Phát biểu tại cuộc họp, ông Lê Văn Hợp cho biết, Bộ TN&MT đã hoàn thiện Dự thảo Nghị định gồm 5 chương và 62 điều. Ngoài Chương I về Những quy định chung và Chương V về Điều khoản thi hành, các Chương còn lại bao gồm: Chương II về Hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước, hình thức xử phạt, mức phạt và biện pháp khắc phục hậu quả; Chương III về Hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực khoáng sản, hình thức xử phạt, mức phạt và biện pháp khắc phục hậu quả; và Chương IV về Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính và áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả trong lĩnh vực tài nguyên nước và khoáng sản.
Tại cuộc họp, bà Đoàn Thị Thanh Mỹ, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế cho biết, trong dự thảo Nghị định, Chương IV đã bỏ bỏ Điều 46 quy định về thẩm quyền sử phạt vi phạm hành chính của các cá nhân, tổ chức và bổ sung 03 Điều quy định về thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Công an nhân dân, Cảnh sát biển và Bộ đội biên phòng.; Đồng thời, dự thảo Nghị định cũng bổ sung nội dung liên quan đến quy định về tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề và đình chỉ hoạt động có thời hạn.
Đề cập cụ thể hơn về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước, ông Nguyễn Hữu Thuần, Phó Cục trưởng Cục Quản lý tài nguyên nước cho biết, dự thảo Nghị định đã quy định cụ thể đối với các hành vi vi phạm các quy định về quy hoạch, điều tra cơ bản, thăm dò khai thác, sử dụng tài nguyên nước và hành nghề khoan nước dưới đất; vi phạm các quy định về quy trình vận hành liên hồ chứa; vi phạm các quy định về bảo vệ tài nguyên nước. Đặc biệt, nhận thức được việc vận hành 11 quy trình liên hồ chứa được Thủ tướng Chính phủ ban hành có vai trò quan trọng đối với đời sống và sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, cần phải được quản lý chặt chẽ, nên dự thảo Nghị định mới quy định cụ thể các mức xử phạt để bảo đảm chế độ quan trắc, dự báo, cung cấp thông tin; bảo đảm mực nước trước lũ; vận hành giảm lũ; vận hành hạ mức nước để đón lũ và đưa mực nước về mực nước cao nhất trước lũ theo quy định,…rõ hơn về các nội dung liên quan đến quy trình vận hành liên hồ chứa do Thủ tướng Chính phủ đã ban hành 11 Quy trình vận hành liên hồ chứa. Việc
Về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực khoáng sản, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam, ông Lại Hồng Thanh cho biết, so với Nghị định số 142/2013/NĐ-CP trước đây, tiếp thu ý kiến của một số đại biểu Quốc hội và phù hợp với giá trị tài nguyên khoáng sản, dự thảo Nghị định mới đã sửa đổi, bổ sung quy định về hành vi vi phạm liên quan đến tàng trữ, mua bán, vận chuyển khoáng sản; quy định về thăm dò khoáng sản từ 1% đến dưới 10%; chế độ báo cáo, thống kê khoáng sản theo Nghị định sửa đổi Nghị định 15/2012/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật khoáng sản.
Ông Lê Văn Hợp, Vụ trưởng Vụ Pháp chế Bộ TN&MT phát biểu tại cuộc họp
Tại cuộc họp, thành viên Ban soạn thảo, Tổ biên tập Nghị định đã trao đổi, đóng góp nhiều ý kiến liên quan đến tên gọi của Nghị định; các quy định xử phạt liên quan đến các hành vi vi phạm về tàng trữ, mua bán, vận chuyển khoáng sản; trong quy trình vận hành liên hồ chứa; thẩm quyền xử phạt ,…
Phát biểu kết luận tại cuộc họp, ông Lê Văn Hợp, Vụ trưởng Vụ Pháp chế đề nghị Vụ Pháp chế Bộ TN&MT tiếp thu các ý kiến của thành viên Ban soạn thảo, Tổ biên tập để tiếp tục hoàn thiện dự thảo Nghị định, trình Chính phủ theo quy định.