|
|
-
Sống thân thiện với môi trường
|
|
|
|
|
|
|
|
Nâng cao hiệu quả kiểm soát ô nhiễm, cải thiện chất lượng môi trường khu vực giáp ranh TP.Hồ Chí Minh và tỉnh Bình Dương
|
|
(Hochiminhcity.gov.vn) – Chủ tịch UBND TP.Hồ Chí Minh có ý kiến chỉ đạo về nâng cao hiệu quả kiểm soát ô nhiễm, cải thiện chất lượng môi trường khu vực giáp ranh Thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Bình Dương.
Chỉ đạo này nhằm thực hiện Kế hoạch liên tỉnh số 4120/KHLT-UBND ngày 04/11/2022 giữa UBND TP.Hồ Chí Minh và UBND tỉnh Bình Dương về tăng cường phối hợp kiểm soát ô nhiễm kênh Ba Bò và tuyến thoát nước lưu vực suối Nhum - suối Xuân Trường - suối Cái giai đoạn 2022 - 2025; nhằm khắc phục các nội dung theo báo cáo kết quả giám sát công tác phối hợp kiểm soát và xử lý ô nhiễm kênh Ba Bò và tuyến thoát nước lưu vực suối Nhum – suối Xuân Trường – suối Cái tại Báo cáo của HĐND TP.Hồ Chí Minh.
Theo đó, Chủ tịch UBND Thành phố giao Sở Tài nguyên và Môi trường TP.Hồ Chí Minh sơ kết, đánh giá việc phối hợp triển khai thực hiện Quy chế số 6825/QCPH-LSTNMT về phối hợp giữa hai sở trong việc kiểm soát ô nhiễm kênh Ba Bò và tuyến thoát nước lưu vực suối Nhum - suối Xuân Trường - suối Cái;
Tập trung triển khai các nhiệm vụ theo chỉ đạo của UBND Thành phố về tăng cường triển khai Kế hoạch liên tịch số 4120/KHLT-UBND;
Tiếp tục thực hiện công tác quan trắc, giám sát định kỳ chất lượng môi trường đối với tuyến kênh Ba Bò và tuyến thoát nước lưu vực suối Nhum - suối Xuân Trường - suối Cái; Chia sẻ thông tin, kết quả quan trắc nước mặt, nước thải sau xử lý với tỉnh Bình Dương;
Duy trì thường xuyên và liên tục việc rà soát, thống kê, chia sẻ danh sách nguồn thải ra lưu vực kênh Ba Bò và tuyến thoát nước lưu vực các suối; trên cơ sở đó, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc chấp hành quy định pháp luật về bảo vệ môi trường đối với các cơ sở, khu công nghiệp có xả nước thải ra các lưu vực kênh và suối;
Xây dựng lộ trình và phân kỳ kế hoạch thanh tra, kiểm tra, tái kiểm tra đối với các cơ sở chưa kiểm tra, cơ sở đã kiểm tra nhưng chưa đảm bảo việc bảo vệ môi trường theo quy định, có biện pháp xử lý triệt để đối với các trường hợp vi phạm, đảm bảo các cơ sở có xả nước thải phải xử lý đạt quy chuẩn trước khi xả ra lưu vực;
Thực hiện rà soát và quản lý các cơ sở sản xuất thuộc đối tượng phải quan trắc nước thải liên tục tự động theo quy định phải thực hiện lắp đặt trạm quan trắc nước thải tự động liên tục và truyền dữ liệu quan trắc về Sở Tài nguyên và Môi trường Thành phố để giám sát theo quy định;
Phối hợp với UBND thành phố Thủ Đức rà soát quỹ đất công, tham mưu việc quy hoạch, bố trí quỹ đất phù hợp để đưa vào bố trí lắp đặt các trạm quan trắc tự động liên tục tại khu vực giáp ranh nhằm kịp thời đánh giá diễn biến chất lượng môi trường khu vực;
Tham mưu quản lý tổng hợp các lưu vực mang tính liên tỉnh; Triển khai đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải của các lưu vực, đề xuất, cập nhật điều chỉnh phân vùng các nguồn tiếp nhận nước thải; Phối hợp với Sở Xây dựng nghiên cứu, đề xuất phương án đầu tư thu gom xử lý nước thải sinh hoạt;
Quan tâm thực hiện có hiệu quả việc tiếp nhận và giải quyết thông tin phản ánh của người dân về vệ sinh môi trường qua đường dây nóng đã thiết lập, đảm bảo 100% phản ánh, kiến nghị được giải quyết kịp thời.
