■  Đăng tải chọn cạnh tranh đơn vị tư vấn có chức năng thẩm định giá tại khu đất thuộc phân khu 15B có diện tích 5,8749 ha là 01 trong 14 khu đất (diện tích 44,4948ha) bên trái đường Nguyễn Hữu Thọ, huyện Nhà Bè  (04/07)
■  Luật Tài nguyên nước 2023 có hiệu lực từ 1/7 : Quyết sách lớn để giữ "mạch nguồn" sự sống  (04/07)
■  Ngày 04 tháng 7 năm 2024, Ủy ban nhân dân Thành phố ban hành Quyết định số 2442/QĐ-UBND về công bố danh mục thủ tục hành chính lĩnh vực tài nguyên nước thuộc phạm vi chức năng quản lý của Sở Tài nguyên và Môi trường  (04/07)
■  Đăng tải chọn cạnh tranh đơn vị tư vấn có chức năng thẩm định giá cơ sở nhà, đất tại số 134 đường Cao Thắng, Phường 4, Quận 3  (04/07)
■  Đăng tải chọn cạnh tranh đơn vị tư vấn có chức năng thẩm định giá khu đất tại số 08 đường Phạm Ngọc Thạch, Phường 6, Quận 3  (04/07)
■  Đăng tải chọn cạnh tranh đơn vị tư vấn có chức năng thẩm định giá cơ sở nhà, đất tại số 14-16-18 đường Nguyễn Huệ, phường Bến Nghé, Quận 1  (04/07)
■  VỀ CHUYỂN THÔNG TIN ĐỂ XÁC ĐỊNH NGHĨA VỤ TÀI CHÍNH VỀ ĐẤT ĐAI THUỘC DỰ ÁN KHU DÂN CƯ HAPPY VALLEY LÔ R12, KHU A - ĐÔ THỊ MỚI NAM THÀNH PHỐ, PHƯỜNG TÂN PHONG, QUẬN 7, TP.HCM. (HS 000140/2024)  (04/07)
■  VỀ CHUYỂN THÔNG TIN ĐỂ XÁC ĐỊNH NGHĨA VỤ TÀI CHÍNH VỀ ĐẤT ĐAI ĐỐI VỚI căn hộ chung cư: E1.01 THUỘC DỰ ÁN KHU PHỐ MỸ TÚ (LÔ H31), PHƯỜNG TÂN PHONG, QUẬN 7, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (BN 208/2024)  (04/07)
■  VỀ CHUYỂN THÔNG TIN ĐỂ XÁC ĐỊNH NGHĨA VỤ TÀI CHÍNH VỀ ĐẤT ĐAI 15 HỒ SƠ ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN TẠI PHƯỜNG AN PHÚ, THÀNH PHỐ THỦ ĐỨC (BN 1319-1333/24)  (04/07)
■  Về chuyển thông tin địa chính của người mua nhà tại dự án Khu nhà ở tại phường Phú Hữu, Thành phố Thủ Đức (Dragon Village) (BN 1977/2024)  (04/07)
 
  • Sống thân thiện với môi trường
 

SỐ LƯỢT TRUY CẬP

5
0
7
9
0
7
7
6
Công tác quản lý môi trường 22 Tháng Bảy 2013 9:20:00 SA

Giải pháp đối với tình trạng ô nhiễm sông Đồng Nai

Trả lời Đại biểu Võ Văn Sen về giải pháp đối với tình trạng ô nhiễm sông Đồng Nai tại kỳ họp HĐNDTP lần thứ 10 - Hội đồng nhân dân thành phố khoá VIII, Sở TNMT đã có ý kiến trả lời như sau:

a.     Các giải pháp đã triển khai:

