• Sống thân thiện với môi trường
 

SỐ LƯỢT TRUY CẬP

5
0
0
2
9
1
4
0
Tin tức sự kiện 19 Tháng Ba 2014 4:55:00 CH

“Thảm họa” ô nhiễm không khí

(TN&MT) - Ô nhiễm không khí đang là vấn đề bức xúc đối với môi trường đô thị, công nghiệp và làng nghề ở nước ta hiện nay. Các loại chất thải gây ô nhiễm không khí đã gây ra những hậu quả vô cùng nghiêm trọng tới sức khỏe con người, đời sống sinh vật và thiệt hại không nhỏ về kinh tế.
Bnh vì  nm trong Top teen… ô nhim!
 
Trung tâm Nghiên cứu môi trường của Trường Đại học Yale và Đại học Columbia của Mỹ đã công bố tại Diễn đàn kinh tế Thế giới ở Davos, Thụy Sĩ, cho rằng Việt Nam nằm trong 10 nước có môi trường không khí bị ô nhiễm nhất thế giới. Tổ chức Y tế Thế giới ghi nhận tại Việt Nam trung bình mỗi năm có 16.000 người chết do ô nhiễm không khí gây nên.
 
Ngày càng nhiều trẻ em phải nhập viện vì liên quan tới một số bệnh về đường hô hấp
 
 
Kết quả nghiên cứu cho thấy, khi môi trường không khí bị ô nhiễm sức khỏe của con người bị suy giảm, gây nhiều bệnh như: Viêm phổi, hen suyễn, ung thư, viêm phế quản, tim mạch, suy nhược thần kinh…, làm giảm tuổi thọ của con người. Trong đó, các nhóm cộng đồng nhạy cảm nhất với sự ô nhiễm không khí là người cao tuổi, phụ nữ mang thai, trẻ em dưới 15 tuổi, người đang mang bệnh, người thường xuyên phải làm việc ngoài trời… Mức độ ảnh hưởng đối với từng người tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe, nồng độ, loại chất ô nhiễm và thời gian tiếp xúc với môi trường ô nhiễm.
 
Theo số liệu thống kê của Bộ Y tế, số người bị các bệnh đường hô hấp (thường do ô nhiễm không khí gây ra) chiếm từ 3% - 4% tổng dân số. 74,5% số người bị bệnh bụi phổi trên toàn quốc là công nhân của các ngành mỏ, xây dựng, cơ khí và luyện kim do thường xuyên tiếp xúc với bụi. Năm 2012, số người mắc các bệnh: Viêm phổi, viêm họng, viêm amidan, viêm phế quản và tiểu phế quản là trên 100.000 người. Đặc biệt, số ca mắc bệnh về bụi phổi – silic chiếm 74,5% trong tổng số ca bệnh nghề nghiệp trên phạm vi toàn quốc. Tỷ lệ số người bị các bệnh hô hấp ở các địa phương có trình độ phát triển nhưng ô nhiễm không khí hơn, như: TPHCM, Đồng Nai, Hà Nội, Hải Phòng…, cao hơn từ 4 - 5 lần so với các địa phương kém phát triển như: Bắc Kạn, Điện Biên... Số liệu điều tra, khảo sát của Bộ GTVT, thiệt hại kinh tế do ốm đau các bệnh đường hô hấp (chi phí khám chữa bệnh, giảm thu nhập do nghỉ ốm, chi phí người chăm sóc) tính trung bình trên đầu người dân nội thành Hà Nội là 1.538 đồng/ngày, còn dân nội thành TPHCM là 729 đồng/ngày.
 
Cn kim soát cht h thng khí thi
 
Theo Ủy ban Khoa học công nghệ và Môi trường của Quốc hội, ước tính khoảng 30% cơ sở sản xuất trong các khu công nghiệp (KCN) và khoảng 70% cơ sở sản xuất trong các cụm công nghiệp (CCN) chưa có hệ thống xử lý khí thải đạt yêu cầu hoặc vận hành chưa thường xuyên. Bên cạnh đó, các CCN, các làng nghề có ngành nghề tái chế chất thải như: Tái chế nhôm, chì, thép; tái chế vật liệu xây dựng… thường xuyên gây ô nhiễm môi trường không khí xung quanh.
 
