊNH NGHĨA VỤ TÀI CHÍNH VỀ ĐẤT ĐAI ĐỐI VỚI căn hộ chung cư: E1.01 THUỘC DỰ ÁN KHU PHỐ MỸ TÚ (LÔ H31), PHƯỜNG TÂN PHONG, QUẬN 7, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (BN 208/2024)  (04/07)
■  VỀ CHUYỂN THÔNG TIN ĐỂ XÁC ĐỊNH NGHĨA VỤ TÀI CHÍNH VỀ ĐẤT ĐAI 15 HỒ SƠ ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN TẠI PHƯỜNG AN PHÚ, THÀNH PHỐ THỦ ĐỨC (BN 1319-1333/24)  (04/07)
■  Về chuyển thông tin địa chính của người mua nhà tại dự án Khu nhà ở tại phường Phú Hữu, Thành phố Thủ Đức (Dragon Village) (BN 1977/2024)  (04/07)
 
  • Sống thân thiện với môi trường
 

SỐ LƯỢT TRUY CẬP

5
0
7
9
0
7
5
8
Công tác quản lý môi trường 19 Tháng Bảy 2013 8:25:00 SA

Sở TNMT - Đánh giá công tác bảo vệ môi trường trong 10 năm qua

 

Chi cục Bảo vệ môi trường được thành lập theo Quyết định số 111/2004/QĐ-UB ngày 23 tháng 4 năm 2004 của Ủy ban nhân Thành phố Hồ Chí Minh. Là đơn vị sự nghiệp có thu, với chức năng giúp Sở Tài nguyên và Môi trường quản lý công tác bảo vệ môi trường trên các lĩnh vực: Quan trắc, kiểm tra, giám sát, phòng chống ô nhiễm, nâng cao nhận thưc cộng đồng về bảo vệ môi trường, triển khai ứng dụng công nghệ và thu phí bảo vệ môi trường theo quy định của Nhà nước. Đánh giá lại hoạt động trong 09 năm qua, Chi cục đã đã được những kết quả như sau:
 
