• Sống thân thiện với môi trường
 

SỐ LƯỢT TRUY CẬP

5
3
6
5
3
1
7
7
Tin tức sự kiện 04 Tháng Hai 2025 9:10:00 SA

Bảo vệ môi trường và đa dạng sinh học; khai thác sử dụng, bảo vệ tài nguyên, phòng chống thiên tai và thích ứng với biến đổi khí hậu

 

(Hochiminhcity.gov.vn) – Theo Quy hoạch TP.Hồ Chí Minh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, TP.Hồ Chí Minh có Phương án bảo vệ môi trường và đa dạng sinh học; khai thác sử dụng, bảo vệ tài nguyên, phòng chống thiên tai và thích ứng với biến đổi khí hậu.

 

 

 

Phương án bảo vệ môi trường, bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học

 

Phương án này gồm các nội dung: Phân vùng môi trường; bảo tồn đa dạng sinh học; định hướng bảo vệ môi trường tại các khu xử lý chất thải, nghĩa trang; quan trắc chất lượng môi trường.

 

Về phân vùng môi trường: Phân thành các vùng bảo vệ nghiêm ngặt, vùng hạn chế phát thải và vùng khác; dựa trên các tiêu chí về yếu tố nhạy cảm về môi trường và tỉnh dễ bị tổn thương trước tác động của ô nhiễm môi trường với mục tiêu kiểm soát hoạt động xả nước thải, khí thải ra môi trường, bảo đảm không gây tác động xấu đến sự sống và phát triển của con người, sinh vật.

 

Vùng bảo vệ nghiêm ngặt: các khu dân cư tập trung ở 16 quận nội thành, nội thành thành phố Thủ Đức, nội thị các đô thị vệ tinh (Củ Chi, Hóc Môn, Bình Chánh, Cần Giờ và Nhà Bè); nguồn nước của hệ thống sông Đồng Nai và sông Sài Gòn, nguồn nước Nhà máy nước Tân Hiệp, Nhà máy nước Kênh Đông, vùng lõi khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ, các khu vực bảo vệ 1 của 188 di tích lịch sử văn hóa; các khu vực cần bảo vệ: Địa đạo Bến Dược, Địa đạo Bến Đình và các khu vực khác theo quy định pháp luật về bảo vệ môi trường.

 

Vùng hạn chế phát thải: vùng đệm khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ, hành lang bảo vệ nguồn nước mặt (sông Đồng Nai và Sài Gòn) được sử dụng cho mục đích cấp nước sinh hoạt theo quy định; toàn bộ diện tích các khu vui chơi giải trí dưới nước theo Quyết định của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh; các khu vực bảo vệ II của 188 di tích lịch sử văn hóa; các khu vực có yếu tố nhạy cảm về môi trường, dễ bị tổn thương trước tác động của ô nhiễm môi trường cần được bảo vệ.

 

Vùng khác: các khu phát triển công nghiệp gồm các khu công nghiệp, cụm công nghiệp; cụm cảng; các khu vực phát triển thương mại - dịch vụ và các vùng còn lại.

 

Về bảo tồn đa dạng sinh học: Bảo tồn các khu vực có đa dạng sinh học cao, khu dự trữ sinh quyển, vùng đất ngập nước quan trọng, khu vực cảnh quan sinh thái quan trọng, cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học và hành lang đa dạng sinh học hình thành tương lai, trong bảo tồn đa dạng sinh học dọc các dây rừng ngập mặn, sông chính. đó khoanh vùng.

 

Về định hướng bảo vệ môi trường tại các khu xử lý chất thải, nghĩa trang: Thực hiện các giải pháp giảm thiểu chất thải rắn phát sinh tại nguồn, tăng cường tái sử dụng, tái chế; tổ chức phân loại tại nguồn và áp dụng công nghệ tiên tiến, hiện đại, hạn chế chôn lấp để tiết kiệm tài nguyên đất, thu hồi được năng lượng, sinh khối từ chất thải rắn, giảm phát thải khí nhà kính trong quá trình xử lý.

 

Nâng cao hiệu quả quản lý tổng hợp chất thải rắn; cải thiện chất lượng môi trường, bảo đảm sức khỏe cộng đồng, phát triển bền vững đô thị.

 

Không bố trí nghĩa trang mới trong khu vực nội thành, nội thị; sử dụng chỉ tiêu đất nghĩa trang, mai táng phù hợp với quy định của pháp luật. Có kế hoạch đóng cửa, di dời các nghĩa trang hiện có không đạt tiêu chuẩn môi trường hoặc không còn diện tích sử dụng và các nghĩa trang gây ô nhiễm môi trường tự nhiên, không có khả năng khắc phục, ảnh hưởng đến môi trường sống của cộng đồng dân cư, để chuyển về các nghĩa trang được xây dựng theo quy hoạch. Quy hoạch, chỉnh trang và xây dựng nghĩa trang theo hướng công viên nghĩa trang, đồng thời đầu tư xây dựng các nhà tang lễ và các công trình phụ trợ để đảm bảo văn minh và vệ sinh môi trường.

