• Sống thân thiện với môi trường
 

SỐ LƯỢT TRUY CẬP

4
9
7
7
6
5
5
5
Thông tin tổng hợp trong lĩnh vực đất đai 04 Tháng Mười 2016 3:00:00 CH

Kỷ niệm 71 năm ngày thành lập ngành quản lý đất đai: Vượt qua thách thức, quản lý hiệu quả tài nguyên đất đai

 

 



 
Trải qua 71 năm, ngành Quản lý đất đai Việt Nam đã từng bước trưởng thành và phát triển qua nhiều giai đoạn lịch sử khác nhau. Trong quá trình vừa xây dựng vừa phát triển, ngành đã từng bước lớn mạnh và có những đóng góp quan trọng, đáp ứng tốt nhất mọi yêu cầu phục vụ cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc qua các thời kỳ; phát triển kinh tế -xã hội của đất nước. Nhân dịp này, trao đổi với báo Tài nguyên và Môi trường ông Lê Thanh Khuyến, Tổng cục trưởng Tổng Cục quản lý đất đai cho biết:
 

Ông Lê Thanh Khuyến

- Ngày 3/10/1945 Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh số 41–SL kết thúc hoạt động quản lý đất đai của thực dân Pháp, mở đầu cho hoạt động quản lý đất đai của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. Trải qua những chặng đường lịch sử, ngành quản lý đất đai đã từng bước lớn mạnh và trưởng thành, có những đóng góp to lớn vào sự nghiệp giải phóng dân tộc cũng như xây dựng và phát triển đất nước. 71 năm qua, ngành quản lý đất đai đã có bước phát triển vững chắc. Đặc biệt từng bước hoàn thiện hệ thống pháp luật để quản lý đất đai, đưa đất đai thành nguồn lực phát triển của đất nước.

 

* Trong những năm gần đây, đặc biệt là năm 2016, đâu là những kết quả nổi bật của ngành, thưa ông?

Ông Lê Thanh Khuyến: Từ những năm 2010 đến nay là thời kỳ có kết quả nổi bật trong việc hoàn thiện thể chế về quản lý đất đai.

 

  Là cơ quan quản lý Nhà nước về đất đai, Bộ TN&MT, Tổng cục Quản lý đất đai đã tổng kết Nghị quyết số 26-NQ/TW để trên cơ sở đó xây dựng Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 31 tháng 10 năm 2012 của Hội nghị Trung ương 6 (khóa X); trình Quốc hội thông qua Luật Đất đai năm 2013, có hiệu lực vào ngày 1/7/2014; đồng thời tham mưu để trình Chính phủ ban hành nhiều Thông tư hướng dẫn thi hành Luật Đất đai 2013. Đặc biệt đã cơ bản hoàn thành công tác cấp Giấy chứng nhận theo đúng yêu cầu tại Nghị quyết số 30/2012/QH13 ngày 21 tháng 6 năm 2012 của Quốc hội; Trình Quốc hội han hành Nghị quyết 17/2011/QH13 về Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và Kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2011 - 2015) cấp quốc gia do Quốc hội ban hành;

 

Với các thành tích cơ bản trên của Tổng cục đã được Đảng, Nhà nước và dư luận xã hội đánh giá cao. Các tập thể và cá nhân là điển hình tiên tiến của Tổng cục đã được Đảng, Chính phủ và Bộ Tài nguyên và Môi trường tặng nhiều hình thức khen thưởng khác nhau và được Bộ xếp thứ nhất về thực hiện cải cách hành chính.

 

  Trong năm 2016, Tổng cục Quản lý đất đai tiếp tục phát huy những thành tích đã đạt được, tập trung chỉ đạo và tổ chức thực hiện tốt các nhiệm vụ lớn được Quốc hội, Chính phủ và Bộ Tài nguyên và Môi trường giao, nổi bật là các nhiệm vụ sau: Đã hoàn thiện trình Quốc hội thông qua Nghị quyết 134/2016/QH13 điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối (2016-2020) cấp quốc gia; Trình Quốc hội ban hành Nghị quyết 112/2015/QH13 về tăng cường quản lý đất đai có nguồn gốc từ nông trường, lâm trường quốc doanh do các công ty nông nghiệp, công ty lâm nghiệp, ban quản lý rừng và các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân khác sử dụng.