I.      Công tác Kiểm soát ô nhiễm môi trường:
a.     Kết quả thực hiện công tác chuyên môn:
1.     Công tác tham mưu, xây dựng các văn bản pháp quy thực hiện Luật Bảo vệ Môi trường và các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước:
-Dự thảo trình Uỷ ban nhân dân thành phố ban hành Chương trình hành động và Kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường; Các quy trình thực hiện việc lập danh sách các cơ sở gây ô nhiễm môi trường, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng theo hướng dẫn Thông tư 04; Kế hoạch phòng ngừa và ứng phó sự cố tràn dầu; Quyết định phân vùng các nguồn tiếp nhận nước thải trên địa bàn thành phố; Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án bảo vệ môi trường lưu vực hệ thống sông Đồng Nai trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh năm 2011 và giai đoạn 2011 – 2015 (Quyết định 4329/QĐ-UBND ngày 04/10/2010) và Chỉ thị số 21/2010/CT-UBND ngày 04/10/2010 về tăng cường bảo vệ môi trường nước lưu vực hệ thống sông Đồng Nai trên địa bàn thành phố.
-Dự thảo Chương trình hành động của Thành ủy thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ IX về Chương trình giảm ô nhiễm môi trường và kế hoạch triển khai của UBND TP.HCM (Quyết định số 27/2011/QĐ-UBND).
2.     Triển khai có hiệu quả công tác quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường:
-Công tác giải quyết khiếu nại về môi trường: giải quyết 531 đơn khiếu nại về ô nhiễm môi trường trong các lĩnh vực sản xuất công ngiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng, dịch vụ; hỗ trợ quận-huyện giải quyết 542 đơn khiếu nại.
-Công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định về BVMT: chủ trì kiểm tra, giám sát và phối hợp kiểm tra trên 3000 đơn vị sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, y tế trên địa.
Chi cục BVMT
-Công tác giải quyết sự cố môi trường: từ năm 2003 – 2012, tham gia giải quyết 17 sự cố môi trường gồm: sự cố tràn dầu, sự cố rò rỉ hoá chất, sự cố rơi vãi bụi than. Ngoài ra, phòng còn tổ chức “Tập huấn nâng cao năng lực phối hợp trong công tác ứng phó sự cố dầu tràn” hằng năm với sự tham gia của các cơ quan liên quan.
-Công tác xử lý ô nhiễm triệt để các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng:
§ Từ năm 2003, thực hiện Quyết định 64 của Thủ tướng chính phủ về "Kế hoạch xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng", theo đó thành phố Hồ Chí Minh có 37 doanh nghiệp cần phải thực hiện xử lý ô nhiễm triệt để. Đến nay, 35/37 đơn vị đã thực hiện xử lý ô nhiễm triệt để, ngoài ra hàng năm Phòng đều thực hiện kiểm tra, đo đạc định kỳ 2 lần/năm và thực hiện xử lý theo quy định đối với hành vi xả thải vượt quy chuẩn.
§ Từ năm 2002, thành phố thực hiện chương trình di dời 1.402 các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi trường vào các khu công nghiệp tập trung. Kết quả thực hiện đến nay đã có 1.398 đơn vị đã thực hiện di dời, ngưng công đoạn sản xuất gây ô nhiễm hoặc đã thực hiện xử lý ô nhiễm.
-Thực hiện “Chương trình Thống kê nguồn thải (khí thải và nước thải): Kết quả đến nay đã số hóa được gần 1100 nguồn thải (nhằm đánh giá tải lượng ô nhiễm của các chất thải và Lập bản đồ GIS nhằm mục đích quản lý, giám sát điểm xả thải trực tiếp ra các kênh rạch).
-Công tác giám sát môi trường: Triển khai giám sát chất lượng môi trường tại các KCX/KCN và các Cụm Công nghiệp với tần suất 2 đợt/năm. Qua đó đã chuyển Thanh tra Sở đề nghị xử phạt các trường hợp xả thải vượt quy chuẩn. Giám sát chất lượng nước mặt hệ thống kênh rạch khu vực ngoại thành thành phố Hồ Chí Minh, trong đó có hai chương trình liên tịch với Long An (kênh Thầy Cai) và Bình Dương (kênh Ba Bò).
