• Sống thân thiện với môi trường
 

SỐ LƯỢT TRUY CẬP

5
6
2
1
5
1
5
5
Tin tức sự kiện 11 Tháng Tám 2015 7:50:00 SA

Nữ giáo viên vùng cao với Giải thưởng Môi trường Việt Nam

 


 





Cô Nguyễn Thị Thúy (áo đỏ) hướng dẫn cách pha thuốc cho bà con xã Cẩm Tân, huyện Cẩm Thủy

 
 
Một nữ giáo viên sinh ra lớn lên ở huyện miền núi đặc biệt khó khăn Cẩm Thủy (Thanh Hóa) vừa đạt Giải thưởng Môi trưởng Việt Nam 2015 với sáng kiến thuốc trừ sâu từ cây cỏ gắn liền với đời sống vùng quê. Đó là cô Nguyễn Thị Thúy, giáo viên Trường THCS Phúc Do, xã Phúc Do.
 

 

 

 Cô giáo Nguyễn Thị Thúy là người dân tộc Mường đã vượt qua gia cảnh khốn khó trăm bề của gia đình để vươn lên học tập để thực hiện cho được ước mong trở thành một người giáo viên mang con chữ đến với bản làng nghèo khó. Vừa tốt nghiệp trường sư phạm, cô đã xung phong về cống hiến cho ngành giáo dục huyện nhà vào năm 2010 tại Trường THCS Phúc Do với bộ môn Hóa học – Sinh học.

 

Vốn có niềm yêu thích hóa – sinh từ khi còn ngồi ghế nhà trường, nay lại giảng dạy môn học này, cô Thúy có “đất” để thực hành nhưng nghiên cứu nho nhỏ. Sáng kiến khiến cô giành Giải thưởng Môi trường Việt Nam là thuốc trừ sâu tự chế từ “hạt củ đậu, tỏi, ớt, gừng”.

 

Trao đổi với Báo Tài nguyên & Môi trường, cô Nguyễn Thị Thúy bộc bạch tâm sự: Để công trình nghiên cứu khoa học đạt được hiệu quả cao, cô đã bỏ không ít thời gian mày mò, tìm hiểu một số tập tính của sâu bọ, côn trùng, các đặc tính của các loại củ, quả, hạt tác dụng lên đối tượng sinh vật cần nghiên cứu. Sau một thời gian dài nghiên cứu, nữ giáo viên pha chế thử thuốc trừ sâu từ hạt củ đậu, tỏi, ớt, gừng nhiều lần với nhiều liều lượng khác nhau, tất cả đều được ghi chép một cách cẩn thận, chi tiết và đầy đủ để kiểm chứng, đánh gia hiệu quả của chế phẩm lên côn trùng, sâu bọ.

 

Bằng những nỗ lực không biết mệt mỏi của mình, cô đã tìm ra cách pha chế nguyên liệu với liều lượng, tỷ lệ thích hợp để tạo ra chế phẩm thuốc trừ sâu từ tự nhiên này với 100g hạt củ đậu khô, 100g tỏi, 100g ớt, 200g cám gạo và 100g gừng. Hạt củ đậu tán thành bột mịn, đem hỗn hợp tỏi, ớt, gừng xay nhuyễn pha với 3 lít nước, ngâm 1 ngày đêm. Cám gạo nấu chín sền sệt hòa loãng trộn với bột hạt củ đậu và hỗn hợp xay nhuyễn trên rồi đem lọc chất cặn bã là đã có chế phẩm thuốc trừ sâu thân thiện với môi trường. Tuy nhiên, điều cần lưu ý là hạt củ đậu có chứa chất Rotenon và một số chất độc khác ít tan trong nước và gây độc đối với sâu hại nhưng khi tiếp xúc với ánh sáng và không khí dễ bị oxy hóa và dễ bị phân hủy thành chất không độc đối với sâu hại. Do đó, khi thu hoạch hạt củ đậu không được phơi trực tiếp dưới ánh nắng, phải bảo quản chế phẩm thuốc trừ sâu trong chai lọ màu, ở nơi tối và phun thuốc vào sáng hoặc chiều tối. Bên cạnh đó có thể pha chế thêm lá chè xanh vì có chứa chất Tanin chống oxy hóa và bột cám gạo giúp độc tố lơ lửng, phân bố đều trong dung dịch đồng thời tạo chất kết dính giúp các độc tố có thời gian lưu lại trên lá cây, ngăn không cho sâu và côn trùng có hại di chuyển đi kiếm ăn.

 

 Nguyên liệu pha chế thuốc trừ sâu là những nguyên liệu có sẵn trong tự nhiên

 

Qua nhiều lần chế thuốc và sau nhiều lần phun thử nghiệm đã cho một kết quả ngoài sự mong đợi, niềm vui, niềm hạnh phúc cùng những giọt nước mắt như vỡ òa vì chỉ trong vòng 7 ngày phun thử trên ruộng rau của các hộ gia đình thôn Phác Vân, xã Cẩm Vân, huyện Cẩm Thủy thì không chỉ có các loại sâu bị chết mà các loại rệp, nấm, bọ nhảy, bọ xít... cũng chết đến 95%. Đặc biệt, sau khi được ban tổ chức cuộc thi “ Tuổi trẻ với sáng kiến vì môi trường bền vững” quan tâm, hỗ trợ cô đã phát triển, nhân rộng mô hình không chỉ ở trong cơ quan, địa phương nơi cư trú mà còn ở xã lân cận như xã Cẩm Tân, huyện Cẩm Thủy góp phần hoàn thành Chiến lược bảo vệ môi trường Quốc gia đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020.

 

Với chi phí thấp (chỉ 8.000 đồng/sào), dễ làm, cô mong rằng chế phẩm thuốc trừ sâu này hoàn toàn không gây hại cho con người và vật nuôi, tạo ra nguồn sản phẩm sạch được bà con ưa thích, tin dùng và được thị trường thực phẩm đánh giá cao. Mặt khác, sau nhiều lần phun chế phẩm sinh học này diệt sâu hại và côn trùng thì thuốc nhanh chóng bị phân hủy trong đất và tạo độ màu mỡ, tơi xốp hơn vì các chất cặn bã từ thuốc trở thành một loại phân hữu cơ cung cấp chất dinh dưỡng cho cây. Ngoài ra, dùng chế phẩm thuốc trừ sâu hoàn toàn từ tự nhiên này sâu hại và côn trùng không bị kháng thuốc, do đó không phải tăng liều lượng qua các lần như thuốc bảo vệ thực vật có nguồn gốc hóa học.

 

Sau khi công bố công trình nghiên cứu này đã nhận được nhiều đánh giá cao của các nhà chuyên môn và khoa học và cô giáo vùng cao đã vinh dự được nhận Giải thưởng Môi trường Việt Nam 2015 do Bộ Tài nguyên & Môi trường trao tặng vì đã có thành tích xuất sắc trong hoạt động bảo vệ môi trường Nước nhà.

 

Với nữ giáo viên này say mê nghiên cứu, sáng kiến kinh nghiệm có tính thực tiễn, áp dụng cao không chỉ giúp bản thân trau dồi, bổ sung kiến thức mà trên hết đó là thể hiện tinh thần, trách nhiệm với xã hội, vì cộng đồng, vì sự phát triển bền vững và hướng tới nền kinh tế xanh.

 

 

 

 

Theo Website Bộ TNMT.


Số lượt người xem: 4475    

TIN MỚI HƠN

TIN ĐÃ ĐƯA

Xem tiếp
Xem theo ngày Xem theo ngày
Tìm kiếm