Object reference not set to an instance of an object.
 

SỐ LƯỢT TRUY CẬP

4
9
7
9
3
7
8
1
Công tác khí tượng thủy văn - Phòng chống thiên tai 19 Tháng Giêng 2024 10:00:00 SA

DỰ BÁO KHÍ HẬU THỜI HẠN NĂM (Từ tháng 01 đến 12 năm 2024)

“Ngày 15 tháng 01 năm 2024, Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia ban hành Bản tin dự báo khí hậu thời hạn năm (từ tháng 01 đến 12 năm 2024) trên phạm vi toàn quốc, đặc biệt khu vực Nam Bộ với các nội dung lưu ý như sau:

 

 

1. Phân tích, đánh giá khí hậu nổi bật từ tháng 01 đến tháng 12 năm 2023 trên phạm vi cả nước

1.1. Phân tích, đánh giá các hiện tượng khí hậu cực đoan

 1.1.1. Xoáy thuận nhiệt đới (XTNĐ):

Trong năm 2023, trên khu vực Biển Đông đã xuất hiện 08 XTNĐ, trong đó có 05 cơn bão và 03 áp thấp nhiệt đới (ATNĐ). Số lượng bão/ATNĐ hoạt động trên khu vực Biển Đông ít hơn trung bình nhiều năm (TBNN: 11-13 cơn). Mùa bão năm 2023 đến sớm hơn so với TBNN (05/5/2023) và kết thúc tương đương với TBNN. Đáng lưu ý, trong năm 2023 các cơn bão hầu như không đổ bộ trực tiếp nên không gây gió mạnh trong đất liền, đặc biệt là khu vực Nam Bộ.

1.1.2. Mưa lớn:

 

 

Từ tháng 01-12/2023, trên cả nước đã xảy ra 22 đợt mưa lớn trên diện rộng tập trung chủ yếu ở khu vực Bắc Bộ và Trung Bộ. Trong đó, đáng lưu ý đợt mưa từ ngày 13-17/11/2023 khu vực Trung Bộ có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to và dông; đặc biệt Thừa Thiên Huế có nơi trên 1.000 mm, đã xuất hiện nhiều trận mưa cực đoan thời đoạn ngắn với lượng mưa 24 h có nơi trên 800 mm. 

 

Trong các tháng năm 2023, tại một số nơi trên cả nước đã có tổng lượng mưa (TLM) tháng và lượng mưa ngày vượt giá trị lịch sử (GTLS) trong chuỗi số liệu quan trắc cùng thời kỳ (tham khảo Phụ lục các bảng tại Bản tin dự báo khí hậu năm từ tháng 1 đến tháng 12 năm 2024 trên trang thông tin điện tử của Trung tâm Dự báo khí hậu quốc gia  https://nchmf.gov.vn).

   1.1.3. Nắng nóng:

Năm 2023 đã xuất hiện 20 đợt nắng nóng diện rộng, tính từ năm 2017 đến nay thì năm 2023 là năm xuất hiện nhiều đợt nắng nóng diện rộng nhất và nhiều hơn 5 đợt so với TBNN. Đợt nắng nóng kéo dài nhất là 24 ngày ở Trung và Nam Trung Bộ (từ ngày 05-28/8/2023). Ngoài ra, trong đợt nắng nóng từ ngày 04-07/5, đã có 03 ngày nắng nóng đặc biệt gay gắt (từ ngày 05-07/5) ở phía Tây Bắc Bộ và Trung Bộ, nhiều nơi có nhiệt độ cao nhất vượt GTLS, đặc biệt giá trị 44,20C đo được tại Tương Dương (Nghệ An) là giá trị nhiệt độ ngày cao nhất trên cả nước đã từng được quan trắc.

Trong hầu hết các tháng đều có giá trị nhiệt độ cao nhất tuyệt đối ngày vượt GTLS cùng thời kỳ, đặc biệt các tháng 5 và 6 (Phụ lục Bảng 2- Bảng 19, 20).

   1.2. Phân tích, đánh giá tình hình nhiệt độ, lượng mưa

 1.2.1. Nhiệt độ:      

  Nhiệt độ trung bình trên cả nước trong năm 2023 phổ biến cao hơn từ 0,5-1,50C so với TBNN; đặc biệt tháng 02, tháng 7, tháng 10 và tháng 11 tại Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ và Trung Trung Bộ có nền nhiệt độ phổ biến cao hơn từ 1,5-2 0C so với TBNN. Đáng chú ý nhiệt độ trung bình trên toàn quốc trong năm 2023 là 24,50C cao hơn TBNN là 1,09  0C và được ghi nhận là năm có mức nhiệt độ trung bình cao thứ hai trong chuỗi số liệu quan trắc (năm 2019 là năm có nhiệt độ trung bình trên toàn quốc cao nhất với giá trị là 25,10C, cao hơn TBNN là 1,210C) (Hình 1).

1.2.2. Lượng mưa:

Năm 2023, Tổng lượng mưa (TLM) trên cả nước phổ biến 1.200-2.500 mm; một số nơi miền Đông Nam Bộ (trong đó có Thành phố Hồ Chí Minh) có TLM phổ biến 2.500-4.000 mm. Bên cạnh đó, khu vực Nam Bộ có TLM cao hơn phổ biến 20-50% TBNN (Hình 2).

 

 

2. Dự báo xu thế khí hậu từ tháng 01 đến tháng 12 năm 2024

2.1 Hiện tượng ENSO
          Hiện tượng El Nino có khả năng còn duy trì đến hết mùa xuân năm 2024 với xác suất khoảng trên 90%, sau đó có xu hướng chuyển dần sang trạng thái trung tính vào những tháng mùa hè với xác suất khoảng 60-70%. Trong nửa cuối năm 2024, nhiệt độ mặt nước biển khu vực xích đạo trung tâm Thái Bình Dương (khu vực NINO3.4) có xu hướng giảm dần và trạng thái ENSO có khả năng chuyển sang pha La Nina vào các tháng cuối năm 2024.

