• Sống thân thiện với môi trường
 

SỐ LƯỢT TRUY CẬP

5
0
8
0
1
9
0
8
Tin tức sự kiện 04 Tháng Ba 2014 4:05:00 CH

Xử lý Vi phạm về môi trường: Luật chưa đủ mạnh

(TN&MT) - Sự cần thiết phải luật hóa khái niệm tội phạm môi trường một cách hợp lý, khoa học, chính xác, sát thực tế là rất cần thiết, để từ đó diễn giải các trách nhiệm hình sự đối với các chủ thể có hành vi vi phạm trong lĩnh vực BVMT. Nếu không có sự nhận thức đúng đắn về loại tội phạm này, thì việc xây dựng các hình thức chế tài, phạm vi và khả năng phòng ngừa, ngăn chặn hành vi vi phạm sẽ trở nên khó khăn hơn.
27 doanh nghip b “x” trong tháng 1
 
Tài nguyên thiên nhiên cạn kiệt, môi trường bị ô nhiễm trầm trọng là hệ lụy từ những hành vi thiếu suy nghĩ của con người. Tháng 1/2014, Cục Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường (C49) - Bộ Công an (C49) đã ra thông báo danh sách các tổ chức cá nhân vi phạm pháp luật về môi trường bị C49 ra quyết định xử phạt với tổng số 27 trường hợp vi phạm đa phần là xả nước thải vượt tiêu chuẩn, quy chuẩn. Đơn cử là các doanh nghiệp: Xưởng giặt thuộc Công ty TNHH sản xuất và thương mại Đức Duy; Chi nhánh Công ty TNHH sản xuất nhựa Việt Nhật; Công ty TNHH Nam Long; Công ty cổ phần Hưng Lợi; Chi nhánh Công ty cổ phần Sơn Lâm; Công ty TNHH High Poin Furniture Global Việt Nam; Công ty TNHH sản xuất và thương mại Việt Mỹ; Công ty cổ phần Viglacera Thăng Long; Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Thủy sản Thanh Hóa; Công ty TNHH Thanh Bình…
 
Không ít các cơ sở sản xuất phớt lờ quy định về bảo vệ môi trường
 
 
Đánh giá về tình hình tội phạm môi trường, C49 cho rằng, tình trạng này ngày càng phổ biến, phức tạp và nghiêm trọng. Theo C49, từ năm 2010 đến cuối năm 2013, trên toàn quốc đã phát hiện, xử lý gần 25.000 vụ vi phạm pháp luật về môi trường, trong đó khởi tố trên 350 vụ với gần 400 đối tượng, xử phạt vi phạm hành chính gần 200 tỷ đồng.
 
Điều đáng nói, vi phạm về bảo vệ  môi trường chủ yếu là vi phạm về xử lý chất thải tại các KCN, các làng nghề, cơ sở kinh doanh… gia tăng. Cùng với đó, trong lĩnh vực xử lý chất thải công nghiệp, phần lớn các doanh nghiệp đều không có hồ sơ, thủ tục công tác BVMT, không thực hiện nội dung báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được phê duyệt.
 
Tình trạng khai thác trái phép quặng kim loại màu, đá, cát, sỏi làm vật liệu xây dựng diễn ra tràn lan tập trung tại các tỉnh Tây Bắc, miền Trung, Đông Nam Bộ, trên các tuyến sông Hồng, Tiền, Hậu, Ba, Đáy... Tình trạng huỷ hoại rừng phòng hộ, rừng đầu nguồn tại một số địa phương khu vực miền Trung - Tây Nguyên (Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Thừa Thiên Huế, Phú Yên, Đăk Lăk, Đăk Nông, Gia Lai...), buôn bán, vận chuyển trái phép các loại gỗ quý hiếm có giá trị cao như huê, nghiến, bách xanh... vẫn diễn biến phức tạp.
 
còn nhiu k h
 
Khỏi phải kể đến những vụ kiện của dân, khi các doanh nghiệp gây ô nhiễm môi trường khiến cho đời sống người dân lao đao như vụ dân kiện Công ty Vedan làm ô nhiễm dòng sông Thị Vải, mới đây thôi vụ chôn thuốc trừ sâu gây ô nhiễm tại Thanh Hoá đã làm cho dư luận rất ngỡ ngàng.
 
Hậu quả của tội phạm môi trường thật khó tính đếm. Một vụ án lừa đảo, cướp của mấy triệu đồng, tham nhũng mấy tỷ đồng thì đã quá rõ. Còn việc gây hại cho người dân, suy kiệt sức khoẻ một đời, thậm chí di chứng cho cả đời sau thì đã ai tính được. Không chỉ một người, hai người, thậm chí một làng, một xã, một tỉnh, cả một thế hệ. Nói về hậu quả có lẽ còn nghiêm trọng gấp nhiều lần hậu quả mấy vụ lừa đảo, cướp của kia.
 
Thực tiễn các hành vi vi phạm môi trường ngày càng gia tăng với hình thức và mức độ ngày càng tinh vi và việc áp dụng các điều khoản của BLHS để xử lý các hành vi vi phạm quy định về bảo vệ môi trường của các cơ quan chức năng còn hết sức lúng túng, khó xác định. 
 
Một "kẽ hở" nữa của pháp luật là trong việc quản lý và khai thác lâm sản, khoáng sản, động vật hoang dã… Theo BLHS, chỉ khởi tố điều tra và đưa ra xét xử đối với các hành vi vi phạm thuộc hai tội danh: Huỷ hoại rừng (Điều 189) và Vi phạm quy định bảo vệ động vật hoang dã, quý hiếm (Điều 190). Còn với các tội danh khác, dù có rất nhiều vụ việc bức xúc được báo chí phanh phui, cơ quan chức năng đã vào cuộc, kết luận là có sai phạm nhưng vẫn không thể truy cứu trách nhiệm hình sự.
Vì vậy, để có thể từng bước ngăn chặn có hiệu quả hành vi xâm phạm môi trường, cần sớm hoàn thiện hệ thống pháp luật về việc quy định trách nhiệm hình sự liên quan tới lĩnh vực môi trường.
 
                                                                                                                                                                      Phương Anh

Số lượt người xem: 7257    

TIN MỚI HƠN

TIN ĐÃ ĐƯA

Xem tiếp
Xem theo ngày Xem theo ngày
Tìm kiếm