• Sống thân thiện với môi trường
 

SỐ LƯỢT TRUY CẬP

5
2
6
5
0
8
5
3
Tin tức sự kiện 01 Tháng Mười 2024 2:25:00 CH

TP.HCM có quy định mới về cách phân loại rác tại nguồn

(PLO)- Với chủ nguồn thải có phát sinh nhiều chất thải thực phẩm như chợ đầu mối, nhà hàng, khách sạn, trung tâm thương mại có dịch vụ ăn uống... sẽ phân loại rác tại nguồn thành ba loại.

Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Bùi Xuân Cường vừa có kết luận liên quan đến đề án phân loại chất thải rắn sinh hoạt (rác sinh hoạt) tại nguồn trên địa bàn TP.HCM.

TP.HCM có quy định mới về cách phân loại rác tại nguồn TP.HCM thí điểm với chủ nguồn thải có phát sinh nhiều chất thải thực phẩm sẽ phân loại rác tại nguồn thành ba loại. Ảnh: NGUYỄN CHÂU

Phó Chủ tịch UBND TP giao Sở TN&MT tập trung nghiên cứu hoàn thiện đề án theo hướng căn cứ điều kiện thực tiễn tại TP.HCM để xác định rõ lộ trình thực hiện việc phân loại rác tại nguồn.

Việc thu gom và xử lý rác sinh hoạt hiện nay chưa đồng bộ với giải pháp phân loại rác tại nguồn theo ba loại. Vì vậy, từ nay đến ngày 31-12-2025, tập trung triển khai thực hiện thí điểm phân loại rác tại nguồn thành ba loại theo Luật Bảo vệ Môi trường năm 2020 với một số nhóm đối tượng.

 

Cụ thể, đối với nhóm đối tượng là chủ nguồn thải có phát sinh nhiều chất thải thực phẩm như chợ đầu mối, nhà hàng, khách sạn, trung tâm thương mại có dịch vụ ăn uống... sẽ phân loại rác tại nguồn thành ba loại.

Riêng đối với các nhóm đối tượng còn lại thì vẫn tiếp tục thực hiện phân loại rác tại nguồn thành hai loại như đã thực hiện trước đây.

 

Đồng thời trong quá trình thực hiện thí điểm, Sở TN&MT chủ trì, phối hợp với các địa phương tiếp tục rà soát, đánh giá hiệu quả của việc thực hiện thí điểm về phân loại rác tại nguồn.

Về công tác phân loại rác tại nguồn ở TP.HCM, theo quyết định của TP.HCM, TP sẽ phân loại rác thành hai nhóm: Nhóm chất thải có khả năng tái sử dụng, tái chế và nhóm chất thải còn lại.

Trong khi đó, tại khoản 1 Điều 75 Luật Bảo vệ môi trường 2020 quy định rác sinh hoạt phát sinh từ hộ gia đình, cá nhân được phân theo ba loại sau: Chất thải rắn có khả năng tái sử dụng, tái chế; chất thải thực phẩm; chất thải rắn sinh hoạt khác.

NGUYỄN CHÂU


Nguồn: Báo điện tử Pháp Luật thành phố Hồ Chí Minh

 


Số lượt người xem: 469    

TIN MỚI HƠN

TIN ĐÃ ĐƯA

Xem tiếp
Xem theo ngày Xem theo ngày
Tìm kiếm