• Sống thân thiện với môi trường
 

SỐ LƯỢT TRUY CẬP

5
0
8
0
1
9
0
8
Tin tức sự kiện 31 Tháng Mười Hai 2013 9:30:00 SA

Hành trình biến phế thải thành… tiền

 

Dây chuyền sản xuất gạch không nung.

 

Bằng sự đam mê khoa học, đau đáu với cuộc sống của người dân vùng gạch, cái nghề mà vẫn được các cụ nhà ta mệnh danh “đốt đất hun trời” anh đã “lao tâm khổ tứ” để nghiên cứu ra công nghệ sản xuất gạch không nung có nguồn gốc từ phế thải. Từ một người không tên, không tuổi, nay anh đã trở thành người đi tiên phong trong lĩnh vực này. Thế mà trong câu chuyện, Mai Quang Thi cho biết, nếu bàn giao xong công nghệ này, anh sẽ tiếp tục nghiên cứu ra một cái gì đó để góp phần cải thiện cuộc sống của nông dân. Tâm niệm của anh là phải kiếm tìm cái mới và dành cái mới cho dân.

Người không “an phận”

Sinh tại Ứng Hòa, Hà Nội, trong một gia đình bố làm thợ xây, mẹ làm nghề nông, hoàn cảnh khó khăn chật vật, để có lối thoát cho mình anh xác định chỉ có con đường học tập. Anh chịu khó học và có sở trường nhất là các môn tự nhiên trong đó phải kể đến môn hóa học, cái môn đã bẻ lái cuộc đời, đem lại cho anh thành công sau này.

Học xong cấp 3 trường làng, với khả năng của mình, trước lời khuyên của cha mẹ và người thân, anhhg dự thi vào Học viện Hậu cần. Đây là một trường của quân đội, đòi hỏi con người ta phải có kiến thức vì trường thường lấy điểm cao. Bạn bè đồng lứa ai cũng lắc đầu trước dự định của anh, trong đó không ít người nghĩ anh sẽ “trượt vỏ chuối” ngay khi đến cổng trường. Thế mà anh thi đỗ, đỗ với điểm khá cao. Vào trường, làm học viên, mặc quân phục lên lớp, 5 năm sau anh ra trường. Với kết quả tốt nghiệp đạt loại giỏi, anh được phân về Bộ tư lệnh đặc công.

Đeo lon thiếu úy, với mức thu nhập nhiều người “them”, nhưng say mê khoa học, để có thời gian nghiên cứu, anh xin xuất ngũ. Mục đích đầu tiên anh dành sự quan tâm để nghiên cứu đấy là người nông dân quê anh. Quê anh ngày ấy, ngoài làm ruộng, người ta còn có một nghề mưu sinh nữa là đóng gạch, đốt để kiếm sống. Nhìn những lò gạch ngùn ngụt phả khói và hình ảnh những người nông dân quê nhà lam lũ oằn mình gánh những gánh gạch nặng trĩu lên miệng lò anh nghĩ: “Liệu có cách nào để người nông dân làm ra gạch nhưng không cần đốt, không cần nung hay không?”. Nếu tìm được một loại gạch như thế để thay thế, người dân sẽ đỡ vất vả, không phải chịu độc hại của khói lò và hơn thế nữa môi trường sẽ được bảo vệ.

Anh lao vào nghiên cứu, đấy là thời điểm của những năm 1992. Để làm giầu kiến thức, anh mua sách vở để đọc, rồi không quản ngại anh tìm đến cả các giáo sư để tham khảo thêm kiến thức của họ. Các giáo sư, các nhà khoa học của Viện Nghiên cứu Hỗ trợ Phát triển Nông thôn là những người anh tìm đến đầu tiên và giúp đỡ anh nhiều nhất trong thời gian này. Với tâm huyết, ý định và kiến thức của anh, trong quá trình hợp tác, anh đã đem lại sự chú ý cho rất nhiều người. Phát hiện ra tài năng tiềm ẩn trong con người anh, năm 2005 anh đã được Viện “đặc cách” để bầu lên chức danh Giám đốc Trung tâm Ứng dụng khoa học và Chuyển giao công nghệ của Viện.

Đọc, nghiên cứu, sưu tầm, rồi nhờ góp ý anh mua các loại phụ gia về pha trộn. Căn nhà nhỏ của anh lúc này đã bị biến thành một công xưởng với ngổn ngang đất, đá, phụ gia, thùng phi để pha trộn và máy ép. Kéo theo đam mê này là một khoản lớn tài chính của gia đình đã bị tiêu tốn. Vay mượn, nhờ sự hỗ trợ của bạn bè, cuộc sống nhiều khi rơi vào bờ vực của sự phá sản nhưng anh không nản. Cứ pha trộn, rồi ép, rồi lại đập, sự kiên trì sau hơn 10 năm nghiên cứu của anh cũng đã đến lúc có kết quả. Viên gạch đầu tiên, chỉ bằng cát, sỏi, sỉ than và cả rác thải của các công trình xây dựng đã ra đời, đạt được những kết quả như mong muốn. Công nghệ sản xuất gạch không nung của anh Thi đã dùng lực kết hợp với chất kết tinh mạnh để ion hoá một lá  nhôm thành cationbiến chúng thành các hạt nanonam châm bện soắn với nhau thành chuỗi dài gấp 10.000 lần phân tử rất vững chắc tạo thành đá. Cho nên, gạch không nung rắn chắc,chống thấm, chịu nhiệt như đá. Độ chịu nén từ 130-150kg/cm2. Độ uốn 43 kg/cm2. Độ hút nước đạt 8,8 %viên gạch đẹp đều, mác lại rất cao. Anh sướng đến muốn khóc, trong niềm vui này anh đã nghĩ đến ngay những người nông dân làm nghề đóng và nung gạch ở quê mình. Từ đây sẽ có một loại gạch khác, giúp họ đỡ vất vả, có lợi nhuận cao hơn và cái quan trọng là sức khỏe họ không còn bị ảnh hưởng bởi các độc tố từ khói lò gạch nữa.  