 Kết quả quan trắc chất lượng không khí xung quanh CCN cũng cho thấy, giá trị các thông số bụi cao hơn quy chuẩn cho phép 1,5 - 3,5 lần. Tình trạng thiếu văn bản pháp lý đủ để kiểm soát hoạt động xả thải của các doanh nghiệp đã và đang khiến môi trường không khí xung quanh các khu công nghiệp phát tán theo hướng gió vào khu dân cư ngày càng ô nhiễm nghiêm trọng tới sức khỏe. Theo kết quả của Viện Y học Lao động và Vệ sinh môi trường nghiên cứu tại làng nghề tái chế đồng chì Đông Mai – Hưng Yên, khi xét nghiệm nồng độ chì trong máu của 109 trẻ em dưới 10 tuổi từ 82 hộ gia đình cho thấy: 100 trẻ em đều có nồng độ chì trong máu > 10µg/dl; 29, 36% trẻ em có nồng độ chì trong máu > 45µg/dl; 64,22% trẻ em có nồng độ chì từ 20 - 44µg/dl. Trẻ em có từ 3 – 5 tuổi có nồng độ chì cao nhất, sau đó là trẻ em dưới 3 tuổi. Trong số 24 trẻ em có nồng độ chì trong máu > 45µg/dl được xét nghiệm lại bằng phương pháp quang phổ hấp thụ nguyên tử có đến 79,16% trẻ em bị nhiễm độc nặng và trung bình cần phải được điều trị theo hướng dẫn của Bộ Y tế
 
Lý giải về mức độ ảnh hưởng của ô nhiễm tới sức khỏe, GS.TS Trần Hiếu Nhuệ - Trưởng Ban Môi trường và Doanh nghiệp (Hội Bảo vệ thiên nhiên và Môi trường Việt Nam) cho rằng: Thực tế, công tác quản lý môi trường tại các KCN, làng nghề còn bộc lộ nhiều yếu kém. Sự phối hợp giữa Ban quản lý KCN với các tổ chức quản lý môi trường nhà nước ở nhiều địa phương vẫn chưa được thực hiện chặt chẽ và thiếu tính minh bạch, dẫn đến sự vướng mắc trong trao đổi, chia sẻ thông tin và phối hợp hành động, khiến tình trạng ô nhiễm môi trường tại nhiều nơi còn kéo dài, chưa khắc phục được, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe cộng đồng.
Về vấn đề này, nhiều chuyên gia về môi trường cũng cho rằng, công tác bảo vệ môi trường tại các KCN, CCN, làng nghề ở địa phương còn đang bị bỏ ngỏ, xuất hiện nhiều bất cập và không hiệu quả trong công tác quản lý. Bởi vậy, để bảo vệ môi trường, ngăn chặn sự ô nhiễm trong bầu không khí, các cơ quan chức năng, đặc biệt là ngành Tài nguyên và Môi trường cần đánh giá hiện trạng, kết luận sơ bộ về môi trường tại mọi thời điểm, vì đây là điều cộng đồng đặc biệt quan tâm; đưa ra các giải pháp cụ thể nhằm kiểm soát và hạn chế các nguồn gây ô nhiễm không khí. Bên cạnh đó, cần tăng cường kiểm tra, giám sát các hoạt động xây dựng và giao thông vận tải; đồng thời, tuyên truyền nâng cao nhận thức của cộng đồng dân cư trong việc bảo vệ môi trường.
 
                                                                                                                                                                     Nguyn Cường

Số lượt người xem: 11087    

TIN MỚI HƠN

TIN ĐÃ ĐƯA

Xem tiếp
Xem theo ngày Xem theo ngày
Tìm kiếm