■  Đăng tải chọn cạnh tranh đơn vị tư vấn có chức năng thẩm định giá tại khu đất thuộc phân khu 15B có diện tích 5,8749 ha là 01 trong 14 khu đất (diện tích 44,4948ha) bên trái đường Nguyễn Hữu Thọ, huyện Nhà Bè  (04/07)
■  Luật Tài nguyên nước 2023 có hiệu lực từ 1/7 : Quyết sách lớn để giữ "mạch nguồn" sự sống  (04/07)
■  Ngày 04 tháng 7 năm 2024, Ủy ban nhân dân Thành phố ban hành Quyết định số 2442/QĐ-UBND về công bố danh mục thủ tục hành chính lĩnh vực tài nguyên nước thuộc phạm vi chức năng quản lý của Sở Tài nguyên và Môi trường  (04/07)
■  Đăng tải chọn cạnh tranh đơn vị tư vấn có chức năng thẩm định giá cơ sở nhà, đất tại số 134 đường Cao Thắng, Phường 4, Quận 3  (04/07)
■  Đăng tải chọn cạnh tranh đơn vị tư vấn có chức năng thẩm định giá khu đất tại số 08 đường Phạm Ngọc Thạch, Phường 6, Quận 3  (04/07)
■  Đăng tải chọn cạnh tranh đơn vị tư vấn có chức năng thẩm định giá cơ sở nhà, đất tại số 14-16-18 đường Nguyễn Huệ, phường Bến Nghé, Quận 1  (04/07)
■  VỀ CHUYỂN THÔNG TIN ĐỂ XÁC ĐỊNH NGHĨA VỤ TÀI CHÍNH VỀ ĐẤT ĐAI THUỘC DỰ ÁN KHU DÂN CƯ HAPPY VALLEY LÔ R12, KHU A - ĐÔ THỊ MỚI NAM THÀNH PHỐ, PHƯỜNG TÂN PHONG, QUẬN 7, TP.HCM. (HS 000140/2024)  (04/07)
■  VỀ CHUYỂN THÔNG TIN ĐỂ XÁC ĐỊNH NGHĨA VỤ TÀI CHÍNH VỀ ĐẤT ĐAI ĐỐI VỚI căn hộ chung cư: E1.01 THUỘC DỰ ÁN KHU PHỐ MỸ TÚ (LÔ H31), PHƯỜNG TÂN PHONG, QUẬN 7, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (BN 208/2024)  (04/07)
■  VỀ CHUYỂN THÔNG TIN ĐỂ XÁC ĐỊNH NGHĨA VỤ TÀI CHÍNH VỀ ĐẤT ĐAI 15 HỒ SƠ ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN TẠI PHƯỜNG AN PHÚ, THÀNH PHỐ THỦ ĐỨC (BN 1319-1333/24)  (04/07)
■  Về chuyển thông tin địa chính của người mua nhà tại dự án Khu nhà ở tại phường Phú Hữu, Thành phố Thủ Đức (Dragon Village) (BN 1977/2024)  (04/07)
 
