Object reference not set to an instance of an object.
 

SỐ LƯỢT TRUY CẬP

4
9
8
5
0
2
2
6
Công tác khí tượng thủy văn - Phòng chống thiên tai 23 Tháng Giêng 2024 4:45:00 CH

Thông tư số 27/2023/TT-BTNMT ngày 29 tháng 12 năm 2023 của Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành Quy trình kỹ thuật dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn trong điều kiện bình thường

Ngày 29 tháng 12 năm 2023, Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành Quy trình kỹ thuật dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn trong điều kiện bình thường tại Thông tư số 27/2023/TT-BTNMT, thay thế Thông tư số 40/2016/TT-BTNMT ngày 19 tháng 12 năm 2016  với các nội dung lưu ý sau:

          - Về phạm vi điều chỉnh, Thông tư quy định về quy trình kỹ thuật dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn trong điều kiện bình thường, trong đó Khí tượng thủy văn trong điều kiện bình thường là trạng thái, diễn biến ổn định của thời tiết, khí hậu, các yếu tố thủy văn, hải văn ở một khu vực, vị trí với khoảng thời gian xác định (Điều 3).

          - Về đối tượng áp dụng: Thông tư áp dụng đối với hệ thống dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn quốc gia và các tổ chức, cá nhân có hoạt động liên quan đến dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

            -Các yếu tố và hiện tượng dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn được quy định chi tiết tại Điều 4 (Khoản 1 quy định về khí tượng, Khoản 2 quy định về thủy văn, Khoản 3 quy định về hải văn).

- CLIM là bản tin số liệu khí hậu hằng tháng được phát báo trong nước.

          - ENSO là viết tắt của các từ ghép El Nino Southern Oscillation (El Nino- Dao động Nam) để chỉ cả hai hiện tượng El Nino và La Nina và có liên quan với dao động của khí áp giữa 02 bờ phía Đông Thái Bình Dương với phía Tây Thái Bình Dương- Đông Ấn Độ Dương.

          - Các bước cơ bản thực hiện dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn trong điều kiện bình thường quy định tại Điều 5 như sau:

 
   

 

 

 

 

 

 

 

 

            Trong đó một số quy định chung thực hiện các bước dự báo, cảnh báo được bổ sung, điều chỉnh so với Thông tư số 40/2016/TT-BTNMT như sau:

          + Bước 1. Thu thập, xử lý các loại thông tin, dữ liệu

v  Bổ sung quy định “Thu thập số liệu, dữ liệu về môi trường, điều kiện sống, cơ sở hạ tầng, các hoạt động kinh tế- xã hội (nếu có)”;

v   Điều chỉnh quy định “Đánh giá tính đầy đủ, chính xác của các loại dữ liệu đã thu thập và bổ sung, chỉnh lý, chuẩn hóa số liệu, tính sai số của các sản phẩm tham khảo dự báo hiện có đến thời điểm làm dự báo”.

          + Bước 2. Phân tích, đánh giá hiện trạng

v  Bổ sung nội dung “Phân tích số liệu, dữ liệu về môi trường, điều kiện sống, cơ sở hạ tầng, các hoạt động kinh tế - xã hội (nếu có)”;

v  Quy định “Trong quá trình phân tích dữ liệu, nếu phát hiện có khả năng xuất hiện các hiện tượng khí tượng thủy văn nguy hiểm thì thực hiện thêm quy trình kỹ thuật dự báo, cảnh báo hiện tượng khí tượng thủy văn nguy hiểm tương ứng” (quy trình được ban hành tại Thông tư số 25/2022/TT-BTNMT ngày 25 tháng 12 năm 2022).

+ Bước 3. Thực hiện các phương án dự báo, cảnh báo

          Việc thực hiện phương án dự báo, cảnh báo phải áp dụng tối thiểu một trong các phương án được quy định cụ thể với từng loại bản tin.

          + Bước 4. Thảo luận dự báo, cảnh báo

          Quy định thời gian tối thiểu thực hiện Thảo luận dự báo, cảnh báo thực hiện trước khi ban hành bản tin và nội dung thảo luận.

          + Bước 5. Xây dựng bản tin dự báo, cảnh báo

          Quy định việc xây dựng nội dung bản tin được thực hiện theo quy định tại Thông tư số 08/2022/TT-BTNMT ngày 05 tháng 7 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về loại bản tin và thời hạn dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn.

          + Bước 6. Cung cấp bản tin dự báo, cảnh báo

          Điều chỉnh cơ quan được cung cấp bản tin dự báo, cảnh báo: “các cơ quan chỉ đạo, chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, đài phát thanh, đài truyền hình và các cơ quan khác khi có yêu cầu”.

          + Bước 7. Bổ sung bản tin dự báo

          Trong trường hợp phát hiện các yếu tố dự báo có diễn biến bất thường, cần bổ sung một số bản tin xen kẽ giữa các bản tin chính. Việc bổ sung bản tin được thực hiện từ Bước 1 đến Bước 6.

          + Bước 8. Đánh giá chất lượng dự báo, cảnh báo

          Việc đánh giá chất lượng dự báo bao gồm nội dung “Đánh giá tính đầy đủ, kịp thời” và “Đánh giá độ tin cậy bản tin”, được quy định tương ứng với từng loại bản tin, được quy định kỹ thuật tại các Thông tư chuyên ngành.

          Bên cạnh đó, mỗi loại bản tin có điều chỉnh, bổ sung các quy định chi tiết kỹ thuật chuyên ngành.

          - Về bố cục, các quy trình dự báo, cảnh báo từng loại bản tin quy định theo thời hạn từ cực ngắn, ngắn, vừa đến thời hạn dài, mùa, năm; trong đó Điều 6 – Điều 7 dự báo khí tượng, Điều 8 – Điều 10 dự báo khí hậu, Điều 11 – Điều 14 dự báo thủy văn, Điều 15 – Điều 16 dự báo nguồn nước, Điều 17 – Điều 19 dự báo hải văn, bổ sung Thông tư số 40/2016/TT-BTNMT về dự báo khí tượng nông nghiệp tại Điều 20 –Điều 23.

 

          - Thông tư bổ sung Điều 24 quy định Quy trình kỹ thuật dự báo khí tượng thủy văn chuyên đề theo yêu cầu của người sử dụng, trong đó yêu cầu các bước 1-5 xây dựng bản tin phải phù hợp với “hiện tượng, thời hạn, khu vực dự báo theo yêu cầu của người sử dụng”, việc cung cấp, bổ sung và đánh giá bản tin thực hiện theo sự thỏa thuận thống nhất giữa 2 bên dựa trên quy định pháp luật.       

 

 

Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 02 năm 2024.


Số lượt người xem: 204    

TIN MỚI HƠN

TIN ĐÃ ĐƯA

Xem tiếp
Xem theo ngày Xem theo ngày
Tìm kiếm