Chỉ thị nêu rõ các trọng tâm; mục tiêu, nhiệm vụ chủ yếu và phân công thực hiện cũng như tiến độ trong xây dựng Kế hoạch và Dự toán ngân sách nhà nước năm 2017.
Quán triệt các yêu cầu trọng xây dựng Kế hoạch và Dự toán ngân sách nhà nước năm 2017
Trên cơ sở đánh giá nghiêm túc tình hình thực hiện Kế hoạch và Dự toán ngân sách nhà nước 6 tháng đầu năm 2016 và ước thực hiện cả năm 2016; việc xây dựng Kế hoạch và Dự toán ngân sách nhà nước năm 2017 phải bám sát với nội dung triển khai thực hiện Kế hoạch 5 năm 2016 - 2020 và Kế hoạch đầu tư công trung hạn 2016 - 2020 ngành TN&MT; gắn kết với khả năng cân đối nguồn lực, khả năng thực hiện và phối họp giữa các đơn vị để bảo đảm tính khả thi, nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực, khả năng xã hội hóa các nguồn lực trong đầu tư phát triển; gắn với các nhiệm vụ, hoạt động trọng tâm của Chính phủ, của Bộ, cơ quan, đơn vị; đúng chế độ, chính sách hiện hành của nhà nước và trên tinh thần tiết kiệm, chống lãng phí; đảm bảo thời gian quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn; bảo đảm tính đồng bộ, hệ thống và sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, đơn vị, các ngành, các cấp; bảo đảm tính công khai, minh bạch và công bằng trong xây dựng kế hoạch và phân bổ nguồn lực, ngân sách nhà nước.
Kế hoạch và Dự toán ngân sách nhà nước 2017 tiếp tục tập trung tăng cường quản lý khai thác, sử dụng tài nguyên, khoáng sản; kiểm soát chặt chẽ các nguồn gây ô nhiễm môi trường, nhất là tại các làng nghề, khu, cụm công nghiệp, lưu vực sông, cơ sở sản xuất có nguy cơ gây ô nhiễm nặng; kiên quyết xử lý các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng; chủ động ứng phó với BĐKH, phòng tránh thiên tai; phát triển ngành TN&MT trên cơ sở đổi mới cơ chế quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường đồng bộ với thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, nhằm đảm bảo phát triển bền vững, đồng thời gia tăng đóng góp của ngành cho ngân sách nhà nước.
Bên cạnh đó, cũng cần bảo đảm huy động tối đa và sử dụng hiệu quả các nguồn lực cho việc thực hiện nhiệm vụ xây dựng Kế hoạch và Dự toán năm 2017; xây dựng, bổ sung, hoàn thiện các cơ chế, chính sách huy động các nguồn vốn nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về TN&MT (nguồn vốn ngân sách nhà nước, nguồn vốn ODA và các nguồn vốn khác); khuyến khích các nguồn lực xã hội đầu tư trong lĩnh vực TN&MT; đẩy nhanh tốc độ giải ngân các nguồn vốn đầu tư phát triển, nguồn vốn ODA và nguồn chi thường xuyên; tập trung bố trí đủ vốn cho các dự án cấp bách của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các dự án quan trọng của ngành; ưu tiên huy động tối đa các nguồn vốn đầu tư cho các công trình, dự án quan trọng để hoàn thành đưa vào sử dụng trong năm 2017; bảo đảm tính công khai, minh bạch, công bằng, hiệu quả và tăng cường trách nhiệm giải trình trong xây dựng kế hoạch và phân bổ các nguồn lực; đẩy mạnh cải cách hành chính trong việc thực hiện kế hoạch, dự toán ngân sách nhà nước trên cơ sở tuân thủ các quy chế của Bộ và các quy định hiện hành của Nhà nước.
Các mục tiêu, nhiệm vụ chủ yếu của Kế hoạch và Dự toán ngân sách nhà nước năm 2017
Phát huy tối đa nguồn lực ngành TN&MT phục vụ phát triên kinh tế - xã hội của đất nước; sử dụng hợp lý và có hiệu quả tài nguyên, bảo vệ môi trường và chủ động ứng phó với BĐKH và phòng tránh thiên tai; tạo được sự chuyển biến cơ bản trong công tác quản lý TN&MT, làm nền tảng vững chắc hơn cho sự phát triển của ngành trong những năm tiếp theo; thực hiện mạnh mẽ các đột phá chiến lược, tái cơ cấu nền kinh tế gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng, nâng cao hiệu quả và năng lực cạnh tranh, phấn đấu tăng trưởng cao hơn năm 2016; đẩy mạnh cải cách hành chính, cải cách tư pháp, phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; tăng cường quốc phòng, an ninh, bảo vệ vững chắc chủ quyền quốc gia, bảo đảm an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội; nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại, hội nhập và hợp tác quốc tế.
Trên cơ sở đó, nhiệm vụ của Kế hoạch ngành TN&MT 2017 tập trung vào 08 nhóm nhiệm vụ chủ yếu: (1) Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật, chiến lược, quy hoạch về quản lý TN&MT; xây dựng, củng cố, kiện toàn tổ chức bộ máy và nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý ngành TN&MT; phát triển khoa học và công nghệ, nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác điều tra cơ bản phục vụ quản lý nhà nước về TN&MT; tăng cường phân cấp quản lý, đẩy mạnh cải cách hành chính; tăng cường, chủ động hợp tác và hội nhập quốc tế; tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật về quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường nhằm bảo đảm quản lý sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên, ứng phó với BĐKH, phòng tránh thiên tai. (2) Tổ chức triển khai hiệu quả Chiến lược quốc gia về BĐKH, Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh; tăng cường hoạt động thống kê và xây dựng định mức kinh tế - kỹ thuật ngành TN&MT; nâng cao năng lực dự báo, cảnh báo, ứng phó có hiệu quả với các thảm họa thiên nhiên, thực hiện có hiệu quả các giải pháp ứng phó với BĐKH, nước biển dâng; thực hiện đầy đủ các cam kết quốc tế về BĐKH mà Việt Nam đã ký kết; tiếp tục thực hiện Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về chủ động ứng phó với BĐKH, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường. (3) Tiếp tục thực hiện có hiệu quả 3 đột phá chiến lược, cơ cấu lại tổng thể và đồng bộ nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng; đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, chú trọng công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới; chú trọng giải quyết tốt vấn đề cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước, cơ cấu lại ngân sách nhà nước, xử lý nợ xấu và bảo đảm an toàn nợ công. (4) Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, phát triển giáo dục đào tạo, khoa học và công nghệ. (5) Tăng cường quản lý khai thác, sử dụng tài nguyên, khoáng sản; kiểm soát chặt chẽ các nguồn gây ô nhiễm, nhất là tại các làng nghề, khu, cụm công nghiệp, lưu vực sông, cơ sở sản xuất có nguy cơ gây ô nhiễm nặng; kiên quyết xử lý các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng; chủ động ứng phó với BĐKH, phòng tránh thiên tai. (6) Đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước; tăng cường công tác phòng chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm chống lãng phí; thực hiện có hiệu quả công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo; xử lý nghiêm các hành vi tiêu cực, nhũng nhiễu, vi phạm pháp luật trong hoạt động công vụ; tập trung xử lý dứt điểm các vụ việc tồn đọng, phức tạp, kéo dài. (7) Tăng cường công tác thông tin tuyên truyền. (8) Thực hiện tổng kết nhiệm vụ năm 2016, tiếp tục triển khai thực hiện Kế hoạch nhiệm vụ 5 năm giai đoạn 2016-2020.
Chi tiết nội dung Chỉ thị tải tại đây