  • Sống thân thiện với môi trường
 

SỐ LƯỢT TRUY CẬP

5
0
7
8
9
7
2
8
Công tác quản lý môi trường 26 Tháng Bảy 2013 8:10:00 SA

10 NĂM XÂY DỰNG VÀ HOÀN THIỆN HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Hiện nay (2013), mỗi ngày thành phố Hồ Chí Minh thải ra hơn 7.200 – 8.100 tấn chất thải rắn sinh hoạt trong đó khối lượng thu gom và chôn lấp khoảng 6.400 – 6.700 tấn, khoảng 1.200 – 1.500 tấn chất thải công nghiệp không nguy hại và  250 – 350 tấn chất thải công nghiệp nguy hại, 14 – 18 tấn chất thải rắn y tế nguy hại, 900 – 1.200 tấn chất thải rắn xây dựng (xà bần). Thành phần của chất thải rắn sinh hoạt chủ yếu là các loại thực phẩm dư thừa (nhiệt lượng thấp và độ ẩm cao) dễ phân hủy sinh học chiếm 55 – 65% khối lượng ướt, phần còn lại là giấy, nhựa, cao su, … các loại có nhiệt lượng và giá trị tái chế cao. Chất thải rắn công nghiệp (nguy hại và không nguy hại) và chất thải rắn y tế không nguy hại có thành phần đa dạng và có giá trị tái chế thành nguyên liệu, nhiều trong số các loại này có giá trị cao trên thị trường. Chất thải rắn xây dựng hiện nay chủ yếu dùng để san lấp và trong tương lai là nguồn nguyên liệu dồi dào để sản xuất gạch không nung thích ứng với biến đổi khí hậu. Bên cạnh chất thải rắn, bùn thải các loại phát sinh từ hoạt động làm sạch mạng lưới thoát nước, nạo vét kênh rạch, từ các trạm xử lý nước thải sinh hoạt và công nghiệp, xử lý nước cấp, bể tự hoại, công trường xây dựng, … với khối lượng 3.000 – 4.000 tấn/ngày cũng là nguồn gây ô nhiễm môi trường và làm mất cảnh quan của thành phố nhưng chưa được quản lý đầy đủ.

 

Máy thu khí phát điện tại bãi chôn lấp Gò Cát

Để có thể quản lý lượng chất thải đa dạng và khổng lồ nói trên, từ nhiều năm nay thành phố đã hình thành một hệ thống kỹ thuật thu gom từ nguồn phát sinh, trung chuyển và vận chuyển, tái chế, xử lý và chôn lấp rộng khắp, phủ kín trên địa bàn 352 phường xã của 24 quận huyện. Các công ty và tổ chức hoạt động trong lĩnh vực quản lý chất thải rắn đã đầu tư cơ sở vật chất to lớn và nhân lực đông đảo để vận hành hệ thống trên với hơn 7.900 nhân công làm việc trong các công ty TNHH MTV DVCI và Hợp tác xã (2.400 công nhân quét và vệ sinh đường phố, 1.500 công nhân thu gom rác công lập và 4.000 người thu gom rác dân lập), khoảng 12.000 nhân công làm việc trong các cơ sở tái chế, hơn 2.500 xe đẩy tay 660L, 1.000 xe ba/bốn bánh tự chế, 200 xe tải nhỏ 550 kg, 570 xe cơ giới các loại (trong đó có 261 xe tải vận chuyển 4 – 15 tấn/xe), 40 bô/trạm trung chuyển, hơn 1.200 cơ sở thu mua, phân loại và tái chế phế liệu. Đặc biệt từ năm 2003 đến năm 2007 hai khu liên hợp xử lý chất thải Tây Bắc – Củ Chi (687ha) và Đa Phước – Bình Chánh (613ha) được xây dựng và đưa vào hoạt động đang tiếp nhận hơn 6.000 tấn chất thải rắn/ngày, có khả năng tiếp nhận đến 14.000 – 16.000 tấn/ngày và cao hơn, đảm bảo an ninh và an toàn xã hội trong công tác quản lý chất thải rắn cho đến năm 2025. Với hai loại hình công nghệ xử lý chất thải rắn là chôn lấp vệ sinh và sản xuất compost đang áp dụng và hoạt động ổn định, thành phố đã có đủ điều kiện để chuyển sang giai đoạn thứ hai kêu gọi đầu tư các loại hình công nghệ mới, tái chế cao hơn, đặc biệt là tái chế chất thải và tái sinh năng lượng (điện và nhiệt), giảm tối đa lượng chất thải rắn đổ vào bãi chôn lấp. Một thành công khác là sau 4 năm xây dựng và hoàn thiện hệ thống quản lý, cuối năm 2007 Sở Tài nguyên và Môi trường hoàn thành công tác xã hội hóa toàn bộ hoạt động xử lý chất thải và đến nay (2013) toàn bộ hệ thống quản lý chất thải rắn đã được xã hội hóa, thành phố chỉ phải chi trả chi phí vận hành và thực hiện các công tác quản lý hành chính.