3.     Phối hợp triển khai có hiệu quả các dự án hợp tác khu vực và quốc tế về bảo vệ môi trường
-Tham gia xây dựng và tổ chực thực hiện Đề án Bảo vệ Môi trường lưu vực hệ thống sông Đồng Nai (bao gồm 12 tỉnh, thành).  
-Tham gia thực hiện dự án hỗ trợ kỹ thuật nghiên cứu biện pháp quản lý ô nhiễm nguồn phân tán trên sông Sài Gòn và các sông nhánh tại thành phố Hồ Chí Minh (dự án hợp tác với Chính phủ Tây Ban Nha (Quỹ FAD)).
b.    Nhận xét, đánh giá kết quả công tác
-Công tác kiểm soát ô nhiễm đã tập trung thực hiện công tác kiểm tra, giám sát việc chấp hành quy định pháp luật về bảo vệ môi trường của các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh dịch vụ trên địa bàn thành phố. Phối hợp chặt chẽ, có hiệu quả với Thanh tra Sở và Ban quản lý Khu chế xuất – Khu công nghiệp, Ủy ban nhân dân các quận/huyện và các sở ngành liên quan… trong công tác kiểm soát tình hình xử lý ô nhiễm của các cơ sở sản xuất và việc vận hành trạm xử lý nước thải tập trung; kiểm tra, giám sát tiến độ đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải tại các cơ sở khám chữa bệnh, trạm y tế phường xã; Theo dõi, giám sát tiến độ xử lý ô nhiễm triệt để của các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng; Thực hiện thường xuyên công tác giám sát chất lượng môi trường nước mặt hệ thống kênh rạch trên địa bàn thành phố, và tiếp tục thực hiện chương trình điều tra nguồn thải, lập bản đồ GIS nhằm mục đích quản lý, giám sát các nguồn thải trực tiếp ra hệ thống kênh rạch, thực hiện Đề án phân vùng xả thải.
- Với vai trò tham mưu cho Sở, cùng với các phòng ban đơn vị thuộc Sở, Phòng KSON đã điều phối và phối hợp với các Sở nghành, UBND các quận huyện triển khai có hiệu quả chương trình Giảm ô nhiễm môi trường, thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ IX; phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường các tỉnh và Tổng cục môi trường triển khai Đề án Bảo vệ môi trường lưu vực hệ thống sông Đồng Nai.
-Tuy nhiên, ngoài những kết quả đạt được, công tác kiểm soát ô nhiễm còn gặp một số hạn chế do tình hình chấp hành quy định pháp luật về bảo vệ môi trường của các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh dịch vụ trên địa bàn thành phố vẫn còn hạn chế, một số đơn vị thực hiện xử lý cuối nguồn mang tính đối phó. Một số doanh nghiệp chưa thực hiện di dời theo Quyết định của thành phố do điều kiện kinh tế hoặc chưa tìm được khu vực quy hoạch phù hợp theo ngành nghề.
II.   Công tác Thẩm định đánh giá tác động môi trường
a. Kết quả thực hiện
1.     Công tác thẩm định:
-Đã thẩm định và phê duyệt 585 Dự án từ năm 2003 đến 6 tháng đầu năm 2013 với số lượng các dự án được phê duyệt tăng dần theo các năm. Riêng đối với công tác xác nhận hoàn thành báo cáo đánh giá tác động môi trường (tính từ đầu năm 2012 đến 6 tháng cuối năm 2013) có 15 hồ sơ;
-Soạn thảo các văn bản, hướng dẫn tổ chức, cá nhân, quận huyện về công tác thẩm định ĐTM; Tham gia góp ý về dự toán thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường đối với các dự án thuộc ngân sách nhà nước do Sở Tài nguyên Môi trường chủ trì;
2.     Công tác khác
-Tham gia các hoạt động của dự án JICA “Tăng cường năng lực quản lý môi trường nước” do Tổng cục Môi trường phối với JICA tổ chức.
-Ban hành quy trình nội bộ đối với công tác thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường; đảm bảo giải quyết hồ sơ đúng tiến độ.
-Tập trung vào công tác hậu kiểm, tăng cường kiểm tra đối với các đơn vị đã được phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường; nhắc nhở các đơn vị thực hiện việc xác nhận hoàn thành nội dung báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được phê duyệt theo đúng quy định.