Chủ tịch UBND Thành phố giao Sở Xây dựng chủ trì phối hợp với các Sở, ngành liên quan nghiên cứu, đề xuất UBND Thành phố phương án đầu tư thu gom xử lý nước thải sinh hoạt của lưu vực.
Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan mời gọi, xúc tiến các thủ tục kêu gọi đầu tư xây dựng các công trình xử lý nước thải trên địa bàn Thành phố sau khi Đồ án điều chỉnh Quy hoạch chung Thành phố đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2060 và Quy hoạch chung Thành phố Thủ Đức được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Công an Thành phố thực hiện có hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra về bảo vệ môi trường các cơ sở sản xuất, kinh doanh có xả nước thải ra lưu vực kênh Ba Bò và tuyến thoát nước suối Nhum – suối Xuân Trường – suối Cái bảo đảm không chồng chéo, không làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ bình thường của các cơ sở; Chủ động phối hợp, kết nối, chia sẻ, nắm bắt thông tin liên quan đến công tác kiểm soát và xử lý ô nhiễm môi trường khu vực kênh và các tuyến suối trên nói riêng, cũng như toàn địa bàn Thành phố nói chung. Qua đó, kịp thời có các biện pháp xử lý triệt để những hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường.
Ngoài các đơn vị nêu trên, Chủ tịch UBND Thành phố giao nhiệm vụ cụ thể cho Ban Quản lý Dự án đầu tư xây dựng hạ tầng đô thị; UBND thành phố Thủ Đức; Công ty TNHH MTV Quản lý Khai thác Dịch vụ Thủy lợi.
Chủ tịch UBND Thành phố đề nghị các Sở ngành, đơn vị nghiêm túc triển khai thực hiện, định kỳ gửi báo cáo về Sở Tài nguyên và Môi trường trước ngày 20 tháng 11 hằng năm để tổng hợp, báo cáo UBND Thành phố. Trong quá trình triển khai thưc hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc đề nghị các Sở ngành, đơn vị kịp thời báo cáo UBND Thành phố chỉ đạo, giải quyết.
Minh Thư
Nguồn: Hochiminhcity.gov.vn
|
|
Số lượt người xem:
60
-
Công bố Quy hoạch TP.Hồ Chí Minh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2050 (06/01/2025)
-
Phê duyệt 18 tuyến sông, kênh, rạch có chức năng giao thông thủy cần thực hiện vớt, thu gom chất thải rắn (18/12/2024)
-
Chuyển mục đích sử dụng đất từ các loại đất khác sang đất ở của hộ gia đình, cá nhân (18/12/2024)
-
Đến năm 2030, TP.Hồ Chí Minh cơ bản di dời, tái định cư 46.000 căn nhà trên/ven sông, kênh rạch (17/12/2024)
-
TP. Hồ Chí Minh cam kết luôn đồng hành, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp (11/12/2024)
-
TP.Hồ Chí Minh hướng tới sắp xếp bộ máy hoạt động hiệu lực, hiệu quả hơn (11/12/2024)
-
Bình chọn sự kiện Ngành Tài nguyên và Môi trường năm 2024 (05/12/2024)
-
Quy định một số mức chi sự nghiệp bảo vệ môi trường sử dụng nguồn kinh phí sự nghiệp bảo vệ môi trường do ngân sách Nhà nước đảm bảo (03/12/2024)
-
Quy định về phân bổ diện tích đất khi bán nhà biệt thự có nhiều hộ ở (03/12/2024)
-
Ưu tiên tham mưu ban hành Bảng tiêu chí phân loại bùn thải phải thu gom, xử lý (03/12/2024)
|
|
|
|
|
|