 

Nghĩa trang cấp thành phố: mở rộng nghĩa trang chính sách Thành phố (huyện Củ Chi); nghĩa trang Nhơn Đức (huyện Nhà Bè), nghĩa trang Bình Khánh (huyện Cần Giờ), nghĩa trang An Phú (huyện Củ Chi), nghĩa trang Long Hòa (huyện Cần Giờ), nghĩa trang Đông Thạnh (huyện Hóc Môn). Tiếp tục sử dụng các nghĩa trang hiện có như: nghĩa trang Đa Phước, công viên nghĩa trang Phúc An Viên, nghĩa trang thành phố Thủ Đức, nghĩa trang liệt sỹ huyện Củ Chi.

 

Quy hoạch, xây dựng, vận hành một số trung tâm hỏa táng tại các nghĩa trang trên địa bàn Thành phố, trong đó có Trung tâm hỏa táng Đa Phước tại nghĩa trang Đa Phước (huyện Bình Chánh); Công viên hỏa táng Tháp Long Thọ tại nghĩa trang chính sách Thành phố (huyện Củ Chi). Hoàn thành di dời các lò hỏa táng tại trung tâm hỏa táng Bình Hưng Hòa để đảm bảo quy hoạch và không gây ô nhiễm môi trường.

 

Nhà tang lễ: các đô thị loại V trở lên phải bố trí ít nhất 01 nhà tang lễ. Nhà tang lễ có thể kết hợp trong nghĩa trang, các bệnh viện, cơ sở tôn giáo, đảm bảo các yêu cầu về quy mô, khoảng cách an toàn và vệ sinh môi trường theo quy định.

 

Về quan trắc chất lượng môi trường: Phát triển cơ sở hạ tầng, thiết bị, mạng lưới quan trắc cho từng loại môi trường; xây dựng trạm quan trắc môi trường tự động và liên tục, quan trắc môi trường nước và trạm quan trắc môi trường không khí.

 

Về phát triển bền vững rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng sản xuất gắn với kết cấu hạ tầng lâm nghiệp: Quản lý, bảo vệ diện tích đất rừng hiện có, đồng thời mở rộng diện tích và làm giàu chất lượng rừng; phát triển rừng phòng hộ, rừng đặc dụng, rừng sản xuất phù hợp với điều kiện của từng khu vực.

 

Tổng diện tích đất rừng trên địa bàn Thành phố đến năm 2030 khoảng 35.088ha, trong đó: (i) diện tích rừng đặc dụng khoảng 209ha chủ yếu tại 02 khu vực sinh thái là vườn sưu tập cây ngập phèn tại Trạm thực nghiệm lâm nghiệp Tân Tạo, huyện Bình Chánh và Vườn thực vật Thành phố tại huyện Củ Chi; (ii) diện tích rừng sản xuất khoảng 792ha, phân bổ chủ yếu tại khu vực sinh thái nhiễm phèn huyện Bình Chánh, (iii) diện tích đất rừng phòng hộ khoảng 34.087ha chủ yếu tại 02 khu vực sinh thái là rừng phòng hộ chắn gió tại huyện Bình Chánh và rừng phòng hộ chắn sóng tại Cần Giờ.

 

Đầu tư nâng cao hiệu quả hoạt động Trạm thực nghiệm lâm nghiệp Tân Tạo thuộc Ban Quản lý rừng phòng hộ Bình Chánh - Củ Chi để đáp ứng các nhu cầu thực nghiệm của ngành lâm nghiệp. Mở rộng Vườn thực vật Thành phố tại huyện Củ Chi.

 

Phát triển hệ thống đường lâm nghiệp gắn kết hiệu quả với tuyến đường phục vụ công tác tuần tra, bảo vệ rừng, du lịch sinh thái. Nâng cao năng lực, đầu tư đồng bộ và hiện đại hóa cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật thông tin ngành lâm nghiệp, phục vụ quản lý bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng.

 

Phương án bảo vệ, khai thác, sử dụng tài nguyên

 

TP.Hồ Chí Minh quản lý, khai thác hợp lý tài nguyên khoáng sản sẵn có phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố.

 

Đến năm 2030, ngoại trừ khu vực được khai thác tại vùng biển Cần Giờ, các loại khoáng sản tại các khu vực khác được đưa vào dự trữ. Sau năm 2030, có thể xem xét khai thác một số loại khoáng sản có giá trị kinh tế cao.