Thành phố Hồ Chí Minh với mạng lưới sông, kênh rạch chằng chịt và nằm ở hạ lưu sông Sài Gòn - Đồng Nai, vì vậy chất lượng nước chịu ảnh hưởng rất lớn từ các tỉnh thành trên thượng nguồn, đặc biệt các tỉnh thành lân cận có sự phát triển kinh tế nhanh trong những năm gần đây như Đồng Nai, Bình Dương, Long An và Tây Ninh. Ý thức được tầm quan trọng trong bảo vệ chất lượng nguồn nước mặt, nhiều năm qua thành phố đã tiến hành nhiều hoạt động, chương trình bảo vệ nguồn nước, giảm thiểu ô nhiễm ở các sông, kênh rạch giáp ranh như sau:

- Từ năm 2010, được sự quan tâm của Đảng bộ, Hội đồng nhân dân thành phố, và chỉ đạo trực tiếp của Ủy ban nhân dân, các thể chế, chính sách cụ thể triển khai Đề án sông Đồng Nai đã được chỉ đạo xây dựng và phê duyệt. Cụ thể, thành phố đã thành lập Ban chỉ đạo Bảo vệ môi trường nước lưu vực hệ thống sông Sài Gòn – Đồng Nai (thuộc Ủy ban Bảo vệ môi trường nước lưu vực sông Đồng Nai); ban hành kế hoạch về triển khai thực hiện Đề án bảo vệ môi trường lưu vực hệ thống sông Đồng Nai năm 2011 và giai đoạn 2011 – 2015. Trên cơ sở kế hoạch được phê duyệt, các Sở, ban ngành, Quận/Huyện đang triển khai thực hiện cho từng đơn vị trong các năm tiếp theo.

- Năm 2011, quán triệt Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ IX, UBND thành phố đã ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình giảm ô nhiễm môi trường giai đoạn 2011-2015 (Quyết định số 27/2011/QĐ-UBND). Trong đó Bảo vệ môi trường nước lưu vực hệ thống sông Sài Gòn – Đồng Nai cũng là một nội dung trong chương trình này. Mục tiêu của Chương trình là ngăn chặn, hạn chế, khắc phục ô nhiễm, cải thiện và khôi phục cht lượng môi trường. Trong đó, phấn đấu đến cuối năm 2015 đạt một số chỉ tiêu chủ yếu liên quan đến chất lượng nguồn nước như: 80% - 90% cơ sở sản xuất, dịch vụ, thương mại trên địa bàn có hệ thống xử lý môi trường đạt tiêu chuẩn và quy chuẩn Việt Nam về môi trường; 100% khu công nghiệp, khu chế xuất, cụm công nghiệp có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt tiêu chuẩn môi trường Việt Nam; 90% khu đô thị mới có hệ thống xử lý nước thải tập trung; 50% khu đô thị hiện hữu có hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt tập trung; giảm thiểu 80% mức độ ô nhiễm nguồn nước mặt tại khu vực nội thành; 60% mức độ ô nhiễm nguồn nước mặt khu vực ngoại thành. Kế hoạch cũng đã đề ra 07 nhóm giải pháp và 39 đề án thực hiện Chương trình giảm ô nhiễm:

b.     Đánh giá kết quả thực hiện:

Với những nỗ lực trong công tác bảo vệ môi trường, thực hiện Đề án bảo vệ lưu vực sông Đồng Nai nói riêng và Chương trình giảm ô nhiễm môi trường bước đầu đã đạt được một số kết quả đáng ghi nhận:

- Chất lượng nguồn nước một số kênh rạch đã có dấu hiệu cải thiện rõ rệt, cụ thể:

+ Nguồn nước sông Sài Gòn – Đồng Nai (khu vực cấp nước sinh hoạt): kết quả quan trắc chất lượng nước năm 2012 thấp hơn so với năm 2011, chỉ tiêu ô nhiễm hữu cơ giảm khoảng 25%, còn chỉ tiêu ô nhiễm dinh dưỡng đạt quy chuẩn cho mục đích cấp nước thô.