 Đi tìm cái mới cho dân

Từ một người đam mê khoa học, nhiều khi bị thiên hạ và không ít người thân cho là “khùng”, là “dở” thì nay Mai Quang Thi đã được nhiều người trong nước biết đến với loại gạch duy nhất được làm từ đất và phế thải. Loại gạch độc nhất vô nhị do anh sản xuất đã được đem đi thử nghiệm ở nhiều nơi và đã được Viện vật liệu Bộ Xây dựng đánh giá cao về chất lượng, tiêu chuẩn kỹ thuật, được chọn làm vật liệu đủ điều kiện để xây dựng các công trình.

Anh vẫn nhớ lần đầu tiên có loại gạch “độc” này. Mẻ sản xuất đầu tiên của anh với 2 vạn viên xuất xưởng, không nề hà anh đã vận chuyển ngay về quê để cung tiến xây dựng chùa. Nhìn viên gạch không khác loại gạch mộc truyền thống chưa qua lò nung nhiều người đã hoài nghi về sự bền chắc của nó. Có người bạo mồm còn bảo, thằng Thi đem gì về cho quê xây chùa không đem lại đem cái loại gạch chưa nung này về. Để thuyết phục mọi người, anh đã đem gạch của mình xếp rồi lấy những viên gạch chất lượng cao, nung theo kiểu truyền thống mà đập. Kỳ lạ thay những viên gạch kia vỡ vụn còn gạch của anh lại không hề hấn gì. Lúc này mọi người mới tin, mới dám đưa gạch của anh vào xây dựng. Năm tháng trôi xuôi, giờ mỗi lần về quê ai cũng tấm tắc về loại gạch ấy của anh. Nhiều người ở quê còn không nề hà thuê xe lên mua gạch của anh để về xây dựng nhà cửa cho mình.

“Hữu xạ tự nhiên hương”, giờ đây loại gạch do anh sản xuất đã được nhiều người trong nước biết đến. Không chỉ miền Bắc mà nhiều nơi ở miền Trung, miền Nam cũng cử người ra Hoàng Xá (Liên Mạc, Từ Liêm, Hà Nội) để mua gạch của anh đem về phục vụ cho các công trình xây dựng vì những ưu điểm riêng của nó. Để đáp ứng, anh cũng đã cùng bạn hữu đã đầu tư một dây chuyền hoàn chỉnh để sản xuất loại gạch này. Mong mỏi của anh là sẽ chuyển giao được công nghệ “gạch sản xuất bằng phương pháp không khói” này đến với nhiều vùng miền khác của cả nước trong đó có quê anh. Theo cách tính toán của anh, nếu bỏ ra 3 tỷ đồng để đầu tư sẽ có một dây chuyền sản xuất, mỗi năm xuất xưởng được 10 triệu viên gạch. Với chi phí thực tế khoảng 350 đồng – 500 đồng cho nguyên liệu, tiền công thì mỗi viên chỉ cần bán với giá 800 đồng thì sau 1 năm là người dân có lãi. Hơn nữa mỗi dây chuyền thế này sẽ giải quyết việc làm và tạo lợi nhuân cho khoảng 20 – 30 con người.

Hôm gặp anh cũng là lúc trên tỉnh Lai Châu xa xôi cũng đã biết tiếng tăm của loại gạch này và cử người xuống đem về trình Sở Xây dựng để xin phép được đưa loại gạch này vào sử dụng đại trà cho các công trình xây dựng. Vì theo họ, loại gạch do anh Thi sản xuất này có giá thành rẻ, chất lượng tốt và có nhiều ưu điểm hơn với khu vực có khí hậu khắc nghiệt như Lai Châu.

Tâm niệm của anh, sau khi bàn giao công nghệ sản xuất loại gạch từ đất và phế thải duy nhất này cho người dân các vùng miền anh sẽ tiếp tục nghiên cứu một loại phân vi sinh nào đó. Loại phân này, ngoài chất lượng phải “ngang ngửa” với sản phẩm của một số nhà máy thì cái quan trọng là người dân sẽ dễ dàng sản xuất được. Có như vậy, người dân sẽ bớt chi phí cho đồng ruộng và lợi nhuận từ cây lúa sẽ được nâng cao hơn.

 

                                                                                       Bài và ảnh: Minh Chuyên


Số lượt người xem: 3739    

TIN MỚI HƠN

TIN ĐÃ ĐƯA

Xem tiếp
Xem theo ngày Xem theo ngày
Tìm kiếm