 

Trong đó, khu vực hoạt động khoáng sản gồm khu vực 13 mỏ khoáng sản (cát san lấp) trên vùng biển Cần Giờ đã được cấp phép thăm dò. Khu vực vùng biển Cần Giờ (ngoài khu vực 13 mỏ cát san lấp): khu vực chưa thực hiện khảo sát, thăm dò, đánh giá trữ lượng khoáng sản tính từ đường ranh giới ngoài của vùng biển 6 hải lý (được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công bố) đến đất liền của huyện Cần Giờ.

 

Khu vực dự trữ khoáng sản: Các khu vực bảo vệ, thăm dò, dự trữ khoáng sản được trình bày tại Phụ lục XXIX.

 

Khu vực cấm và tạm thời cầm hoạt động khoáng sản. Trong đó, khu vực cấm hoạt động khoáng sản gồm: (i) di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh đã được xếp hạng hoặc được khoanh vùng bảo vệ theo quy định của pháp luật về di sản văn hóa; di sản thiên nhiên theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường; (ii) khu vực đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ; khu bảo tồn địa chất, khu bảo tổn biển theo quy định của pháp luật; (iii) khu vực đất quốc phòng, an ninh; (iv) đất tôn giáo, đất tín ngưỡng; (v) phạm vi bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự, phạm vi hành lang bảo vệ an toàn hoặc phạm vi bảo vệ công trình giao thông, thủy lợi, đê điều; hệ thống cấp nước, thoát nước, xử lý chất thải; công trình năng lượng, dầu khí, công trình hạ tầng bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin.

 

Khu vực tạm thời cẩm hoạt động khoáng sản, khu có một trong số các yêu cầu sau đây: (i) yêu cầu về quốc phòng, an ninh; (ii) khu vực bảo tồn thiên nhiên, bảo vệ nguồn lợi thủy sản, di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh đang được Nhà nước xem xét, công nhận hoặc phát hiện trong quá trình thăm dò, khai thác khoáng sản; di sản, di tích thuộc danh mục kiểm kê; (iii) phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai; (iv) khu vực sông, đoạn sông bị sạt, lỡ hoặc có nguy cơ bị sạt, lở bờ, bãi sông, khu vực bờ biển bị sạt, lở hoặc có nguy cơ sạt, lở bờ biển.

 

Phương án khai thác, sử dụng, bảo vệ tài nguyên nước; phòng, chống, khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra

 

Phương án này gồm các nội dung:

 

Phân vùng tài nguyên nước: Vùng phía Bắc: toàn bộ huyện Củ Chi có nguồn nước tưới chủ yếu lấy từ hệ thống kênh Đông, vùng đê bao ven sông Sài Gòn lấy nước trực tiếp từ sông Sài Gòn.

 

Vùng trung tâm: Quận 1, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 10, 11, 12, Phú Nhuận, Bình Tân, Tân Bình, huyện Hóc Môn, huyện Bình Chánh, huyện Nhà Bè và thành phố Thủ Đức, chịu tác động của thủy triều, chủ yếu tưới, tiêu nhờ năng lượng thủy triều, nguồn nước mưa.

 

Vùng phía Nam: toàn bộ huyện Cần Giờ với rừng ngập mặn nguyên sinh bị bao quanh bởi nguồn nước mặn nên chủ yếu sử dụng nước mưa để phục vụ sinh hoạt và tưới cho cây trồng, sử dụng nước lợ và mặn nuôi trồng thủy sản và sản xuất muối.

 

Phân bổ tài nguyên nước: Phân bổ nguồn nước theo thứ tự ưu tiên: sinh hoạt, công nghiệp; du lịch, dịch vụ; nông nghiệp; thủy sản.

 

Trong điều kiện bình thường, nguồn nước đủ đáp ứng phân bổ bảo đảm 100% nhu cầu sử dụng nước, trong đó ưu tiên cấp nước cho sinh hoạt, các ngành sản xuất có hiệu quả kinh tế - xã hội cao. Trong trường hợp hạn hán, thiều nước, nguồn nước được phân bố đáp ứng 100% nhu cầu sử dụng nước cho mục đích sinh hoạt, lượng nước còn lại sẽ được phân bổ cho các mục đích sử dụng còn lại theo tỷ lệ phù hợp và phụ thuộc vào phân vùng cấp nước.

 

Hệ thống giám sát, bảo vệ tài nguyên nước và khai thác, sử dụng nước; công trình điều tiết, khai thác, sử dụng, phát triển tài nguyên nước, phục hồi nguồn nước bị ô nhiễm hoặc bị suy thoái, cạn kiệt: Xây dựng mạng lưới quan trắc tài nguyên nước đồng bộ, tiên tiến, hiện đại, bảo đảm thống nhất trên phạm vi toàn Thành phố, đáp ứng nhu cầu thu thập và cung cấp thông tin, số liệu điều tra cơ bản về môi trường, tài nguyên nước, khí tượng - thủy văn, phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố.

