• Sống thân thiện với môi trường
 

SỐ LƯỢT TRUY CẬP

5
2
6
2
6
2
9
2
Tin tức sự kiện 30 Tháng Sáu 2016 7:35:00 SA

Dự báo khí tượng thủy văn – chủ động và hiện đại

 





 
 
Dưới tác động của biến đổi khí hậu, thời tiết và các hiện tượng khí tượng thủy văn (KTTV) ở nước ta ngày càng biến động phức tạp hơn, không theo qui luật truyền thống và có xu hướng ngày càng nghiêm trọng hơn với những biểu hiện bất thường, xảy ra nhiều hơn ở nhiều vùng trên cả nước. Điều này đòi hỏi công tác dự báo KTTV cần được chủ động nâng cao và hiện đại hóa.
 

 

Tình hình thời tiết, thủy văn phức tạp

Theo đánh giá của Cơ quan Quản lý thiên tai châu Á thuộc Tổ chức Khí tượng thế giới, Việt Nam là một trong những nước chịu nhiều thiên tai nhất ở châu Á, bao gồm tất cả các loại thiên tai có ở vùng khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt đới, trong đó bão, lũ, ngập úng là những loại thiên tai gây nhiều thiệt hại hơn cả.
 

Năm 2015 đã qua đi trong sự lo lắng vẫn còn đọng lại ở rất nhiều người dân các khu vực chịu nhiều ảnh hưởng của mưa bão, lũ lụt, hạn hán. Đã có 154 người chết vì thiên tai, 127 người bị thương và hàng nghìn ngôi nhà bị cuốn trôi, tốc mái. Theo Ban chỉ đạo trung ương về phòng chống thiên tai, thiệt hại ước tính do thiên tai năm 2015 là 8.000 tỷ đồng, trong đó tập trung vào thiệt hại cây trồng nông nghiệp, sạt lở đường giao thông, thủy lợi, hệ thống cung cấp điện, viễn thông, hầm mỏ.
 

Năm qua, thiên tai xảy ra ít hơn về số lượng, nhưng cường độ tác động có đợt ở mức cao kỷ lục. Cụ thể, trong 5 cơn bão và áp thấp nhiệt đới hoạt động ở biển Đông có hai cơn bão ảnh hưởng trực tiếp đến đất liền. Nắng nóng gay gắt với nền nhiệt độ cao kỷ lục trong 60 năm trở lại đây diễn ra trên diện rộng. Mưa lớn ở Quảng Ninh kéo dài trong 10 ngày (từ 25/7 đến 5/8) với tổng lượng mưa đạt trên 1.500 mm tại Cửa Ông, được cho là đợt mưa lớn nhất trong 50 năm trở lại đây…
 

Nhận định về thời tiết năm 2016, ông Hoàng Đức Cường, Giám đốc Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn trung ương cho biết, do tác động của El Nino nên số lượng bão và áp thấp nhiệt đới năm 2016 sẽ ít hơn trung bình nhiều năm và có thể nhiều bão hơn vào cuối năm. Nhiệt độ trung bình năm nay sẽ cao hơn 1 độ ở Bắc Bộ và 1,5 độ C ở Trung Bộ. Những năm tiếp theo, thiên tai sẽ ngày càng diễn biến phức tạp và khó lường.
 

Để hạn chế thiệt hại về người và tài sản do thiên tai gây ra, các chuyên gia cho rằng, bên cạnh các giải pháp nhằm nâng cao khả năng ứng phó với biến đổi khí hậu, ngoài hướng dẫn cho người dân biện pháp nhận biết và tự phòng tránh, thì vấn đề quan trọng hàng đầu là các cơ quan chức năng cần nâng cao chất lượng dự báo, cảnh báo thiên tai, đánh giá được nguy cơ thiên tai…để người dân chủ động phòng tránh.


Theo nhận định của Ban cán sự Đảng Chính phủ: Năng lực dự báo, cảnh báo thiên tai, giám sát biến đổi khí hậu chưa đáp ứng được yêu cầu. Mặc dù được quan tâm đầu tư trong thời gian gần đây nhưng hệ thống mạng lưới các trạm khí tượng thủy văn, giám sát khí hậu còn thiếu và chưa đáp ứng được yêu cầu. Khả năng dự báo, cảnh báo còn hạn chế, thời gian dự báo so với các nước tiên tiến còn ngắn, độ chính xác chưa cao...


Đến năm 2020, năng lực cảnh báo tương tương nhóm nước dẫn đầu Đông Nam Á

Ban cán sự Đảng Chính phủ đã đặt mục tiêu đến năm 2020 phải “nâng cao năng lực cảnh báo, dự báo thiên tai, giám sát biến đổi khí hậu; xây dựng xã hội chủ động trong phòng chống thiên tai, thích ứng với biến đổi khí hậu, phấn đấu hàng năm giảm dần thiệt hại về người, tài sản do thiên tai gây ra”.
 

Theo Chiến lược quốc gia về phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai đến năm 2020 trong điều kiện biến đổi khí hậu, nước biển dâng đang được Bộ NN&PTNT xây dựng, trọng tâm của dự báo, cảnh báo thiên tai đến năm 2020 là nâng thời gian dự báo: bão, áp thấp nhiệt đới, nước dâng do bão, mưa lớn, lũ, ngập lụt, rét hại, xâm nhập mặn, nắng nóng; cảnh báo sớm đối với lũ quét, sạt lở đất; hạn hán; sóng thần; cảnh báo tới người dân các thông tin về vận hành hồ chứa, liên hồ chứa.
 

Đến 2020, Việt Nam phấn đấu xây dựng được lực lượng ứng phó nhanh cấp quốc gia, cấp vùng và cấp tỉnh theo hướng chuyên nghiệp trên cơ sở các lực lượng hiện có để ứng phó kịp thời, hiệu quả khi xảy ra thiên tai nghiêm trọng vượt khả năng ứng phó của lực lượng tại chỗ. Phấn đấu ít nhất 70% số xã thuộc vùng thường xuyên bị thiên tai có hệ thống thông tin liên lạc đảm bảo việc cảnh báo, truyền tin thiên tai và xây dựng được các đội ứng phó thiên tai cộng đồng, tình nguyện viên; 70% đại diện số hộ gia đình được phổ biến kiến thức về phòng, chống thiên tai; 100% số tầu thuyền hoạt động đánh bắt xa bờ trên biển được đưa vào tổ/đội sản xuất để hỗ trợ nhau trong việc tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn và tham gia bảo vệ chủ quyền trên biển…


Để đạt được mục tiêu trên, các chuyên gia cho rằng, Việt Nam cần chú trọng và tăng cường hợp tác quốc tế, phát triển quan hệ đối tác toàn cầu và khu vực ASEAN trong phòng, chống thiên tai. Có như vậy thì đến năm 2018, Việt Nam mới từng bước tham gia và đóng vai trò điều phối trong một số hoạt động giảm nhẹ rủi ro và ứng phó thiên tai trong khu vực…
 

 

 

Nguồn: Website Bộ TN&MT.


Số lượt người xem: 2364    

TIN MỚI HƠN

TIN ĐÃ ĐƯA

Xem tiếp
Xem theo ngày Xem theo ngày
Tìm kiếm