• Sống thân thiện với môi trường
 

SỐ LƯỢT TRUY CẬP

4
9
8
4
2
5
2
0
Tin tức sự kiện 21 Tháng Mười Hai 2012 8:40:00 SA

Làm rõ thêm nội dung Dự thảo Luật Tài nguyên, Môi trường biển và hải đảo

Ngày 19/12, tại Hà Nội, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã tổ chức Hội thảo đóng góp ý kiến đối với Dự thảo Luật Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo, tham dự có đại diện các Bộ, ngành liên quan, các nhà khoa học, chuyên gia trong lĩnh vực này.   
 Thứ trường Bộ Tài nguyên và Môi Trường Chu Phạm Ngọc Hiển cho biết: 13 Bộ có liên quan đến quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, hải đảo đều thống nhất ý kiến về sự cần thiết ban hành Luật Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo cũng như phạm vi điều chỉnh và những quan điểm, chủ trương chính sách lớn cần được thể chế trong Luật. Hội thảo này nhằm làm rõ thêm sự cần thiết ban hành, quan điểm, nguyên tắc, phạm vi điều chỉnh và bố cục của Dự thảo Luật Tài nguyên, Môi trường Biển và Hải đảo để tránh mâu thuẫn, chồng chéo trong hệ thống pháp luật. Đồng thời giải trình, tiếp thu ý kiến đóng góp của các Bộ, ngành, nhất là trong những vấn đề còn có những ý kiến khác nhau.    
 Các đại biểu đã có những ý kiến đề nghị nghiên cứu sửa đổi, bổ sung những nội dung còn thiếu hoặc chưa hợp lý như: Luật cần quy định cụ thể để thuận tiện cho việc triển khai thực hiện; cần đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất với các Văn bản quy phạm pháp luật có liên quan; cần làm rõ phạm vi điều chỉnh trên các đảo vào trong nội thủy liên quan đến các Luật chuyên ngành khác; cụ thể hóa một số nội dung trong dự án Luật như đảo, ranh giới trên biển, năng lượng biển…; bổ sung thêm các nội dung về phát triển khoa học công nghệ phục vụ khai thác, sử dụng và bảo vệ tài nguyên, môi trường biển và hải đảo…   
 Dự thảo Luật Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo dự kiến gồm 10 chương, gồm: Chương I: Những quy định chung; Chương II: Quản lý hoạt động điều tra cơ bản, nghiên cứu khoa học biển và hải đảo; Chương III: Chiến lược, quy hoạch khai thác, sử dụng tài nguyên biển và hải đảo; Chương IV: Quản lý hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên biển và hải đảo; Chương V: Bảo vệ môi trường biển và hải đảo; Chương VI: Nguồn lực quản lý, bảo vệ tài nguyên và môi trường biển và hải đảo; Chương VII: Hợp tác quốc tế về tài nguyên và môi trường biển và hải đảo; Chương VIII: Trách nhiệm quản lý tổng hợp tài nguyên và môi trường biển và hải đảo; Chương IX: Kiểm tra, giám sát các hoạt động điều tra cơ bản, khai thác, sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường biển và hải đảo; Chương X: Điều khoản thi hành.    
 Việt Nam có chiều dài đường bờ biển trên 3.260 km, vùng biển đặc quyền kinh tế và thềm lục địa rộng gấp khoảng 3 lần diện tích đất liền. Do vậy, biển và hải đảo có vai trò, vị trí quan trọng đối với sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, có chiến lược đặc biệt quan trọng đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong giai đoạn hiện nay cũng như về lâu dài.    

Thanh Tuấn 


Số lượt người xem: 3346    

TIN MỚI HƠN

TIN ĐÃ ĐƯA

Xem tiếp
Xem theo ngày Xem theo ngày
Tìm kiếm