b. Nhận xét, đánh giá kết quả hoạt động
-Công tác thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường đã đi vào quy trình ổn định, các hồ sơ đều được giải quyết đúng tiến độ, không có hồ sơ tồn, trễ hẹn gây khó khăn cho doanh nghiệp.
-Công tác xác nhận hoàn thành báo cáo đánh giá tác động môi trường tuy mới được triển khai từ đầu năm 2013 nhưng đã góp phần nâng cao ý thức trách nhiệm của doanh nghiệp đối với việc thực hiện những cam kết về Bảo vệ môi trường đã đề ra.
III. Công tác Thu phí bảo vệ môi trường
a. Kết quả thực hiện
Thực hiện Nghị định 67/2003/NĐ-CP về phí BVMT đối với nước thải được Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 13/6/2003 và có hiệu lực từ ngày 1/1/2004 theo nguyên tắc “Người gây ô nhiễm phải trả tiền” được áp dụng cho công tác BVMT, Chi cục BVMT kết hợp cùng phòng Tài nguyên & Môi trường quận huyện, Ban quản lý các KCX-KCN đã tiến hành thống kê, lập danh sách các doanh nghiệp thuộc đối tượng nộp phí BVMT đối với nước thải công nghiệp trên địa bàn thành phố; in ấn tài liệu hướng dẫn; thường xuyên tổ chức tập huấn, phổ biến chính sách, các qui định về phí BVMT đến lãnh đạo các Sở, Ban, ngành, các UBND quận huyện, các UBND phường xã, các doanh nghiệp trên địa bàn 24 quận - huyện, 12 khu chế xuất – khu công nghiệp, tuyên truyền trên các phương tiện truyền thông (như báo, đài, trang web của Chi cục); đôn đốc các đối tượng nộp phí thực hiện kê khai, nộp phí theo đúng quy định với tổng Số phí bảo vệ môi trường thu được là 62.886.116.582 VNĐ từ năm 2004 đến nay.
b. Nhận xét, đánh giá kết quả hoạt động.
* Mặt được
Đối với công tác thu phí bảo vệ môi trường, sau nhiều năm triển khai thực hiện Nghị định 67/2003/NĐ-CP đã đạt được một số kết quả nhất định:
-Có được nguồn tài chính để đầu tư cải thiện, giảm thiểu ô nhiễm môi trường tại thành phố.
-       Các đối tượng đã chủ động hơn trong việc kê khai, nộp phí BVMT đối với nước thải, quan tâm nhiều hơn trong việc hạn chế xả các chất ô nhiễm ra môi trường và sử dụng nước tiết kiệm, quan tâm đến việc đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải để làm giảm thiểu các chất ô nhiễm trước khi thải ra môi trường bên ngoài. Các công ty hạ tầng KCX-KCN đã xây dựng và đưa vào vận hành hệ thống xử lý nước thải tập trung. Phần lớn các doanh nghiệp trong KCX-KCN đã đấu nối hoàn chỉnh vào hệ thống xử lý nước thải tập trung. Một số đối tượng nộp phí.
*   Hạn chế
-         Mức phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp còn quá thấp, không tạo sự công bằng trong đóng góp tài chính cho công tác bảo vệ môi trường nên chưa khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư nhiều vào việc xử lý nước thải nhằm hạn chế ô nhiễm môi trường nước.
-         Nhiều doanh nghiệp chưa nhận thức đầy đủ về vai trò của phí BVMT, trách nhiệm của mình trong việc thực hiện đóng phí. Do đó nhiều doanh nghiệp chưa tự giác kê khai, hoặc kê khai không đúng với thực tế xả thải.
-         Chưa có các quy định xử lý cụ thể đối với các doanh nghiệp đã di dời, giải thể còn nợ phí.
IV. Công tác Thông tin truyền thông môi trường
a. Kết quả thực hiện
1. Chương trình truyền thông nâng cao nhận thức và trách nhiệm bảo vệ môi trường của doanh nghiệp: Chi cục BVMT đã tổ chức tập huấn SXSH cho khoảng 700 doanh nghiệp với hơn 1200 người tham dự; hướng dẫn triển khai áp dụng sản xuất sạch hơn cho 56 doanh nghiệp trong và ngoài địa bàn thành phố; Tiến hành biên soạn và phát hành 06 sổ tay hướng dẫn đánh giá SXSH và kiểm toán năng lượng; tổ chức giải thưởng Doanh nghiệp xanh nhằm tôn vinh những doanh nghiệp có quan tâm và thực hiện tốt công tác BV trong giai đoạn 2011- 2012 đã có 50 doanh nghiệp được công nhận là Doanh nghiệp xanh. Ngoài ra còn tổ chức các hội thảo đóng góp ý kiến và chia sẻ kinh nghiệm về Sản xuất sạch hơn giữa các doanh nghiệp, nhà khoa học và nhà quản lý.