+ Nguồn nước kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè đã được cải thiện đáng kể, không còn mùi hôi và đã có hiện tượng thủy sinh, cá phát triển trở lại, kết quả giám sát chất lượng nước cho thấy mức độ ô nhiễm năm 2012 so với năm 2011 giảm đối với chỉ tiêu ô nhiễm hữu cơ (khoảng 31%) và dinh dưỡng (khoảng 45%).

+ Chất lượng nước tuyến kênh Tàu Hủ - Bến Nghé – kênh Đôi – kênh Tẻ năm 2012 cũng có dấu hiệu giảm ô nhiễm so với năm 2011 đối với chỉ tiêu ô nhiễm hữu cơ (khoảng 13%) và dinh dưỡng (khoảng 27%);

+ Chất lượng nước kênh Tân Hóa – Lò Gốm năm 2012 so với năm 2011 giảm đối với chỉ tiêu ô nhiễm hữu cơ (khoảng 29%) và dinh dưỡng (khoảng 20%).

- Nhận thức và ý thức trách nhiệm của cộng đồng về việc bảo vệ môi trường tuy có chuyển biến nhưng chưa tạo được thói quen trong sinh hoạt hàng ngày của đại bộ phận dân cư;

- Công tác thanh tra, kiểm tra ngày càng hiệu quả tạo sự chuyển biến rõ rệt đối với nhận thức và hành động của doanh nghiệp.

- Công tác điều hành, chỉ đạo triển khai thực hiện Đề án được sự quan tâm sâu sắc của lãnh đạo thành phố, có sự phối hợp của các Sở ban ngành trong quá trình triển khai thực hiện Đề án thông qua các Chương trình hành động liên tịch.

- Thành phố cũng đang hợp tác chặt chẽ với các địa phương lân cận (Bình Dương, Tây Ninh, Long An, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu) trong việc giải quyết các vấn đề ô nhiễm môi trường liên tỉnh như cải tạo kênh Ba Bò, kiểm soát các nguồn ô nhiễm xả thải ra sông Sài Gòn, sông Vàm Cỏ, kênh Thầy Cai – An Hạ; giải quyết vấn đề ô nhiễm và bồi thường thiệt hại ở sông Thị Vải, xây dựng khu xử lý chất thải rắn chung giữa TPHCM và Long An, xây dựng năng lực ứng phó sự cố tràn dầu ở vùng hạ lưu hệ thống sông Đồng Nai. Cụ thể việc đề xuất của UBND tỉnh Đồng Nai về việc di dời KCN Biên Hòa 1 cũng nhằm đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường cho sông Đồng Nai và đã được Ủy ban Khoa học Công nghệ Môi trường – Quốc Hội và Bộ Tài nguyên và Môi trường đồng ý đề xuất Quốc Hội, Chính phủ chấp thuận cơ chế chính sách đặc thù để di dời. 

c.      Kiến nghị

Nhằm bảo vệ chất lượng nguồn nước sông Sài Gòn - Đồng Nai, thành phố cần phấn đấu đạt được các chỉ tiêu đã đề ra trong Chương trình giảm ô nhiễm giai đoạn 2011 – 2015 và giai đoạn 2016 – 2020 theo Nghị quyết 24 của Hội nghị Trung ương 7 về Biến đổi khí hậu, bảo vệ tài nguyên và môi trường.

Ngoài ra để đạt được các mục tiêu theo kế hoạch cần phải nhanh chóng triển khai các giải pháp đã đề ra và bổ sung một số chương trình cần thiết, cũng như tạo sự đồng bộ, hỗ trợ lẫn nhau giữa các giải pháp. Trước mắt, chấp thuận Sở Tài nguyên và Môi trường bổ sung một số chương trình với tổng kinh phí dự trù khoảng 17,1 tỷ đồng, thực hiện trong 3 năm 2013 – 2015.

 


Số lượt người xem: 7438    

TIN MỚI HƠN

TIN ĐÃ ĐƯA

Xem tiếp
Xem theo ngày Xem theo ngày
Tìm kiếm