  2.2. Nhận định xu thế khí hậu từ tháng 01-06/2024
          2.2.1. Xu thế các hiện tượng khí hậu cực đoan:
        - Bão, ATNĐ: Từ tháng 01-6/2024, trên Biển Đông ít có khả năng xuất hiện bão/ATNĐ..
        - Mưa lớn, dông, lốc, sét, mưa đá:  khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ đề phòng dông, lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh trong các tháng chuyển mùa (tháng 4, 5/2024).
        - Nắng nóng: Hiện tượng nắng nóng tại khu vực Nam Bộ có khả năng đến sớm và xuất hiện nhiều hơn so với TBNN.
        - Khô hạn: Khu vực Nam Bộ, từ tháng 02-4/2024 ít có khả năng xuất hiện mưa mưa trái mùa, do vậy tình trạng khô hạn còn tiếp diễn trong thời kỳ này.
        - Mùa mưa tại khu vực Nam Bộ xuất hiện phù hợp với quy luật khí hậu. Từ tháng 6/2024 gió mùa Tây Nam có xu hướng hoạt động mạnh hơn so với trung bình.
          - Khả năng tác động đến môi trường, điều kiện sống, cơ sở hạ tầng, các hoạt động kinh tế-xã hội: Gió mùa Đông Bắc vào các tháng từ 01-4/2024 và gió mùa Tây Nam từ tháng 6/2024 có khả năng gây ra gió mạnh, sóng lớn ảnh hưởng đến các hoạt động trên các vùng biển. Ngoài ra, hiện tượng dông, lốc, sét và nắng nóng gây ảnh hưởng tiêu cực đến các hoạt động sản xuất nông nghiệp và sức khỏe cộng đồng ở các khu vực chịu tác động.
          2.2.2. Xu thế nhiệt độ trung bình (NĐTB):
          Từ tháng 01-6/2024, trên phạm vi toàn quốc NĐTB phổ biến cao hơn khoảng 1,0-1,50C so với TBNN (Hình 3)
         2.2.3. Xu thế lượng mưa (Hình 4)
        Từ tháng 01-3/2024 TLM khu vực Nam Bộ thấp hơn từ 10-20% so với TBNN.
        Từ tháng 4-6/2024 TLM khu vực Nam Bộ phổ biến xấp xỉ so với TBNN.
        2.3. Nhận định xu thế nhiệt độ, lượng mưa từ tháng 7-12/2024
         2.3.1. Xu thế các hiện tượng khí hậu cực đoan:
         Từ tháng 7-12/2024, số lượng bão và ATNĐ hoạt động trên khu vực Biển Đông, cũng như ảnh hưởng đến đất liền có khả năng ở mức xấp xỉ so với TBNN và tập trung nhiều vào thời kỳ nửa cuối mùa mưa bão. Từ tháng 7-9, bão và ATNĐ sẽ ảnh hưởng đến các tỉnh miền Bắc, từ khoảng tháng 9-12/2024 sẽ ảnh hưởng đến các tỉnh Miền Trung đến phía Nam.
          Từ tháng 7-9/2024, nắng nóng xảy ra chủ yếu ở khu vực Bắc Bộ và Trung Bộ nên ít xảy ra ở Nam Bộ, tuy nhiên nắng nóng có khả năng xảy ra nhiều hơn so với TBNN cùng thời kỳ.
          Trong nửa cuối mùa mưa bão năm 2024, tại khu vực Trung Bộ lượng mưa có khả năng ở mức xấp xỉ đến cao hơn so với TBNN cùng thời kỳ.
          Khả năng tác động đến môi trường, điều kiện sống, cơ sở hạ tầng, các hoạt động kinh tế-xã hội: Trong các tháng nửa cuối năm 2024 đề phòng gió mạnh, sóng lớn trên biển do tác động của bão/ATNĐ và gió mùa Tây Nam ở vùng biển Giữa và Nam Biển Đông và KKL từ tháng 11-12/2024 ở khu vực Biển Đông có khả năng gây ảnh hưởng đến các hoạt động trên các vùng biển. Ngoài ra, hiện tượng dông, lốc, sét, mưa đá sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực đến các hoạt động sản xuất nông nghiệp và các hoạt động dân sinh ở những khu vực chịu tác động.
          2.3.2. Xu thế nhiệt độ:
        Trong thời kỳ từ tháng 7-9/2024, nhiệt độ trung bình phổ biến ở mức cao hơn so với TBNN cùng thời kỳ; từ tháng 10-12/2024, nhiệt độ trun bình có xu hướng ở mức xấp xỉ so với TBNN cùng thời kỳ.
          2.3.3. Xu thế lượng mưa:
          Từ tháng 7-9/2024, TLM tại các khu vực trên phạm vi toàn quốc có xu hướng xấp xỉ với giá trị TBNN cùng thời kỳ. Thời kỳ từ tháng 10-12/2024, tại các tỉnh thuộc Trung Bộ lượng mưa có khả năng ở mức cao hơn so với TBNN, các khu vực khác lượng mưa ở mức xấp xỉ so với TBNN cùng thời kỳ.

 

 

Phòng Khí tượng thủy văn và Biến đổi khí hậu tổng hợp

 

 

 

 

 

Nguồn: Bản tin dự báo Khí hậu thời hạn năm phạm vi cả nước từ website của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia.        

 

 


Số lượt người xem: 176    

TIN MỚI HƠN

TIN ĐÃ ĐƯA

Xem tiếp
Xem theo ngày Xem theo ngày
Tìm kiếm