• Sống thân thiện với môi trường
 

SỐ LƯỢT TRUY CẬP

5
2
6
5
0
8
2
7
Tin tức sự kiện 25 Tháng Tư 2016 8:10:00 SA

03 đề xuất của Việt Nam cho lộ trình hướng tới kỷ nguyên mới

 

Sáng 22/4, đúng vào Ngày Quốc tế Mẹ Trái Đất, tại trụ sở của Liên hợp quốc ở thành phố New York (Mỹ) đã diễn ra lễ ký kết Thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu. Sự kiện này quy tụ khoảng hơn 170 đại diện các chính phủ trên toàn thế giới, trong đó có khoảng 60 nguyên thủ quốc gia. Bộ trưởng Bộ Tài nguyên Môi trường Trần Hồng Hà đại diện cho Chính phủ Việt Nam đã tham dự lễ ký kết văn kiện này và có bài phát biểu quan trọng đưa ra 03 đề xuất của Việt Nam cho lộ trình hướng tới kỷ nguyên mới. Cổng thông tin điện tử Bộ Tài nguyên và Môi trường trân trọng giới thiệu bài phát biểu này.
 

 

 

Thưa Ngài Chủ toạ,

Hôm nay, tôi rất vinh dự tham dự Lễ ký kết Thoả thuận Paris về biến đổi khí hậu. Thay mặt Chính phủ Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, tôi trân trọng cảm ơn Ngài Ban Ki Moon, Tổng thư ký Liên hợp quốc, đã chủ trì tổ chức sự kiện quan trọng này.

 

Thưa Ngài chủ toạ,

Thoả thuận Paris được thông qua tại Hội nghị COP21 năm 2015 là căn cứ để chúng ta hành động nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu. Hôm nay, chúng ta có mặt tại đây vào Ngày Trái Đất nhằm bày tỏ sự ủng hộ, cam kết chính trị và trách nhiệm chung nhưng có phân biệt của chúng ta nhằm cứu Trái Đất thông qua việc thực hiện Thoả thuận lịch sử này.

 

Việc ký kết Thoả thuận Paris là một bước tiến quan trọng trong việc chống lại biến đổi khí hậu như đã thống nhất tại Hội nghị COP21. Việt Nam tin rằng đây là khởi đầu của một kỷ nguyên mới, kỷ nguyên cacbon thấp và có sức chống chịu với biến đổi khí hậu mà chúng ta mong muốn hướng tới. Để hướng tới kỷ nguyên mới đó, Việt Nam muốn đề xuất như sau:

 

Thứ nhất, các, các cơ chế công nghệ và tăng cường năng lực và tài chính đã được thiết lập cần phải được vận hành đầy đủ nhằm cung cấp đầy đủ các công cụ để ứng phó với biến đổi khí hậu.

 

Thứ hai, tất cả các nước cần phát huy những nỗ lực cao nhất và tham vọng để thực hiện dự định đóng góp do quốc gia xác định (INDCs) để đạt được các mục tiêu của Thoả thuận Paris. Trong khi đó, các cam kết trước năm 2020 phải được thực hiện để tránh khoảng trống làm cho biến đổi khí hậu ngày càng trầm trọng hơn.

 

Thứ ba, các nước phát triển phải thể hiện vai trò đi đầu bằng cách không chỉ thực hiện các cam kết trong INDCs của mình mà còn huy động và cung cấp nguồn tài chính cho phát triển và chuyển giao công nghệ, tăng cường năng lực cho các nước đang phát triển để thực hiện INDCs và các dự án không hối tiếc, về cả thích ứng và giảm nhẹ.

 

Thưa Ngài chủ toạ,

Việt Nam là một trong những nước đang phát triển dễ bị tổn thương nhất bởi biến đổi khí hậu và tác động của nó. Ứng phó với biến đổi khí hậu hiện nay là một nhiệm vụ cấp bách của Chính phủ và nhân dân Việt Nam.

 

Với việc ký kết Thoả thuận Paris ngày hôm nay, Việt Nam một lần nữa khẳng định cam kết của mình để ứng phó với biến đổi khí hậu. Trong năm nay, Chính phủ Việt Nam sẽ phê chuẩn Thoả thuận này. Việt Nam sẽ sẽ tiếp tục nỗ lực hoàn thành các mục tiêu đặt ra trong INDC.


Thưa Ngài Chủ toạ,

Nếu không có những nỗ lực và hành động chung, không một quốc gia riêng rẽ nào có thể vượt qua các thách thức toàn cầu về biến đổi khí hậu. Giờ là lúc cần phải làm cho Thoả thuận quan trọng này có hiệu lực với việc sớm phê chuẩn của tất cả các bên tham gia ký kết.

 

Thời gian không chờ đợi chúng ta. Chúng ta phải hành động vì hành tinh của các thế hệ chúng ta hôm nay và mai sau.

Trân trọng cảm ơn.

 

 

 

Nguồn: Website Bộ TN&MT.


Số lượt người xem: 1941    

TIN MỚI HƠN

TIN ĐÃ ĐƯA

Xem tiếp
Xem theo ngày Xem theo ngày
Tìm kiếm