 

Làm compost tại nhà máy VietStar

Bên cạnh hệ thống kỹ thuật, hệ thống quản lý hành chính Nhà nước cũng được xây dựng và hoàn thiện với sự ra đời của phòng Quản lý Chất thải rắn và Quĩ Tái chế. Đây là tổ chức hành chính và hành chính sự nghiệp chỉ có ở thành phố Hồ Chí Minh do nhu cầu về quản lý chất thải với khối lượng khổng lồ (gấp 3 lần Hà Nội) và hoạt động tái chế phức tạp. Sau 10 năm xây dựng và không ngừng hoàn thiện nhân lực của phòng Quản lý chất thải rắn tăng từ 5 đến 24 người trong đó có 1 tiến sĩ và 18 thạc sĩ, hầu hết đều được đào tạo và tập huấn ở các nước Hà Lan, Anh, Nhật, Hàn Quốc, Mỹ, Canada, … Nhiều khóa đào tạo và huấn luyện cho cán bộ, công chức, viên chức các quận huyện do cán bộ của phòng Quản lý chất thải rắn trực tiếp thực hiện. Hầu hết các lĩnh vực mới về quản lý chất thải (trừ chất thải phóng xạ) đã được triển khai như bùn thải các loại, bùn hầm cầu, chất thải y tế, chất thải công nghiệp nguy hại, ứng dụng GPS trong quản lý xe vận chuyển chất thải nguy hại và bùn hầm cầu, … Các kinh nghiệm và kiến thức về quản lý chất thải của thành phố Hồ Chí Minh là cơ sở cho việc xây dựng các qui định, qui chuẩn và tiêu chuẩn, chính sách và luật Môi trường của Việt Nam trong lĩnh vực quản lý chất thải. Đặc biệt, Chương trình Ứng phó Biến đổi khí hậu của thành phố được hình thành và phát triển từ hoạt động của Sở Tài nguyên và Môi trường thành phố, nhất là hoạt động hợp tác quốc tế.

 

Một dấu ấn khác của hoạt động quản lý Nhà nước là phòng Quản lý Chất thải rắn đã xây dựng được “Kế hoạch quản lý chất thải rắn sinh hoạt 2003 – 2005” (2003) “Tiêu chí lựa chọn các dự án đầu tư xử lý chất thải rắn” (2006) và “Qui hoạch quản lý chất thải rắn thành phố Hồ Chí Minh năm 2020, tầm nhìn 2030, theo hướng tăng trưởng xanh, phát thải cacbon thấp” (2010) bằng chính đội ngũ cán bộ của phòng.

 

Bãi chôn lấp Đa Phước

Tuy nhiên, để đáp ứng được yêu cầu quản lý chất thải của thành phố, nhiều nỗ lực hơn nữa cần phải thực hiện:

 

-     Hoàn thiện cơ cấu tổ chức của Sở và cấp quận/huyện trong lĩnh vực quản lý chất thải và phối hợp chặt chẽ với các tổ chức hành chính, hành chính sự nghiệp trong và ngoài Sở trên cơ sở nhu cầu của thực tế phát triển thành phố hiện tại và tương lai;

-     Hoàn thiện các văn bản pháp qui làm cơ sở quản lý nhà nước;

-     Xác định số lượng và yêu cầu chất lượng, bổ sung và đào tạo đội ngũ cán bộ công chức quản lý có “tầm” và có tâm”;

-     Triển khai và đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý nhà nước;

-     Xã hội hóa cao hơn nữa, triệt để hơn nữa, kết hợp đẩy mạnh hợp tác quốc tế để tìm kiếm công nghệ mới và nguồn tài chính đầu tư mới;

 

“Mười năm với bấy nhiêu ngày, mà trông hệ thống đổi thay đã nhiều”.

 


Số lượt người xem: 6409    

TIN MỚI HƠN

TIN ĐÃ ĐƯA

Xem tiếp
Xem theo ngày Xem theo ngày
Tìm kiếm