 

  Trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 11/CT-TTgngày 04 tháng 4 năm 2016về thực hiện Nghị quyết số 112/2015/NQ-QH13 ngày 27 tháng 11 năm 2015 của Quốc hội về tăng cường quản lý đất đai có nguồn gốc từ nông trường, lâm trường quốc doanh do các công ty nông nghiệp, công ty lâm nghiệp, ban quản lý rừng và các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân khác sử dụng; Hoàn thiện Báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả kiểm kê đất đai năm 2014. Đã rà soát, chuẩn hóa thống nhất danh mục thủ tục hành chính về đất đai để trình Bộ ban hành Quyết định số 634/QĐ-BTNMT ngày 29/3/2016 về công bố thủ tục hành chính;

 

  Về hợp tác quốc tế, đã tích cực liên hệ và phối hợp với các Bộ, Ngành và Văn phòng Chính phủ để hoàn thiện hồ sơ Dự án Tăng cường quản lý đất đai và cơ sở dữ liệu đất đai sử dụng vốn vay ưu đãi của Ngân hàng thế giới giai đoạn 2016 -2020 trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Hoàn thành công tác Điều tra, đánh giá thoái hoá đất các vùng kinh tế xã hội phục vụ quản lý sử dụng đất hiệu quả, bền vững.

 

  Ngoài ra, tăng cường công tác giám sát việc quản lý và sử dụng đất, cụ thể là đã kịp thời thành lập và triển khai các Tổ công tác tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về cấp Giấy chứng nhận theo chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường tại Quyết định số 1014/QĐ-BTNMT ngày 06 tháng 5 năm 2016. Bên cạnh đó,đặc biệt quan tâm giải quyết và xử lý đối với nhiều số vụ việc nổi cộm mà báo chí và truyền hình phản ánh như vụ Bà Đàm Thị Lích tại Lâm Đồng, vụ việc liên quan đến cấp Giấy chứng nhận tại Vĩnh Bảo, Hải Phòng…..

 

 * Xin ông cho biết những định hướng của ngành trong thời gian tới?

Ông Lê Thanh Khuyến: Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII về việc thực hiện định hướng tiếp tục đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế; đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá gắn với phát triển kinh tế tri thức; hoàn thiện thể chế, phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đã đặt ra cho ngành quản lý đất đai thời cơ và cơ hội để rà soát lại cơ chế quản lý đất đai hiện hành, từ đó tìm ra những bất cập trong công tác quản lý để đề xuất một số phương thức quản lý mới phù hợp với tiến trình đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá gắn với phát triển kinh tế tri thức.

 

Ngành Quản lý đất đai đang đi những bước vững chắc để quản lý hiệu quả tài nguyên đất

 

Với những định hướng nêu trên đòi hỏi Ngành Quản lý đất đai phải xây dựng chương trình hành động tầm nhìn phát triển để từng bước nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý đất đai trong thời kỳ mới đáp ứng được yêu cầuđẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá gắn với phát triển kinh tế tri thức, cụ thể: Đề xuất với Ban cán sự Đảng Bộ Tài nguyên và Môi trường và Ban Cán sự Đảng Chính phủ cho phép sơ kết, đánh giá về quá trình thực hiện Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 31 tháng 10 năm 2012 của Hội nghị Trung ương 6 (khóa XI) về tiếp tục đổi mới chính sách, pháp luật về đất đai trong thời kỳ đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới, tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại.

 

Sơ kết việc thực hiện Luật Đất đai năm 2013, trên cơ sở đó đnahs giá những mặt được, những tồn tại và những vấn đề phát sinh để có cơ sở đề xuất sửa đổi, bổ sung trong thời gian tới. Thực hiện tổng điều tra, đánh giá tài nguyền đất đai toàn quốc; Tổ chức lập quy hoạch sử dụng đất các vùng kinh tế phù hợp với biến đổi khí hậu; Tiếp tục tăng cường cải cách hành chính, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, quy trình quản lý tiên tiến để hiện đại hóa Ngành Quản lý đất đai.

 

Ngành Quản lý đất đai quyết tâm nỗ lực vượt qua thách thức, đưa công tác quản lý đất đai ngày càng hiệu quả theo mô hình quản lý hiện đại; đoàn kết năng động, sáng tạo phát huy cao nhất trí tuệ của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, các nhà khoa học, các nhà quản lý phục vụ cho phát triển nhằm góp phần quan trọng cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

 

* Nhân kỷ niệm Ngày truyền thống của ngành quản lý đất đai, ông có lời gì nhắn gửi đến cán bộ hoạt động trong ngành?

Ông Lê Thanh Khuyến: - Nhân dịp 71 năm ngày thành lập ngành quản lý đất đai Việt Nam (3/10/1945 - 3/10/2016), thay mặt Đảng ủy, Lãnh đạo Tổng cục quản lý đất đai xin gửi tới các Bác, các anh, các chị và toàn thể cán bộ công chức, viên chức và người lao động sức khỏe, hạnh phúc và thành công và xây dựng Ngành ngày càng vững mạnh, góp phần tích cực vào phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh.

* Xin trân trọng cảm ơn ông!

 

 

 

Nguồn: Website Bộ TN&MT


Số lượt người xem: 2980    

TIN MỚI HƠN

TIN ĐÃ ĐƯA

Xem tiếp
Xem theo ngày Xem theo ngày
Tìm kiếm