 

Lập bản đồ phân vùng lún, vùng nguy cơ sụt lún và cảnh báo sụt lún mặt đất cho các khu vực trọng điểm.

 

Chủ động xây dựng phương án khai thác, sử dụng hiệu quả, tiết kiệm tài nguyên nước; vận hành các hệ thống công trình thủy lợi hợp lý, tăng khả năng trữ nước trên hệ thống kênh nội đồng bảo đảm nước phục vụ sản xuất nông nghiệp và dân sinh, bảo vệ nguồn nước trong mùa mưa và triều cường, ứng phó hiệu quả với các thảm họa, thiên tai liên quan đến nước.

 

Nâng cao năng lực điều tra, đánh giá tài nguyên nước dưới đất, hạn chế mở rộng khai thác nước dưới đất; khoanh định, công bố vùng cấm, vùng hạn chế và thực hiện các biện pháp hạn chế khai thác nước dưới đất; kiểm soát chặt chẽ các hoạt động khoan, thăm dò, khai thác nước dưới đất trên địa bàn Thành phố.

 

Giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động phòng, chống, khắc phục, cảnh báo, dự báo và giảm thiểu tác hại do nước gây ra: Xây dựng kế hoạch quan trắc, dự báo, cảnh báo kịp thời triều cường, nước biển dâng trong phạm vi của Thành phố; bảo đảm an toàn công trình, phòng, chống sạt lở bờ sông, xâm nhập mặn; củng cố hệ thống đê sông, cống ngăn triều; rà soát những diện tích có khả năng thiếu nước, để chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp.

 

Phương án phòng, chống thiên tai và thích ứng với biến đổi khí hậu

 

Phân vùng rủi ro đối với từng loại thiên tai và xác định các khu vực ưu tiên phòng, chống đối với từng loại thiên tai, gồm:

 

Phân vùng rủi ro thiên tai đối với ngập lụt do mưa lớn và triều cường: bao gồm một số quận nội thành, một số phường, xã của thành phố Thủ Đức và các huyện Bình Chánh, huyện Nhà Bè, huyện Cần Giờ.

 

Phân vùng rủi ro thiên tai đối với xâm nhập mặn: bao gồm các Quận 7, Quận 8 và các huyện Bình Chánh, huyện Nhà Bè và huyện Cần Giờ.

 

Phân vùng rủi ro thiên tai đối với mức độ sạt lở: bao gồm các khu vực dọc theo hệ thống sông, rạch trên địa bàn Thành phố.

 

Phương án quản lý rủi ro thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu, gồm:

 

Đầu tư xây dựng mới, duy tu, sửa chữa các công trình phòng, chống thiên tai; ưu tiên cải tạo, nâng cấp hệ thống đê, kè, cống đầu mối; tải bố trí dân cư tại các vùng có nguy cơ sạt lở. Nâng cao năng lực và lập kế hoạch phát triển mạng lưới quan trắc khí tượng thủy văn chuyên dùng, thiết lập các trạm đo tự động trên các lưu vực sông.

 

Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền, giáo dục về phòng, chống thiên tai, thích ứng với biến đổi khí hậu; đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ để nâng cao chất lượng công tác dự báo, cảnh báo sớm; tổ chức thường xuyên diễn tập phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai.

 

Phương án phòng, chống lũ của các tuyến sông có đê: (i) củng cố, nâng cấp, kiên cố hóa các tuyến đê bao trên các hệ thống thủy lợi, các tuyến đê bao kết hợp kè, đường giao thông trên địa bàn Thành phố; (ii) hoàn thiện xây dựng tuyến đường Vành đai 3 kết nối với các tuyến đê kè hiện hữu để bảo vệ vùng phía Nam của Thành phố kết hợp hoàn thiện hệ thống công trình cống kiểm soát triều, tiếp tục nghiên cứu xây dựng thêm các cống để khép tuyến đê bao bở hữu sông Sài Gòn, chủ động kiểm soát ngập cho lưu vực Rạch Tra - An Hạ; (iii) tại các khu vực cao, cần nạo vét các kênh rạch nhằm tăng khả năng thoát nước, tại các khu vực trũng thấp, cần xây dựng đê bao kết hợp với các công trình kiểm soát ngập để trữ và tiêu thoát nước.

 

Minh Thư

 

Nguồn: Hochiminhcity.gov.vn


Số lượt người xem: 19    
Xem theo ngày Xem theo ngày
Tìm kiếm