• Sống thân thiện với môi trường
 

SỐ LƯỢT TRUY CẬP

4
9
8
0
3
9
6
1
Tin tức sự kiện 21 Tháng Ba 2014 3:25:00 CH

Tham gia ứng phó với biến đổi khí hậu bằng hành động cụ thể

(TN&MT) - Ngày 21/3/2014 tại Hà Nội, Bộ Tài nguyên & Môi trường tổ chức Lễ kỷ niệm Ngày Khí tượng thế giới (23/3), đồng thời Tổng kết hoạt động xây dựng, thực thi chính sách về biến đổi khí hậu, tăng trưởng xanh năm 2013.
“Thời tiết và Khí hậu: Giới trẻ cùng hành động” là chủ đề mà Tổ chức Khí tượng thế giới đã chọn cho Ngày Khí tượng thế giới năm nay với mục đích đề cao vai trò quan trọng, tích cực của giới trẻ trong vấn đề thời tiết, khí hậu; đồng thời kêu gọi sự tham gia của lớp trẻ trong việc ứng phó với BĐKH, đặc biệt là vào quá trình xây dựng và thực thi chính sách liên quan.
 
Phát biểu tại buổi lễ, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên & Môi trường Nguyễn Linh Ngọc nhận định, với sự biến đổi của khí hậu toàn cầu, tình hình khí tượng thủy văn ở nước ta ngày càng biến động phức tạp. Thiên tai nghiêm trọng với những biểu hiện bất thường đã xảy ra ở nhiều vùng trên cả nước, gây thiệt hại nặng nề về người và tài sản, làm suy thoái môi trường và có thể đẩy lùi thành quả phát triển của một số địa phương. Bộ đã triển khai nhiều chương trình, dự án lớn nhằm thực hiện Chương trình, Mục tiêu ứng phó với biến đổi khí hậu.
 
Thứ trưởng Bộ TN&MT Nguyễn Linh Ngọc phát biểu tại buổi Lễ          
 
Nhân dịp này, Thứ trưởng Nguyễn Linh Ngọc thay mặt Bộ Tài nguyên & Môi trường kêu gọi các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp, đặc biệt là thế hệ trẻ góp sức trong cuộc chiến chống lại biến đổi khí hậu bằng những hành động thiết thực và cụ thể. Trước mắt bằng một hành động đơn giản, đó là tắt đèn và các thiết bị điện không cần thiết trong Giờ Trái đất sắp tới.
 
Ông Lê Công Thành, Tổng Giám đốc Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn quốc gia cho biết, thiên tai có nguồn gốc khí tượng thủy văn ngày càng gia tăng về cường độ và tần suất; bão và áp thấp nhiệt đới tăng về cường độ và hoạt động trái quy luật; lũ lụt, lũ quét gia tăng về tần suất và phạm vi ảnh hưởng; hạn hán kéo dài; triều cường dâng cao. Ở nước ta trong năm 2013, nhiều hiện tượng thời tiết, thủy văn, hải văn nguy hiểm đã xuất hiện và phá vỡ các mốc lịch sử trong hơn 50 năm qua.
 
Ông Lê Công Thành, TGĐ Trung tâm Khí tượng Thủy văn Quốc gia  phát biểu tại buổi Lễ    
 
Đặc biệt, cơn bão Haiyan vừ qua được đánh giá là siêu bão với sức tàn phá hủy diệt và diễn biến bất thường. Đây là cuộc diễn tập xử lý trường hợp khẩn cấp trên diện rộng và lớn nhất trong lịch sử, với sự tham gia của hàng triệu người dân, cùng với hệ thống chính trị, tất cả các ngành nghề, địa phương cùng dốc sức tham gia. Tuy nhiên, từ đây cũng đã cho thấy nhiều vấn đề mới xuất hiện trong công tác phòng, chống thiên tai ở nước ta và nhất thiết cần phải đẩy mạng các hoạt động tăng cường công tác cảnh báo, dự báo các thiên tai, nhất là trong bối cảnh biến đổi khí hậu ngày càng gia tăng.
 
Hội nghị cũng đã tổng kết Dự án Hợp tác về biến đổi khí hậu (VNCLIP). Đây là Dự án có sự hợp tác giữa các Bộ Tài nguyên & Môi trường; Bộ Kế hoạch và Đầu tư; Bộ Tài chính; Bộ Công thương; Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn. Mục tiêu chính của Dự án là tăng cường năng lực của các cơ quan đầu mối về BĐKH. Bên cạnh đó, các nghiên cứu về những định hướng mới về tăng trưởng xanh, phát triển bền vững và các bon thấp đã được khởi động.
 
Toàn cảnh buổi lễ                
 
Ông Trương Đức Trí, Phó Cục trưởng Cục Khí tượng thủy văn và Biến đổi khí hậu – Giám đốc Dự án VNCLIP hy vọng, thông qua Dự án này, phía Việt Nam cũng như phía các nhà tài trợ, đặc biệt là WB và DFID sẽ có định hướng mới, kế thừa những gì đã làm được trong Dự án VNCLIP để xác định một lộ trình mới, hợp tác giữa Việt Nam và các tổ chức quốc tế trong giai đoạn 2016 – 2020, tập trung cho vấn đề thích ứng với BĐKH, tăng trưởng xanh và phát triển bền vững.
 
Phạm Thu Hà
 Ảnh: Viết Dũng

Số lượt người xem: 3484    

TIN MỚI HƠN

TIN ĐÃ ĐƯA

Xem tiếp
Xem theo ngày Xem theo ngày
Tìm kiếm