- ông Bakhodir Burkhanov, Phó Giám đốc Chương trình Phát triển Liên Hiệp Quốc (UNDP) tại Việt Nam, đã nhận định như thế tại hội thảo Báo chí cập nhật thông tin và chia sẻ kinh nghiệm tác nghiệp trong lĩnh vực khắc phục hậu quả chất dacam/dioxin ở Việt Nam, ngày 22-4, tại Hà Nội.
PGS-TS Lê Kế Sơn, Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Môi trường, Chánh Văn phòng Ban chỉ đạo Quốc gia về khắc phục hậu quả chất da cam/dioxin (Văn phòng Ban chỉ đạo 33), cho rằng trong 40 năm qua, ít có lĩnh vực nào được cơ quan truyền thông và người dân quan tâm nhiều như hậu quả chất da cam/dioxin. Trong 30 năm qua, Chính phủ Việt Nam đã quan tâm và đầu tư nhiều đến nghiên cứu và khắc phục chất da cam/dioxin… Hiện nay, ba điểm nóng về dioxin đã có dự án thực hiện việc khắc phục hậu quả. Cụ thể, đã có hơn 7.500 m3 đất nhiễm dioxin tại sân bay Phù Cát (Bình Định) được chôn lấp an toàn, đã chôn lấp hơn 1.000 m3 đất nhiễm dioxin ở sân bay Biên Hòa (Đồng Nai ), dự án xử lý dioxin tại sân bay Đà Nẵng dự kiến sẽ hoàn thành trong năm 2016…
Tuy nhiên, theo PGS-TS Lê Kế Sơn, hiện nay những hậu quả của dioxin đối với con người và môi trường Việt Nam vẫn còn rất nặng nề. Nhiều vấn đề chưa được nghiên cứu đầy đủ. “Đơn cử như việc thống kê số người bị phơi nhiễm dioxin ở Việt Nam vẫn chưa có con số cuối cùng. Có phải dừng ở con số ít nhất là 2,1 triệu người và cao nhất là 4,8 triệu người bị phơi nhiễm hay không? Hiện vẫn còn nhiều câu hỏi về hậu quả của chất da cam/dioxin phải tiếp tục được đặt ra và giải quyết. Trong đó, báo chí có vai trò rất quan trọng” - PGS-TS Lê Kế Sơn đề cập.
TRUNG THANH