• Sống thân thiện với môi trường
 

SỐ LƯỢT TRUY CẬP

4
9
7
5
7
7
4
5
Tin tức sự kiện 27 Tháng Mười Một 2013 3:55:00 CH

Nợ phí nước thải: “Ăn quỵt” môi trường!

(TN&MT) - Tình trạng doanh nghiệp không chịu kê khai nộp phí bảo vệ môi trường đang diễn ra rất phức tạp, như một minh chứng về việc doanh nghiệp vừa thiếu ý thức trách nhiệm đối với nghĩa vụ xử lý nguồn gây ô nhiễm, vừa thiếu ý thức tuân thủ pháp luật của Nhà nước khiến cho dư luận hết sức bất bình.
Chây ì, lách lut
 
Nhìn nhận từ thực tế qua các vụ vi phạm ô nhiễm môi trường được các cơ quan chức năng, người dân và công luận phát hiện, vạch trần hành vi vi phạm pháp luật cho thấy, không ít các doanh nghiệp đang tìm cách bao biện cho việc vi phạm của họ là do chưa “hiểu” thủ tục kê khai hoặc cho rằng đã nộp phí duy tu bảo dưỡng cơ sở hạ tầng tại khu công nghiệp, khu chế xuất nên không phải nộp phí môi trường(?!).
 
Hiện, cả nước có gần 300 khu công nghiệp với diện tích trên 80.000 ha và gần 880 cụm công nghiệp do địa phương thành lập, quản lý. Tuy nhiên, tỷ lệ các khu công nghiệp có trạm xử lý nước thải tập trung chỉ chiếm 66%, nhiều khu công nghiệp đi vào hoạt động đã lâu nhưng phớt lờ quy định xây dựng hệ thống xử lý nước thải.
Theo Cục cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường (Bộ Công an), vi phạm pháp luật bảo vệ môi trường trong lĩnh vực xử lý nước thải của các doanh nghiệp hết sức tinh vi. Vin vào lý do chi phí xử lý nước thải cao, các doanh nghiệp đã trốn tránh bằng cách xây dựng hệ thống ống thoát ngầm, lắp đặt máy bơm để xả thải ra môi trường. Họ thường xả thải vào ban đêm, ngày nghỉ, ngày lễ; vận hành không đúng quy trình xử lý; một số doanh nghiệp vận chuyển chất thải nguy hại đổ ở ngay đồng ruộng, ao hồ gần kề.
 
 
Lâu nay đã có rất nhiều ý kiến cho rằng, chế tài thu phí môi trường đối với hệ thống doanh nghiệp còn nhiều kẽ hở, đặc biệt là thiếu sự ràng buộc chặt chẽ giữa việc xử dụng nước và xả nước thải. Việc thu phí nước thải sinh hoạt của người dân đang diễn ra thuận lợi, bởi chỉ việc căn cứ vào hóa đơn sử dụng nước sạch để tính mức thu và cơ quan cấp nước hoàn toàn có thể dùng biện pháp ngừng cấp nước đối với các hộ không thực hiện nghĩa vụ này.
 
 Vì sao không thể áp dụng biện pháp mạnh này đối với doanh nghiệp là đối tượng kinh doanh, xả nước thải có hàm lượng gây ô nhiễm lớn đến môi trường ? Nếu áp dụng như với các hộ dân thì chỉ cần căn cứ vào đồng hồ đo lượng nước thải và dùng biện pháp ngừng cấp nước nếu doanh nghiệp không nộp phí môi trường, chắc chắn việc thu phí môi trường đối với doanh nghiệp sẽ đơn giản hơn nhiều. Khi đó không chỉ ngăn chặn được nạn trốn phí môi trường, mà còn tạo ra sự bình đẳng xã hội giữa người dân và doanh nghiệp trước pháp luật.
 
Theo thống kê, tỷ lệ thu phí nước thải của cả nước còn rất thấp, như 2 thành phố lớn là Hà Nội và TP. HCM chỉ thu được chừng 20 - 30% so với dự kiến. Trên địa bàn cả nước mới có 45/64 tỉnh, thành phố thực hiện việc thu phí, hiện vẫn còn 19 tỉnh, thành phố chưa thực hiện việc thu phí. Với gần 1/3 số địa phương trên cả nước chưa thực hiện việc thu phí, đây thực sự là một tồn tại lớn mà trong thời gian tới cần khắc phục.
 
S x nghiêm!?
 
Nghị định số 25/2013/NĐ-CP về phí BVMT đối với nước thải được Chính phủ ban hành gần đây là một công cụ kinh tế hữu hiệu trong BVMT, góp phần khuyến khích các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân đầu tư công nghệ xử lý chất lượng nước thải, sử dụng nguồn nước tiết kiệm, hiệu quả, hạn chế ô nhiễm môi trường. Một trong những nguyên tắc của Nghị định 25 là bảo đảm tính công bằng giữa các đối tượng nộp phí, chú trọng tới các nguồn thải lớn để thu phí và quản lý nguồn thải; hạn chế sự chồng chéo giữa các đối tượng chịu phí..
 
Theo đó, mức phí thu ước tính cao hơn khoảng 10 lần mức phí cũ. Cụ thể, mức thu phí theo chất gây ô nhiễm trước đây thu tối thiểu là 100 đồng/kg và tối đa là 300 đồng/kg đối với chất COD, thì mức thu mới sẽ tăng lên gấp 10 lần. Tương tự với các chất khác cũng sẽ tăng từ 6 – 10 lần.
 
Ngoài mức phí cố định nêu trên, các doanh nghiệp xả nước thải với khối lượng từ 30 m3/ngày đêm trở lên thì nộp phí biến đổi đối với 2 chất gây ô nhiễm là nhu cầu ôxy hoá học (COD) và chất rắn lơ lửng (TSS) theo khung mức đối với từng chất lần lượt từ 1.000 – 3.000 đồng/kg và 1.200 – 3.200 đồng/kg (thay vì mức khung từ 100 – 300 đồng/kg và từ 200 – 400 đồng/kg quy định tại Nghị định 67). Riêng các doanh nghiệp có nước thải chứa kim loại nặng thì mức phí cố định nêu trên được nhân thêm với hệ số K từ 2 – 21 tùy vào lượng nước xả thải của đơn vị tính theo m3/ngày đêm.
 
Nghị định góp phần giảm tải khối lượng công việc cũng như chi phí của DN sản xuất và cơ quan thu phí trong việc kê phai, nộp phí đối với nhóm các cơ sở có khối lượng nước thải ít (dưới 30m3/ngày đêm), do chỉ phải nộp một khoản phí cố định cho cả năm sản xuất.
 
                                                                                                                                Phương Anh

Số lượt người xem: 3997    

TIN MỚI HƠN

TIN ĐÃ ĐƯA

Xem tiếp
Xem theo ngày Xem theo ngày
Tìm kiếm