2. Chương trình truyền thông nâng cao nhận thức cộng đồng ở các khu dân cư, trường học:
-         Đã tổ chức 24 lễ mít-tinh cấp thành phố hưởng ứng “Tuần lễ quốc gia nước sạch vệ sinh môi trường”, “Ngày Môi trường thế giới 5/6”, “Chiến dịchLàm cho thế giới sạch hơn”, “Giờ trái đất”; 01 lễ phát động Chiến dịch làm cho thế giới sạch hơn cấp quốc gia (năm 2011).
-         Tổ chức 33 hội thi cấp thành phố cho các đối tượng: học sinh các cấp, sinh viên, cán bộ, hội viên của các đoàn thể, công nhân và cộng đồng dân cư với các hình thức thi như trắc nghiệm kiến thức, sáng tác và biểu diễn tiểu phẩm, thuyết trình, vẽ tranh, trang trí gốm sứ mang các thông điệp truyền thông về bảo vệ môi trường.
-         Tổ chức 8 hội thảo khoa học với sự tham dự của các nhà khoa học từ các trường đại học, viện nghiên cứu, đại diện các sở ban ngành và đại diện UBND 24 quận huyện của Thành phố về các nội dung bảo vệ môi trường và sức khỏe cộng đồng.
-         Tổ chức 541 đợt tập huấn cho 56.820 lượt học viên là lực lượng tuyên truyền viên nòng cốt các Đoàn thể; cán bộ phụ trách môi trường quận/huyện, phường/xã; Ban điều hành khu phố, tổ trưởng tổ dân phố, người dân tại khu phố, các đội thanh niên tình nguyện vì môi trường.
-         Phát hành và phân phối 51.540 poster và 3.471.000 tờ bướm tuyên truyền, lắp đặt 116 panô, 850 phướn và 240 băng rôn tuyên truyền trong các dịp tổ chức phong trào bảo vệ môi trường với các khẩu hiệu tuyên truyền về việc giữ gìn vệ sinh, bảo vệ môi trường sống.
-         Phối hợp với Đài tiếng nói nhân dân Thành phố (từ năm 2005 đến nay) thực hiện chương trình phát thanh “Môi trường và cuộc sống” vào thứ tư hàng tuần, Chương trình truyền hình định kỳ hàng tuần “ Sống thân thiện với môi trường” trên sóng VTV9 và VTC9 ( năm 2010-2011)
-         Ngoài ra một số hoạt động khác: triển lãm ảnh “ Hành động vì Môi trường thành phố tôi yêu”, đạp xe diễu hành kết hợp với tuyên truyền về bảo vệ môi trường… cũng được tổ chức nhằm tăng cường hơn nữa hiệu quả các phong trào truyền thông về BVMT trong cộng đồng dân cư
3. Phối hợp với các ngành tiếp tục triển khai các Chương trình liên tịch về bảo vệ môi trường:
-         Phối hợp với Thành đoàn tổ chức 44 ngày Chủ nhật xanh cấp Thành phố, 10 khu phố xanh sạch đẹp dựa vào lực lượng thanh niên
-         Xây dựng 20 phường điểm cấp thành phố về cuộc vận động “Toàn dân tham gia bảo vệ môi trường” được lồng ghép vào cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”; 322 câu lạc bộ Phụ nữ tham gia bảo vệ môi trường khắp các phường xã trên toàn địa bàn thành phố; phát động các phong trào “ Hàng động vì đường phố không rác”, “Chiến dịch tổng vệ sinh môi trường, diệt lăng quăng, muỗi”, “bảo vệ môi trường trong công nhân lao động”, “Khu phố không rác”;, 28 khu nhà trọ công nhân xanh sạch đẹp cấp thành phố; Tổ chức triển khai thí điểm mô hình khu phố không rác tại 25 khu phố cấp thành phố và nhân rộng mô hình trên toàn địa bàn thành phố.
-         Phối hợp với Hội nông dân và Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tổ chức 18 đợt tập huấn và 3 hội thi về các kiến thức bảo vệ môi trường trong xây dựng nông thôn mới.
b. Nhận xét, đánh giá kết quả hoạt động.
* Mặt được
-Đối với công tác thông tin truyền thông môi trường: Công tác truyền thông về bảo vệ môi trường trong 9 năm vừa qua đã được chú trọng về cả nội dung và hình thức với sự phối hợp chặt chẽ giữa Sở và Ủy Ban Mặt trận tổ quốc và các đoàn thể liện tịch đã giúp cho phong trào bảo vệ môi trường được lan tỏa trong cộng đồng dân cư và doanh nghiệp; nhiều sáng kiến, mô hình bảo vệ môi trường được quan tâm của các cấp các ngành và được thực hiện thí điểm tại các địa phương và trường học góp phần nâng cao nhận thức của một bộ phận người dân thành phố.
* Hạn chế
-         Truyền hình là phương tiện truyền thông quan trọng đưa được thông tin đến đại bộ phận người dân, tuy nhiên hiện nay các nội dung về môi trường được thực hiện rải rác trong các chuyên mục của đài, chưa có một chuyên mục thường kỳ tuyên truyền về BVMT.
-         Lực lượng tuyên truyền viên cấp cơ sở còn chưa mạnh dạn thực hiện công tác tuyên truyền tại địa phương.
-         Công tác tuyên truyền BVMT trong trường học chỉ gói gọn trong các hội thi, phong trào dành cho học sinh, việc lồng ghép các kiến thức về BVMT trong trường học được thực hiện chưa đồng bộ.
-         Công tác kiểm tra xử phạt các hành vi gây ô nhiễm môi trường tại khu dân cư còn yếu chưa đủ sức răn đe nên công tác truyền thông về BVMT chưa đạt được hiệu quả mong muốn.
V.   Công tác quan trắc và phân tích môi trường
a.     Kết quả thực hiện
-Với nhiệm vụ quan trắc và báo cáo chất lượng môi trường cho thành phố, thời gian qua công tác quan trắc môi trường đã liên tục và kịp thời phản ảnh diễn biến chất lượng không khí trên địa bàn thành phố với: 09 trạm quan trắc chất lượng không khí tự động (được hình thành và phát triển thông qua các dự án nước ngoài do chính phủ Đan Mạch, Nauy tài trợ) từ năm 2000 đến năm 2010; 06 trạm quan trắc ô nhiễm không khí do hoạt động giao thông (quan trắc bán tự động); 08 trạm quan trắc hàm lượng các chất ô nhiễm Benzene, Toluene, Xylene trong không khí và 01 trạm quan trắc hàm lượng phóng xạ trong không khí.
-Đối với việc đánh giá hiện trạng môi trường nước trên địa bàn thành phố, công tác quan trắc thủy văn được thực hiện định kỳ tại 15 trạm; quan trắc chất lượng môi trường nước mặt tại 22 trạm trên hệ thống sông Sài Gòn- Đồng Nai khu vực Tp.HCM; 10 trạm quan trắc chất lượng môi trường nước kênh rạch nội thành; 09 trạm quan trắc chất lượng nước biển ven bờ huyện Cần Giờ. Bên cạnh đó, quản lý và duy trì hoạt động của 15 trạm quan trắc chất lượng nước ngầm.
-Năm 2012, để phát triển và nâng cao năng lực hoạt động quan trắc chất lượng môi trường, Trung tâm Quan trắc và phân tích môi trường đã được thành lập và từng bước đi vào hoạt động, xây dựng và hoàn thiện báo cáo đầu tư các dự án liên quan đến hoạt động quan trắc: dự án đầu tư trang thiết bị phòng thí nghiệm; dự án đầu tư 02 trạm quan trắc nước mặt tự động và 02 trạm quan trắc không khí tự động; chương trình quy hoạch mạng lưới quan trắc môi trường Tp.HCM; xây dựng bộ đơn giá quan trắc môi trường….
b. Nhận xét, đánh giá kết quả hoạt động.
Đối với công tác quan trắc và phân tích môi trường: Thông qua hoạt động quan trắc, đã ghi nhận, phát hiện và cảnh báo kịp thời các điểm phát sinh ô nhiễm, qua đó giúp các đơn vị chức năng tham mưu, đề xuất các chính sách, biện pháp quản lý góp phần giảm thiểu ô nhiễm và nâng cao chất lượng môi trường thành phố, góp phần thực hiện nghị quyết của Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ IX về chương trình giảm ô nhiễm môi trường giai đoạn 2011 – 2015. Tích cực chủ động tham gia và tìm kiếm các chương trình, dự án hợp tác trong nước và nước ngoài nhằm nâng cao năng lực và hiệu quả công tác quản lý, xử lý đánh giá các dữ liệu quan trắc môi trường. Tuy nhiên hiện nay, công tác quản lý và lưu trữ cơ sở dữ liệu môi trường tại trung tâm vẫn còn hạn chế; các chương trình quan trắc đều phải thuê đơn vị có chức năng bên ngoài thực hiện gây bị động trong công tác thực hiện.

 


Số lượt người xem: 13284    

TIN MỚI HƠN

TIN ĐÃ ĐƯA

Xem tiếp
Xem theo ngày Xem theo ngày
Tìm kiếm